Trang chủ Tâm lý học Định luật Murphy: nếu một điều xấu CÓ THỂ xảy ra, nó SẼ xảy ra

Định luật Murphy: nếu một điều xấu CÓ THỂ xảy ra, nó SẼ xảy ra

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 754 views

Định luật Murphy khai thác xu hướng của chúng ta là chú trọng đến điều tiêu cực và coi nhẹ điều tích cực. Nó có vẻ như để trêu chọc chúng ta vì đã trở thành những kẻ nóng tính như vậy, và nó sử dụng các quy tắc xác suất – khả năng toán học có điều gì đó sẽ xảy ra – để hỗ trợ cho chính nó.

Anything that can go wrong, will go wrong | by Bivek Renuji | Medium

Định luật Murphy khẳng định: nếu một điều xấu CÓ THỂ xảy ra, nó SẼ xảy ra, và vào thời điểm tệ nhất có thể!

Nếu người Việt có thành ngữ: “họa vô đơn chí” thì người Mỹ cũng có “Định luật Murphy” (Murphy’s Law) vô cùng thông dụng.

Khi chuyên gia tên lửa Edward A. Murphy thất bại trong một thí nghiệm tưởng chừng không thể sai sót chỉ vì một nhầm lẫn cực hy hữu, ông đã phải thốt lên: nếu một điều xấu CÓ THỂ xảy ra, nó SẼ xảy ra! (Anything that can go wrong, will go wrong). Thế là định luật Murphy ra đời và sau vài tháng trở nên cực kỳ nổi tiếng trong ngành kỹ thuật vũ trụ.

Định luật Murphy còn được gọi là “định luật bánh bơ”, bởi Edward A. Murphy đã dùng hiện tượng “bánh mì phết bơ” để chứng minh ra nó vào năm 1949. Hãy tưởng tượng, nếu bạn đánh rơi miếng bánh sandwich thơm ngon có trét bơ lên một mặt. Chắc chắn trong đa số lần, miếng bánh của bạn sẽ rơi úp mặt có bơ (mặt ngon nhất) xuống đất.

Đinh luật Murphy: định luật bánh bơ

Định luật Murphy: định luật bánh bơ

Định luật bánh bơ: Bất cứ điều gì có thể xảy ra sai sót sẽ xảy ra sai sót.

Nhiều người đã bật cười khi lần đầu biết đến thí nghiệm “bánh bơ”. Nhưng đó chỉ là một trong số vô vàn tiền đề vui nhộn chứng minh định luật Murphy. Hãy ngẫm lại, có phải rất nhiều lần bạn
thấy như mình cứ bị vận xui bất ngờ “chộp” lấy. Những tình huống này đều đã được kiểm chứng có tuân theo định luật Murphy. Chẳng hạn:

• Hết 6 ngày trong tuần bạn đều mang theo ô mặc dù trời tạnh ráo. Buổi sáng cuối tuần tươi đẹp, trời đang xanh trong bỗng đổ mưa to, còn bạn thì ở ngoài đường, diện bộ đồ đẹp nhất và… quên mang dù!

Murphy: Nếu có thể, sai sót sẽ luôn xảy ra

• Bạn xếp hàng tính tiền trong siêu thị, thấy hàng bên cạnh tính nhanh hơn liền bỏ sang hàng đó. Ngờ đâu bạn vừa sang, máy tính tiền của hàng này bỗng bị hỏng và bạn tiếp tục… chờ.

• Nếu có một ống nghiệm rơi ra từ giá đỡ thì nó thường chứa mẫu vật quan trọng nhất.

• Bạn thường quên chìa khóa cửa vào ngày mà mọi người khác không có ở đó.

• Máy chiếu thường hỏng vào ngày diễn ra buổi thuyết trình.

Nguyên tắc Murphy cảnh báo, nếu không muốn tình huống xấu xảy ra, hãy hạn chế sai sót hết mức có thể (chẳng hạn, luôn mang theo dù). Bởi chỉ cần có khả năng, việc xấu có rất nhiều cơ hội trở thành hiện thực.

Định luật Murphy khẳng định: “Nếu có hai hoặc nhiều cách để làm một điều gì đó, và một trong những cách này có thể dẫn đến thảm họa, thì mọi người thường chọn cách đó”. – (If there are two or more ways to do something, and one of those ways can result in a catastrophe, then someone will do it).

