Trang chủ Giáo dục Kỹ xảo là gì? Đặc điểm và sự hình thành kỹ xảo

Kỹ xảo là gì? Đặc điểm và sự hình thành kỹ xảo

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 716 views

1. Khái niệm kĩ xảo.

Mọi hành động của con người là hành động có ý thức. Cho nên mục đích và các hành động được ý thức ngay từ đầu. Nhưng không phải mọi lúc và mọi khâu của hành động, ý thức cũng có mặt. Cho nên trong một chuỗi hành động, có những khâu, những phần không có hoặc có ít sự tham gia của ý thức. Thành phần tự động hóa đó là kĩ xảo.

Vậy, kĩ xảo là hành động đã được củng cố và tự động hóa.

Có nhiều loại kĩ xảo, như: vận động, đánh máy chữ, đánh đàn, đi xe đạp, trí tuệ, tính toán, đọc…

kỹ xảo là gì

2. Đặc điểm của kĩ xảo.

Kĩ xảo không bao giờ thực hiện đơn độc, tách rời khỏi hành động có ý thức phức tạp. Một hành động có ý thức có nhiều kĩ xảo và kĩ xảo có nhiều lĩnh vực khác nhau thì hành động có ý thức đó càng có nhiều thuận lợi về mặt biện pháp. Cho nên trong hành động có ý thức, kĩ xảo quan hệ nhiều đến biện pháp hoàn thành hành động mà không quan hệ đến mục đích và cách thức hành động.

Mức độ tham gia của ý thức ít, thậm chí có khi cảm thấy không có sự tham gia của ý thức. Nhưng không tuyệt đối, mà ý thức luôn luôn thường trực, lúc có vấn đề ý thức xuất hiện ngay. Nhờ đó, ý thức được tập trung vào mặt phức tạp và sáng tạo của hành động, phạm vi bao quát rộng hơn.

Không nhất thiết theo dõi bằng mắt, mà kiểm tra bằng cảm giác vận động. Do đó, tầm tri giác được mở rộng, tăng tính chính xác và độ nhạy của tri giác.

Động tác thừa, phụ bị loại trừ, những động tác cần thiết ngày càng chính xác, nhanh và tiết kiệm. Do đó làm cho hành động ít tốn năng lượng, tăng tốc độ hoàn thành công việc, có năng suất cao, kết quả đều, chất lượng

Thống nhất giữa tính ổn định và tính linh hoạt có nghĩa là kĩ xảo không nhất thiết gắn liền với một đối tượng và tính huống nhất định. Kĩ xảo có thể di chuyển dễ dàng theo mục đích và tính chất chung của hành động.

3. Sự hình thành kĩ xảo

Để hình thành kĩ xảo cần phải đảm bảo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Làm cho sinh viên hiểu biện pháp hành động thông qua quan sát hành động mẫu, kết quả mẫu, hướng dẫn, chỉ vẽ, kết hợp các cách.

Bước 2: luyện tập. khi luyện tập phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Nắm rõ, chính xác mục đích của luyện tập;
  • Thoi dõi sát sao việc thực hiện để đảo bảo tính chính xác của việc thực hiện;
  • Đủ số lần luyện tập;
  • Bài tập phải là một hệ thống xác định, theo sự kế tục hợp lí, có kế hoạch rõ và nâng dần độ phức tạp.
  • Không được ngắn quãng quá trình luyện tập trong thời gian dài.

Bước 3: Tự động hóa: Sau khi hành động được mô hình hóa, quá trình thực hiện được điều chỉnh, sửa đổi, loại bỏ động tác thừa và chính xác hơn, lúc đó cấu trúc hành động đã thay đổi về chất. Hành động lúc này có tính chất:

  • Bao quát hơn, bớt dần mục tiêu bộ phận;
  • Tiết kiệm, giảm động tác thừa
  • Điêu luyện, ít hoặc không có mặt ý thức
  • Tốc độ nhanh, chất lượng cao và kết quả đều đặn.
  • Chuyển vào một khâu của hành động phức tạp và đã đạt chuẩn nhuần nhuyễn cao. Chính lúc đó kĩ xảo đã hình thành, hành động đã được tự động hóa.
5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net