Trang chủ Giáo dục Kỹ năng là gì? Sự hình thành kỹ năng

Kỹ năng là gì? Sự hình thành kỹ năng

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 772 views

Khái niệm kĩ năng.

Kĩ năng – khả năng vận dụng tri thức (khái niệm, cách thức, phương pháp..) để giải quyết một nhiệm vụ mới.

Bất cứ kĩ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lí thuyết. Cơ sở lí thuyết đó là tri thức. Sở dĩ như vậy là vì, xuất phát từ cấu trúc kĩ năng (phải hiểu mục đích, biết cách thức đi đến kết quả và hiểu những điều kiện cần thiết để triển khai các cách thức đó).

Quan hệ giữa tri thức và đối tượng.

Tri thức và đối tượng là hai phạm trù khác nhau. Tri thức là kết quả của sự phản ánh. Đối tượng (sự vật hiện tượng) là tồn tại khách quan. Vì vậy muốn khám phá đối tượng cần phải có tri thức hướng dẫn. Sự vận dụng tri thức để khám phá, biến đổi (tất nhiên qua đó cũng thu được thông tin mới) chính là kĩ năng. Trong thực tế dạy học, sinh viên thường gặp khó khăn khi vận dụng tri thức vào việc giải quyết bài tập cụ thể chính là do tri thức không chắc chắn, khái niệm trở nên chết cứng và không biến thành cơ sở của kĩ năng.

Muốn tri thức là cơ sở của kĩ năng thì tri thức đó phải phản ánh đầy đủ thuộc tính của bản chất, được thử thách trong thực tiễn và tồn tại trong ý thức với tư cách là công cụ của hành động.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kĩ năng.

  • Nội dung của bài tập, nhiệm vụ đặt ra được trừu tượng hóa sẵn sàng hay bị che phủ bởi những yếu tố phụ làm lệch hướng tư duy có ảnh hưởng đến sự hình thành kĩ năng.
  • Tâm thế và thói quen.
  • Có khả năng khái quát hóa đối tượng một cách toàn thể.

Sự hình thành kĩ năng.

Thực chất việc hình thành kĩ năng là hình thành cho sinh viên nắm vững một hệ thống phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong bài tập, trong nhiệm vụ và đối chiếu với những hành động cụ thể.

Muốn vậy, khi hình thành kĩ năng cho sinh viên cần:

  • Giúp sinh viên biết cách tìm tòi để nhận xét ra yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm và mối quan hệ giữa chúng.
  • Giúp sinh viên hình thành một mô hình khái quát để giải quyết các bài tập, các đối tượng cùng loại.
  • Xác lập được mối liên quan giữa bài tập mô hình khái quát và các kiến thức tương xứng.
5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net