Chương trình truyền hình là gì?
Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tin bài, bảng tư liệu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả.
Thuật ngữ chương trình “program” trong chương trình truyền hình được hiểu gồm các chương trình như: chương trình “Thời sự”, “Vì an ninh Tổ quốc”, chương trình “Kinh tế”, “Văn hóa”, “Quân đội”, “Phụ nữ”, “Thiếu nhi”, “Trò chơi (show games)”,… được phân bổ theo các kênh chương trình và được thể hiện bằng những nội dung cụ thể qua tin, bài, tác phẩm truyền hình.
Đối với một Đài truyền hình quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc sáng tạo các tác phẩm truyền hình. Một đài truyền hình thường bao gồm có các bộ phận: lãnh đạo quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên. Trong đó phóng viên là người trực tiếp sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình. Các tác phẩm báo chí truyền hình này thể hiện bản lĩnh chính trị, năng lực và trách nhiệm xã hội của nhà báo truyền hình. Uy tín, ảnh hưởng của một đài truyền hình trước hết được quy định bởi khả năng nắm bắt thực tiễn, phát hiện những vấn đề nổi cộm, có ý nghĩa và phản ánh chúng một cách kịp thời tới công chúng khán giả, góp phần nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết và định hướng tư tưởng cho công chúng.
Các tác phẩm tin, bài được phát qua các chương trình truyền hình đều có sự lựa chọn, xắp xếp bố trí hợp lý để giúp khán giả tiếp nhận chương trình một cách đầy đủ, hệ thống, có chiều sâu.
Chương trình truyền hình đề cập tới các vấn đề của đời sống xã hội không phải một cách ngẫu nhiên như tự thân nó có, mà nó thường chuyển tải các loại thông tin từ chương trình này đến chương trình khác, từ ngày này qua ngày khác nhằm phục vụ đối tượng công chúng xác định. Nội dung của nó làm sâu sắc thêm một cách trực tiếp những tư tưởng, chủ đề dần dần tạo thói quen trong ý thức công chúng.
Chương trình theo cách hiểu của truyền thông như là một thế giới phong phú, vô tận những biểu hiện trong bản chất vốn có của nó.
Các loại hình truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyền hình, báo Internet có sự khác biệt trong phương thức phản ánh và tái tạo hiện thực. Bởi mỗi loại hình báo chí ngoài những nét chung đều có những đặc thù riêng. Đặc thù đó tạo ra những nét riêng từ việc sản xuất, tiếp nhận và tiêu dùng sản phẩm. Có thể nói chương trình truyền hình là kêt quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với công chúng truyền hình.
Từ vấn đề trên có thể có các cách tiếp cận:
Thứ nhất, từ phương diện kỹ thuật truyền tải thông tin nhiệm vụ của chương trình là làm sao để đưa ra được lời đáp, lời hướng dẫn cho thực tế khi xây dựng chương trình truyền hình, quy đinh được nguyên tắc phối hợp tin, bài. Đây hoàn toàn là khuynh hướng nghề nghiệp, được nghiên cứu một mặt của việc phản ánh từ sự tiếp xúc xã hội rộng lớn, đến mối quan hệ nhân quả.
Thứ hai, khuynh hướng quan tâm đến ưu thế và biểu hiện ở hiệu quả tác động của hoạt động giao tiếp đại chúng tới hiệu lực của nó. Tuy chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện nhưng cách tiếp cận này cung đưa ra khái niệm chỉ về phần giao tiếp cũng như đặt ra nhưng vấn đề, sự kiện mà nó ảnh hưởng tới cơ cấu, khuynh hướng của chương trình.
Thứ ba, chương trình là hình thức thể hiện thực tế, hình thức vật chất hóa sự tồn tại của truyền hình trong xã hội để truyền tải thông tin đến công chúng truyền hình. Có thể nói nếu không có chương trình thì không còn truyền hình. Nhưng mặt khác, chương trình truyền hình là kết quả hoạt động, là sản phẩm của tập thể cơ quan đài: bộ phận lãnh đạo, bộ phận kỹ thuật, bộ phận nội dung chương trình, bộ phận hậu cần,… tạo nên thuật ngữ chương trình truyền hình cả về mặt sáng tạo và sản xuất chương trình. Cũng như việc sản xuất các sản phẩm khác, có người sản xuất, có người tiêu dùng. Người tiêu dùng sản phẩm báo chí cũng có tác động chi phối tới người làm ra sản phẩm, trong báo chí mối quan hệ đó được thể hiện: nhà báo – tác phẩm – công chúng. Chương trình truyền hình tạo thành chu kỳ khép kín các mắt xích trong chuỗi mắt xích giao tiếp truyền hình.
Tóm lại, chương trình truyền hình là kết quả truyền hình. Trong đó bao gồm các quá trình sáng tạo ra nó từ nhiều công đoạn và tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau. Quá trình tạo dựng kế hoạch và xắp xếp chương trình được gọi là chương trình truyền hình.