Có thể hiểu là: việc xấu có cơ may cao hơn! Hay nói cách khác: nếu một việc có khả năng sai sót, nó sẽ xảy ra và luôn vào thời điểm bất ngờ nhất.

Không ít nhà khoa học phủ nhận định luật Murphy và khẳng định đó chỉ là kết quả của việc chọn lọc ký ức: ta thường nhớ lâu hơn những gì không tốt nên cảm thấy chúng thường xảy ra hơn, thế thôi! Để chứng minh Murphy sai, họ đã nỗ lực tính toán, thử nghiệm bằng mọi lý thuyết trong tất cả các lĩnh vực nhưng đều thất bại. Thật ngạc nhiên, kết quả cho thấy tình huống xấu luôn có xác suất xảy ra cao hơn. Chỉ riêng trường hợp “bánh bơ”, dù lặp lại thí nghiệm bao nhiêu lần thì hết 90% số lần mặt có bơ sẽ úp xuống.

Mặt khác, nhiều người còn nhầm tưởng Murphy là định luật mang nghĩa tiêu cực. Thực ra, luật Murphy là nguyên tắc cực kỳ giá trị và hữu ích:

• Một mặt, giúp dự đoán tất cả tình huống xấu có khả năng xảy ra. Khoa học đã chứng minh, cảm giác mất kiểm soát là nhân tố quyết định tạo ra căng thẳng. Nhờ tiên liệu trước, ta chuẩn bị tâm lý đối mặt với tình huống xấu nhất có thể.

• Mặt khác, giúp đề ra biện pháp để khắc phục, giảm bớt hoặc ứng phó với tình huống xấu đã tiên liệu. Như trong trường hợp Murphy, thí nghiệm của ông thất bại vì lắp ngược một cảm biến. Như vậy, khả năng lắp theo hai chiều của cảm biến (If there are two or more ways to do something…) đã khiến tình huống xấu hơn xảy ra. Bằng cách thiết kế lại để cảm biến chỉ cài được theo một chiều, Murphy không bao giờ mắc phải sai lầm cũ nữa.

Luật của Murphy: không chỉ là thành ngữ

Sau khi công bố, rất nhiều người vẫn xem Murphy là định luật “ngốc nghếch”, thường được dùng như thành ngữ “ nói cho vui” chỉ thời điểm gặp xui xẻo. Đến khi bước ngoặt xảy ra năm
1995, bài viết “Tumbling toast, Murphy’s Law and the fundamental constants” của Robert Mathews đăng trên tập san Eurpean Journal of Physics đã khẳng định: luật Murphy có thật. Bằng những khái niệm và định luật cơ học như moment ngẫu lực, lực hấp dẫn, gia tốc trọng trường, lực rơi tự do…; nghiên cứu của Robert cho thấy, luật Murphy là quy luật không thể tránh khỏi của vũ trụ. Định luật Murphy cuối cùng đã được viết ra trong phương trình:

Trong đó, P M là xác suất xảy ra tình huống xấu. K M là hằng số Murphy. F là tần số. U là tính cấp bách, C chỉ tính phức tạp của vấn đề, I là tầm quan trọng của kết quả. Các thông số C, U, I và F có thang điểm từ 1-10. Điền đầy đủ thông số vào phương trình và bạn sẽ có xác suất của tình huống xấu nhất có thể xảy ra cho vấn đề cụ thể.

Kết quả này mang đến cho Robert Mathews giải Ig Nobel Vật Lý năm 1996. Trên cơ sở công thức Murphy, năm 2003, giải Ig Nobel Cơ khí một lần nữa vinh danh Edward A. Murphy cùng hai nhà khoa học quá cố khác – John Paul Stapp và George Nichols – những đồng sự giúp ông chứng minh Luật Murphy. Mãi 54 năm sau khi công bố, định luật Murphy mới được công nhận.

Hãy đón đầu những bất ngờ khó chịu

Từ ngày công bố, kể cả những thời điểm chưa tìm ra công thức Murphy, Luật Murphy vẫn rất phổ biến trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, một môi trường vốn khắc nghiệt và không khoan nhượng với sai lầm.

