Trang chủ Xã hội học Các lý thuyết về lệch lạc (Deviance Theories)

Các lý thuyết về lệch lạc (Deviance Theories)

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 594 views

Kể từ khi trở thành một ngành học độc lập, xã hội học đã nghiên cứu những nguyên nhân của hành vi lệch lạc, kiểm tra lý do tại sao một số người tuân thủ các quy tắc, các kỳ vọng xã hội và lý do tại sao những người khác thì không. Thông thường, các lý thuyết xã hội học về lệch lạc giải thích rằng các khía cạnh của mối quan hệ xã hội của cá nhân môi trường xã hội mà họ đang sống, làm việc hỗ trợ giải thích những hành động lệch lạc. Điều này nhấn mạnh vào kinh nghiệm xã hội và cách thức kinh nghiệm xã hội đóng góp cho hành vi lệch lạc, trái ngược với sự tập trung vào các trạng thái nội tâm của cá nhân được nghiên cứu bởi các ngành như tâm lý học và tâm thần học.

Các lý thuyết xã hội học có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu nguồn gốc của các vấn đề xã hội như tội phạm, bạo lực, và bệnh tâm thần và trong việc giải thích làm thế nào những vấn đề có thể được khắc phục. Bằng cách xác định nguyên nhân của sự lệch lạc, các lý thuyết tiết lộ những khía cạnh của môi trường xã hội ảnh hưởng đến hành vi của các cá nhân và nhóm. Hơn nữa , các lý thuyết cho thấy sự thay đổi trong những ảnh hưởng này có thể mang lại những thay đổi trong mức độ của hành vi lệch lạc. Nếu một lý thuyết xác định rằng một tập hợp các yếu tố gây ra hành vi lệch lạc, sau đó nó cũng ngụ ý rằng loại bỏ hoặc thay đổi những yếu tố trong môi trường sẽ thay đổi cấp độ của sự lệch lạc. Bằng cách phát triển các chính sách hoặc biện pháp được chỉ ra bởi các lý thuyết xã hội học, các cơ quan chính phủ hoặc các chương trình tập trung vào các vấn đề như tội phạm hay bạo lực có nhiều khả năng thành công trong việc kéo giảm hành vi tội phạm hay bạo lực

Mặc dù có vai trò quan trọng, lý thuyết lệch lạc có những bất đồng về nguyên nhân chính xác của hành vi lệch lạc. Một số lý thuyết gia quan tâm đến các cơ cấu của xã hội và các nhóm hoặc các khu vực địa lý trong xã hội, giải thích lệch lạc do điều kiện xã hội, trong đó sự lệch lạc có nhiều khả năng để phát triển. Những người khác giải thích hành vi lệch lạc bằng cách sử dụng các đặc điểm của các cá nhân, tập trung vào những đặc điểm được đánh giá cao nhất liên quan đến việc học hành vi lệch lạc. Các giả thuyết khác xem sự lệch lạc một vị thế xã hội được gán bởi một nhóm hoặc một người lên những người khác, một vị thế được áp đặt bởi những người hoặc nhóm quyền lực để bảo vệ các vị trí quyền lực của họ. Những lý thuyết này giải thích lệch lạc do sự khác nhau về quyền lực giữa các cá nhân hoặc nhóm.

Các lý thuyết về sự lệch lạc cũng khác nhau liên quan đến khía cạnh thứ hai,  tập trung nhân quả . Chính điều này đã chia thành hai nhóm lý thuyết, nhóm giải thích nguồn gốc xã hội của hành vi vi phạm chuẩn mực và nhóm giải thích phản ứng của xã hội đối với sự lệch lạc. Lý thuyết nguồn gốc xã hội tập trung vào các nguyên nhân vi phạm chuẩn mực. Thông thường , những lý thuyết xác định các khía cạnh của môi trường xã hội kích hoạt các vi phạm chuẩn mực; các điều kiện xã hội mà trong đó các hành vi vi phạm có nhiều khả năng xảy ra. Ngược lại, lý thuyết phản ứng xã hội cho rằng sự lệch lạc thường là một vấn đề của xây dựng xã hội (social construction) , một tình trạng bị áp đặt bởi một người hoặc một nhóm lên những người khác và một tình trạng mà cuối cùng có thể ảnh hưởng đến hành vi tiếp theo của người lệch lạc (deviant). Lý thuyết phản ứng xã hội cho rằng một số cá nhân và các nhóm có thể được chỉ định hoặc được dán nhãn là lệch lạc và quá trình dán nhãn có thể gài bẫy hoặc nhấn chìm những cá nhân hoặc các nhóm trong một vai trò xã hội lệch lạc.