Quy trình này có thể được hiểu như sau:
Kế hoạch và các yếu tố xây dựng chương trình truyền hình
Chương trình truyền hình là chương trình tổng hợp của nhiều loại chương trình đề cập đến các vấn đề chính trị- kinh tế – văn hóa – xã hội. Bởi vậy việc xây dựng chương trình phải có khoa học, có kế hoạch mới đảm bảo sự thống nhất trong quá trình truyền thông truyền hình.
Nếu xét về mức độ cơ cấu thì nội dung chương trình truyền hình trước tiên phải hướng tới tư tưởng, chủ đề. Có thể nói tư tưởng là điểm xuất phát để xác định cách thức và khuynh hướng của chương trình. Làm sao để chương trình hay và có tác dụng thiết thực, hiệu quả là vấn đề cần được chú ý. Sự tác động về mặt tư tưởng được biêu hiện trong toàn bộ những yếu tố cơ cấu của chương trình từ thông tin, lựa chọn, bố cục sự kiện, thông qua sự phân tích đánh giá về mặt tư tưởng đến tất cả các thể loại, từ thông báo tin tức đến phân tích, tổng hợp, đánh giá,…
Mục tiêu tư tưởng của chương trình là hình thành được thế giới quan khoa học, tập hợp và thống nhất các thành viên của xã hội, được thể hiện một cách trực tiếp mang tính hệ thống trong các chương trình truyền hình.
Yếu tố chính trị tồn tại năng động, dựa trên tư tưởng, thể hiện một cách trực tiếp, trong ý thức và trong sự cụ thể của những mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng giai đoạn cụ thể. Khi xây dựng chương trình truyền hình phải bám sát những mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển đất nước và chức năng, nhiệm vụ của truyền hình phải làm sao hoàn thành những công việc đó.
Để xây dựng một chương trình truyền hình cần qua các bước:
- Lập kế hoạch tuyên truyền cho từng kênh, từng chương trình từ tổng thể đến cụ thể.
- Bố cục chương trình là sự phân bố và sắp xếp tin bài vào các vị trí xác định, trình bày sao để công chúng theo dõi một cách thuận lợi, nhanh nhất và rõ nét trong việc tiếp cận thông
- Những chương trình truyền hình dựa vào thời gian phát sóng phân ra các chương trình riêng biệt thường có thời lượng được xác định; vào lich cố định và có tín hiệu, nhác hiệu riêng. Việc phân bố chương trình trở thành phương pháp thu hút sự chú ý của công chúng truyền hình.
- Kế hoạch của cơ quan đài truyền hình là sự tạo lập kế hoạch tác phẩm báo chí dựa theo các thể loại để sáng tạo tác phẩm mà truyền hình cần chuyển tới công chúng. Nhưng nếu kế hoạch quý hay tháng còn là giai đoạn tổ chức trong nội bộ đài, thì chương trình truyền hình tuần luôn là hệ thống mở. Chương trình tuần – hình thức và nội dung của truyền hình là vật chất hóa nội dung theo chức năng của nó trong xã hội. Kế hoạch tuần đó là hình thức mà kết quả hoạt động phải đạt tới. Giai đọan quan trọng trong chương trình là phân bố chương trình.
- Mối quan hệ qua lại giữa màn ảnh nhỏ và công chúng là cơ sở để xây dựng các chương trình truyền hình. Mối quan hệ này được thể hiện là công chúng với các chương trình truyền hình thông qua các chuyên mục, thể loại cùng với hoàn cảnh thực tế của người xem, tạo nên việc phân bố chương trình một cách hợp lý. Phương pháp phân bố chương trình là xuất phát từ mục tiêu đảm bảo cho sự tác động của chương trình vào công chúng một cách mạnh mẽ nhất.
- Cách phân bố chương trình phải hướng tới đông đảo công chúng, được bắt đầu từ việc lựa chọn thông tin theo cấp độ ý nghĩa chính trị xã hội của các thông tin đó (phân bố theo nội dung, các giai đoạn chính của nội dung được phát sóng).
- Tính liên tục của các chương trình được tính bằng đặc điểm tâm lý tiếp nhận của công chúng, tức là vấn đề thời gian tối ưu để xem chương trình và qua nó giáo dục thói quen cho công chúng.
Phân bố theo nội dung: là sự phân bổ chương trình theo các địa chỉ cụ thể vào thời điểm đã dự tính trong ngày. Khi chương trình phát sóng còn hạn chế, vấn đề đó không đặt ra, nhưng khi truyền hình đã phát sóng liên tục với thời lượng phát sóng lớn thì phải tính đến, ví dụ như chương trình “Chào buổi sáng, Thời sự, Thể thao, Văn nghệ,…”
Nội dung phân bố theo cụm (khối) nhiều chương trình tạo thành kênh truyền hình có thể phát sóng đồng thời. Mỗi kênh với thời gian vừa phải giúp cho việc định hướng nhằm phục vụ một đối tượng chuyên biệt nào đó hoặc toàn bộ công chúng.
Truyền hình không có khả năng chuyên sâu vào các lĩnh vực, không có khả năng lựa chọn thông tin như ở báo in. Từ đó xuất hiện nhiều kênh truyền hình cùng một lúc đồng thời là để công chúng lựa chọn. Việc xuất hiện nhiều kênh truyền hình dẫn đến vấn đề mới là giao thoa trong phân bố thông tin để xây dựng nội dung phát sóng của các kênh truyền hình.