NASA cũng tin dùng luật Murphy như kim chỉ nam để tránh những thiếu sót “tưởng chừng không thể mắc phải”. Ai có thể tin được chỉ một mẩu dây điện sờn lại khiến tên lửa LockMart Titan 4 nổ tung năm 1998, và sự nhầm lẫn khó tin giữa đơn vị đo mét với đơn vị đo của Anh khi thiết kế đã làm tàu thăm dò Mars Climate Orbite của NASA đâm sầm xuống Hỏa năm 1999. Oái oăm thay, rất nhiều sai lầm tương tự xảy ra trước đó nhưng không được chú ý vì hậu quả không đáng kể. Nếu sớm áp dụng lý thuyết Murphy, hẳn NASA phải thiết kế sao cho tiết giảm tối đa trường hợp có thể sai sót, đặc biệt với tình huống có xác xuất Murphy cao.

Đến nay, luật Murphy không chỉ phổ biến trong các ngành công nghiệp kỹ thuật đòi hỏi độ an toàn cao mà còn biến thể thành nhiều nguyên tắc cho các lĩnh vực khác như: luật Murphy trong khoa học, luật Murphy trong tình yêu, luật Murphy trong kinh tế….

Tinh thần Murphy nhắc ta hãy cẩn trọng một cách vui vẻ. Mỗi người đều có thể mắc sai lầm nên hãy cẩn thận hết mức có thể. Quan tâm đến sai sót trong quá khứ để bớt đi nhiều lầm lẫn trong tương lai. Và nếu một điều xấu có khả năng xảy ra, nó hiển nhiên sẽ xảy đến, nên đừng chỉ chăm chăm tin tưởng vào lộ trình đầu tiên đã vạch sẵn. Suốt quá trình thực hiện công việc, cần liên tục đánh giá hiện tại, hoạch định cẩn thận cho tương lai và linh hoạt ứng biến với môi trường luôn thay đổi.

Như Murphy – sau khi công bố Định luật – từng nói: “Tôi không có ý bôi đen cuộc đời mà chỉ muốn các bạn đề phòng thường xuyên. Một khi đã đề phòng cẩn thận ta sẽ tránh được nhiều tình
huống không vui. Thế thôi!”.

Một số nguyên tắc Murphy cho cuộc sống:

– Bất cứ điều gì có thể xảy ra sai sót sẽ xảy ra sai sót.

– Nếu có khả năng xảy ra một số việc sai, thì cái gây ra thiệt hại nhiều nhất sẽ là cái sai.

– Nếu bất cứ điều gì không thể sai, nó sẽ sai bằng một cách nào đó.

– Nếu mọi thứ có vẻ suôn sẻ, rõ ràng bạn đã bỏ qua một điều gì đó.

– Murphy là một người lạc quan.

– Nếu đặt quá 2 câu hỏi trong một bức thư, thường sẽ nhận được câu trả lời cho câu hỏi ít quan trọng hơn.

– Nếu bạn gian dối, sớm muộn mọi người cũng tìm ra.

– Nếu tìm cách làm vừa lòng tất cả mọi người, chắc chắn sẽ có người mất lòng.

– Tìm ra giải pháp cho một vấn đề luôn làm nảy sinh những vấn đề mới.

– Thực hiện được 80% mục tiêu sẽ phát sinh 20% vấn đề khác.

– Nếu một số sai sót có thể xảy ra, thì sai sót nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất chắc chắn sẽ xuất hiện.

– Làm bất cứ việc gì cũng mất nhiều thời gian hơn bạn nghĩ.

– Trong mọi phép toán, những con số có vẻ hiển nhiên đúng lại chính là nguyên nhân gây sai lệch.

– Nếu có hai cách giải quyết, một tốt một xấu, thì hãy cẩn thận bởi rất có thể bạn sẽ đi theo cách xấu.

Hiểu thêm về định luật Murphy và một số ví dụ qua video của VTV:

Một số biến thể (hệ quả) của Murphy

Định luật nghiên cứu của Murphy: Nghiên cứu đủ sẽ có xu hướng ủng hộ bất kỳ lý thuyết nào.

Định luật thứ sáu của Parkinson: Sự tiến bộ của khoa học thay đổi tỷ lệ nghịch với số lượng tạp chí được xuất bản.

Nguyên tắc toàn bộ hình ảnh: Nghiên cứu Các nhà khoa học bị cuốn vào những nỗ lực hạn hẹp của riêng họ đến mức họ không thể nhìn thấy toàn cảnh về bất cứ thứ gì, kể cả nghiên cứu của chính họ.

