Trang chủ Thuế Đối tượng chịu thuế và nộp thuế giá trị gia tăng

Đối tượng chịu thuế và nộp thuế giá trị gia tăng

by Ngo Thinh
118 views

Đối tượng chịu thuế và nộp thuế giá trị gia tăng.

1. Định nghĩa đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là các loại hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành.

2. Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng

Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng bao gồm:

– Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm trồng rừng), chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường của các cá nhân, tổ chức tự sản xuất và bán ra.

Sơ chế thông thường là việc sơ chế gắn với quá trình sản xuất ra sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản mà các loại sản phẩm này qua sơ chế chưa trở thành loại sản phẩm, hàng hóa khác.

Ví dụ: Phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt các sản phẩm nông nghiệp; ướp đá, ướp muối, phơi khô cá, tôm và cá, sản phẩm nuôi trồng thủy sản khác.

– Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt.

Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không phải nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

– Chuyển quyền sử dụng đất thuộc diện chịu thuế chuyển quyền sử dụng đất.

– Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.

– Hoạt động cho vay vốn của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng, quỹ đầu tư và chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật.

– Bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm học sinh; bảo hiểm vật nuôi, cây trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh.

– Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng dịch bệnh, điều dưỡng sức khỏe cho người và dịch vụ thú y.

– Hoạt động văn hóa, triển lãm và thể dục thể thao mang tính phong trào, quần chúng, tổ chức luyện tập, không thu tiền hoặc có thu tiền nhưng không nhằm mục đích kinh doanh.

– Hoạt động biểu diễn nghệ thuật như: ca múa, nhạc, kịch, xiếc; hoạt động biểu diễn nghệ thuật khác và dịch vụ tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

– Sản xuất phim các loại.

– Hoạt động phát hành và chiếu phim: đối với phim nhựa không phân biệt chủ đề loại phim, đối với phim vi-đi-ô chỉ là phim tài liệu, phóng sự, khoa học.

– Dạy học, dạy nghề bao gồm dạy văn hóa, ngoại ngữ, tin học và dạy các nghề khác.

– Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

– In, xuất bản và phát hành: báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách in bằng tiếng dân tộc thiểu số; tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền, cổ động; in tiền.

– Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước thành phố và khu dân cư; duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng; dịch vụ tang lễ.

– Duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo, kể cả trường hợp được nhà nước cấp hỗ trợ một phần vốn không quá 30% tổng số vốn thực thi cho công trình.

– Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân trong nội thành, nội thị, trong các khu công nghiệp hoặc giữa các thành thị với các khu công nghiệp lân cận theo giá vé thống nhất do cơ quan có thẩm quyền quy định.

– Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của nhà nước, do ngân sách nhà nước cấp phát kinh phí để thực hiện.

– Tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp; nước sạch do các nhân tự khai thác để phục vụ cho sinh hoạt ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

– Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do bộ Tài chính cùng Bộ Quốc phòng, Bộ nội vụ xác định cụ thể. Đối với vũ khí, khí tài được mua, sản xuất bằng nguồn vốn ngân sách, việc không tính thuế phải được xác định cụ thể trong dự toán ngân sách.

– Hàng hóa miễn thuế ở các cửa hàng bán miễn thuế tại các sân bay, bến cảng, nhà ga quốc tế và các cửa khẩu biên giới.

– Hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước. Thu nhập được xáx định bằng doanh thu từ hoạt động kinh doanh trừ chi phí hợp lý của hoạt động kinh doanh đó.

– Các công trình đầu tư bằng nguồn vốn ODA không hoàn lại.

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng không được khấu trừ hoặc hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ ở khâu không chịu thuế giá trị gia tăng.

3. Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng:

Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng.

a. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: bao gồm:

  • Doanh nghiệp nhà nước,
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
  • Các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Công ty cổ phần.
  • Hợp tác xã
  • Tổ hợp tác
  • Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác.

b. Cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ:

Bao gồm những người có kinh doanh độc lập, hộ gia đình, cá nhân hợp tác với nhau để cùng sản xuất kinh doanh nhưng không hình thành pháp nhân kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net