Nhiều kênh cùng phát sóng một lúc đó là khuynh hướng phát triển chung của truyền hình hiện đại. Đặc điểm cơ bản của truyền hình ngày nay là làm thay đổi nhiệm vụ của chương trình. Đó là khối lượng phát sóng lớn, thời lượng phát sóng ngày càng tăng chiếm nhiều giờ trong một ngày của các chương trình truyền hình từ đài truyền hình trung ương, địa phương, khu vực, các đài thế giới.
Để thu hút sự chú ý của công chúng vào những chương trình có cùng chủ đề, trong điều kiện nhiều kênh phát sóng cùng lúc, khi phân bổ chương trình phải vận dụng nguyên tắc loại trừ, đó là đặc điểm chủ đề của chương trình đồng thời phát sóng trên nhiều kênh khác nhau hay còn gọi là nguyên tắc tác động ngoại trừ.
Sự loại trừ về mặt chủ đề cần dựa trên việc phân chia thành các chương trình, làm sao để một trong các chương trình đó phục vụ đông đảo công chúng (như chương trình “Phim truyện”, các chương trình trò chơi, sân khấu, văn nghệ,…), còn các chương trình khác thì phục vụ các nhóm công chúng chuyên biệt, ví dụ như kênh này phát thể thao thì kênh khác là các chương trình văn nghệ, trò chơi hoặc chương trình quân đội, chương trình phụ nữ,…
Sự giao thoa giũa các kênh và việc xây dựng chương trình là hai mặt của quá trình truyền tải thông tin trên truyền hình. Nếu như một chương trình sắp xếp theo chiều dọc các yếu tố của hệ thống chương trình, thì sự phối hợp của các chương trình là chiều ngang của những yếu tố đó. Trong một chương trình bao giờ cũng phải toát lên chủ đề tư tưởng và khuynh hướng chung của chương trình, đó là chủ đề và thể loại.
Mỗi chương trình trong các kênh truyền hình cần phải trả lời các câu hỏi sau:
- Cái gì? (Nội dung đề cập)
- Như thế nào? (Thể loại, hình thức,…)
- Cho ai? (Cho toàn thể công chúng hay cho một đối tượng riêng biệt).
- Khi nào? (Vào thời gian phù hợp nhất và vào lúc bắt buộc)
- Tại sao? (Theo nhu cầu xã hội)
Tất nhiên, trên thực tế không có sự thống nhất hoàn toàn các chương
trình phát sóng trong điều kiện nhiều kênh cùng phát sóng, cũng như không có và không bao giờ có sự nhất trí hoàn toàn về sở thích của con người, thậm chí ngay trong cùng một gia đình. Do vậy, các chương trình phải có sự tác động lẫn nhau. Từ đó khi xây dựng chương trình phải trù tính đến sở thích và điêu kiện của từng nhóm trong cơ cấu công chúng để tạo ra sự lựa chọn chung mà sự lựa chọn này có thể thỏa đáng ở các kênh khác nhau cũng như phải tính đến mâu thuẫn trong sơ thích của các nhóm công chúng khác nhau.
Mức độ phân bố ( lựa chọn bố cục) thông tin được hoàn thiện ở quá trình chia làm nhiều cấp độ của chương trình. Nhưng về tổng thể những thông tin được phát đi trong ngày phải nằm trong nội dung và hình thức thống nhất, thông tin đó là những bức tranh toàn cảnh về cuộc sống đang diễn ra sôi động trong nước và thế giới.
Mục tiêu của cơ cấu chương trình truyền hình: Cơ cấu chương trình truyền hình cần phải trở thành nội dung và hình thức của sự phản ánh hài hòa về đời sống vật chất và tinh thần của toàn xã hội. Mục tiêu của các chương trình truyền hình phải trở thành hình thức hoàn thiện để phản ánh cơ cấu dân chủ của xã hội.
Xã hội càng phát triển, nhu cầu thưởng thức văn hóa truyền hình ngày càng cao, do vậy các chương trình truyền hình phải đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời đến mọi người dân về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, về sự phát triển của đất nước, góp phần nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng, đấu tranh chống các âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch. Nội dung các chương trình cần phong phú, đa dạng, có sự cân đối hài hòa giữa thông tin, giáo dục và giải trí. Đó cũng là nhiệm vụ mà các chương trình truyền hình Việt Nam cần vươn tới.
Một số sơ đồ sản xuất chương trình truyền hình
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức công việc: kết hợp theo hai chiều định hướng hoạt động
Sơ đồ 2: Các chức năng và trách nhiệm trong hoạt động của Đài truyền hình tổ chức theo mô hình kết hợp, định hướng hoạt động
Sơ đồ 3: Mô hình điều hành chương trình
Sơ đồ 4: Mô hình điều hành sản xuất
Sơ đồ 5: Mô hình công nghệ sản xuất – truyền hình chi tiết
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Báo chí Truyền hình)