Trang chủ Xã hội học Giao lưu văn hóa và Hội nhập văn hóa

Giao lưu văn hóa và Hội nhập văn hóa

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 373 views

Giao lưu văn hóa là gì?

Giao lưu văn hóa là khái niệm được sử dụng khá phổ biến. Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng có thể thống nhất ở quan niệm cho rằng: giao lưu văn hóa là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm.

Giao lưu văn hóa là hiện tượng phổ biến, vận động thường xuyên của xã hội, vừa gắn liền với tiến hóa xã hôi vừa gắn kiền với sự phát triển văn hóa. Giao lưu văn hóa là hiện tượng tất yếu do tính tất yếu của sự tiếp xúc và trao đổi với nhau trong cộng đồng, đặc biệt là trong sản xuất và trao đổi. Có thể nói, chúng vừa là kết quả của trao đổi, vừa là chính bản thân sự trao đổi.

Hội nhập văn hóa là gì?

Hội nhập văn hóa được hiểu là những diễn tiến xã hội như sự đồng hóa, sự  xã hội hóa và sự nghi ngờ với văn hóa.

Ví dụ: Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng thì rất nhiều nông dân đã bỏ thôn quê ra đô thị làm ăn sinh sống. Để không bị lạc điệu, người nông dân phải làm quen dần và thích nghi dần với môi trường sống. Đó chính là quá trình hội nhập của người nông dân vào cuộc sống đô thị trong hoàn cảnh mới. Họ buộc phải từ bỏ những mối quan hệ cũ, nếp sống cũ (quan hệ gia tộc, thân hữu quen thuộc ở nông thôn, nếp sống dân quê…) để xây dựng và phát triển những quan hệ mới với những người ở đô thị, làm quen và thích nghi với những điều kiện mà vốn trước đó hoàn toàn xa lạ đối với họ.

Vậy sự hội nhập vừa có ý nghĩa như là một diễn tiến, vừa như là kết quả và luôn luôn diễn ra không ngừng trong cuộc sống con người.

Hội nhập văn hóa có tính chất tương đối.

Có thể thấy quá trình hội nhập văn hóa qua khuôn mẫu tác phong và ở lĩnh vực văn hóa chung. Con người trong xã hội không thể sống cô lập mà luôn luôn có mối tương quan với người khác, với khuôn mẫu tác phong được mọi người thừa nhận, chia sẻ và được tổng quát hóa.

Ở góc độ định chế, sự hội nhập diễn ra hoặc từng phần, hoặc toàn bộ vai trò theo đúng khuôn mẫu mà xã hội mong đợi. Trong một định chế thường có định chế chủ yếu và các yếu tố phụ thuộc, chúng luôn luôn có mối quan hệ tương hỗ với nhau, bổ sung cho nhau. Còn trong hội nhập văn hóa thì tất cả các định chế chủ yếu của sự phối hợp vững chắc với nhau nhưng văn hóa luôn có sự chuyển biến không đồng đều, thậm chí khác hướng và có tốc độ khác nhau giữa các thành phần, do đó một định chế nào đó có thể phát triển chậm hơn một truyền thống. Một phong tục cũng vậy, dù là hủ tục, cũng không dễ gì một sớm một chiều có thể xóa bỏ chúng. Quan sát tiến trình xóa bỏ phong tục, tập quán làm ăn cũ hoặc phong trào xây dựng gia đình văn hóa mới hiện nay ta thấy rõ tính đa dạng, phức hợp của vấn đề này.

(Nguồn tài liệu: TS. Nguyễn Thế Phán, Giáo trình Xã hội học, NXB Lao động Xã Hội)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net