Các lý thuyết lệch lạc, theo đó, được phân loại thành 4 nhóm:

Nhóm thứ nhất, lý thuyết nguồn gốc ở cấp vĩ mô , tập trung vào các nguyên nhân vi phạm chuẩn mực liên quan đến điều kiện cơ cấu trong xã hội. Những lý thuyết này thường xem xét những ảnh hưởng của các đặc điểm cấu trúc như  dân số hay các cộng đồng như mức độ đói nghèo , mức độ hòa nhập cộng đồng , hoặc mật độ và phân bố độ tuổi của người dân …tỷ lệ lệch lạc . Các lý thuyết này có khả năng vận dụng trong lĩnh vực chính sách công để giảm mức độ lệch lạc. Thông thường, các lý thuyết làm nổi bật sự cần thiết phải thay đổi đặc điểm cấu trúc của xã hội , chẳng hạn như mức độ đói nghèo, làm gia tăng hành vi lệch lạc.

Nhóm thứ hai, các lý thuyết nguồn gốc cấp độ vi mô, các lý thuyết này tập trung vào các đặc tính của cá nhân lệch lạc và môi trường xã hội cá nhân đang sống . Các lý thuyết thường xét mối quan hệ giữa sự tham gia của một người trong sự lệch lạc và các đặc điểm như sự ảnh hưởng của các đồng nghiệp và những người quan trọng , suy nghĩ của họ về sự lệch lạc và sự tuân thủ, và nhận thức của họ về hình phạt đối hành vi lệch lạc . Xét về tác động của các lý thuyết này đối với chính sách công, lý thuyết nguồn gốc cấp độ vi mô nhấn  mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ các cá nhân trong việc chống lại những ảnh hưởng tiêu cực, đồng thời cũng gia tăng gắn kết để họ tuân thủ theo các lối sống và các hoạt động phù hợp.

Nhóm thứ ba, có thể đặt tên là lý thuyết phản ứng cấp độ vi mô (microlevel reaction theories). Các lý thuyết này ghi nhận tầm quan trọng của các  khía cạnh phản ứng giữa các cá nhân có thể bêu xấu hoặc dán nhãn cá nhân lệch lạc và qua đó củng cố địa vị xã hội lệch lạc của mình . Theo các giả thuyết này , phản ứng với sự lệch lạc có thể có tác dụng không mong muốn của việc tăng khả năng của hành vi lệch lạc tiếp theo. Bởi vì dán nhãn có thể làm tăng mức  độ lệch lạc , lý thuyết phản ứng ở cấp vi mô cho rằng các cơ quan kiểm soát xã hội ( ví dụ như cảnh sát , tòa án, hệ thống cải huấn ) nên áp dụng chính sách “không can thiệp”.

Nhóm thứ tư, các lý thuyết phản ứng ở cấp độ vĩ mô, các lý thuyết này nhấn mạnh các điều kiện cấu trúc trong xã hội có liên quan đến việc gán cho một nhóm hoặc bộ phận của xã hội là kẻ lệch lạc. Những lý thuyết này có xu hướng nhấn mạnh tầm quan trọng của các đặc điểm cấu trúc của dân số, các nhóm, các cùng địa lý, ví dụ như mức độ bất bình đẳng về kinh tế hoặc sự tập trung của quyền lực chính trị trong cộng đồng hoặc xã hội lớn hơn. Theo các lý thuyết này, các nhóm quyền lực áp đặt vị thế của kẻ lệch lạc như là cơ chế để kiểm soát các nhóm có nguy cơ đe dọa đến vị thế của nhóm có quyền lực.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]