Lý thuyết của Edington: Số lượng các giả thuyết khác nhau được dựng lên để giải thích một hiện tượng sinh học nhất định tỷ lệ nghịch với lượng kiến ​​thức sẵn có.

Định luật Meskimen: Không bao giờ có thời gian để làm đúng nhưng luôn có thời gian để làm điều đó.

Quy luật của Hoare về các vấn đề lớn: Bên trong mỗi vấn đề lớn là một vấn đề nhỏ đang đấu tranh để thoát ra. Mọi giải pháp đều nảy sinh những vấn đề mới.

Quy tắc chính xác: Khi hướng tới giải pháp của một vấn đề, sẽ luôn hữu ích nếu bạn biết câu trả lời.

Định luật Yhprum, nơi tên được viết ngược lại, là “bất cứ điều gì có thể đi đúng, sẽ đi đúng” – ứng dụng lạc quan của định luật Murphy ngược.

Bộ phim Interstellar năm 2014 bao gồm một cách giải thích thay thế, lạc quan về Định luật Murphy. Nhân vật chính Joseph Cooper nói với con gái của mình, tên là Murphy, rằng “Luật Murphy không có nghĩa là điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra. Nó có nghĩa là bất cứ điều gì có thể xảy ra, đều sẽ xảy ra.”

Ứng dụng về vấn đề tài chính: 

  • Sau khi được tăng lương, bạn sẽ có ít tiền hơn vào cuối tháng so với trước đó.
  • Nếu chỉ lấy được một mức giá để báo giá thì sẽ không hợp lý.
  • Đừng bao giờ hỏi người thợ cắt tóc xem bạn có cần cắt tóc hay không, hay người bán hàng xem họ có phải là giá tốt không.
  • Mặt hàng bạn muốn không bao giờ là một mặt hàng được giảm giá.

Định luật Freeman: Chứng hôi miệng tốt hơn là không có hơi thở.

Quy luật Y học Loeb:

Nếu những gì bạn đang làm có hiệu quả, hãy tiếp tục làm.
Nếu những gì bạn đang làm không hiệu quả, hãy ngừng làm việc đó.
Nếu bạn không biết phải làm gì, đừng làm gì cả.
Trên hết, đừng bao giờ để bác sĩ phẫu thuật lấy bệnh nhân của bạn.

Một dự án được lên kế hoạch bất cẩn sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến ​​gấp ba lần; một dự án được lên kế hoạch cẩn thận sẽ chỉ mất gấp đôi thời gian.

Hệ quả của Stewart đối với Định luật Murphy : Định luật Murphy có thể bị trì hoãn hoặc đình chỉ trong một khoảng thời gian không xác định, với điều kiện là sự trì hoãn hoặc đình chỉ đó sẽ dẫn đến một thảm họa lớn hơn vào một ngày sau đó.

Định lý Bove: Công việc còn lại phải hoàn thành để đạt được mục tiêu của bạn sẽ tăng lên khi thời hạn đến gần.

Nguyên tắc Dilbert: Những nhân viên không đủ năng lực được thăng chức lên vị trí mà họ có thể làm ít thiệt hại nhất – quản lý. (Scott Adams)

Luật Nhà bếp của O’Reilly: Sạch sẽ là điều không thể.

Nếu kẻ thù trong tầm bắn, bạn cũng vậy.

Một máy tính mắc nhiều lỗi trong hai giây bằng hai mươi người làm việc trong hai mươi năm.

Cho dù bạn có bao nhiêu tài nguyên, nó không bao giờ là đủ.

Định luật Terman: Không có mối quan hệ trực tiếp giữa chất lượng của một chương trình giáo dục và chi phí của nó.

Kinh nghiệm là thứ bạn không nhận được cho đến khi bạn cần nó.

Kinh nghiệm là một giáo viên giỏi nhưng học phí của cô ấy cao.

Định luật Ryan: Thực hiện ba lần đoán đúng liên tiếp và bạn sẽ trở thành một chuyên gia.

Người câu cá ít kinh nghiệm nhất luôn bắt được con cá lớn nhất.

Một phản hồi nhanh có giá trị bằng một nghìn phản hồi hợp lý.

Sự phân biệt của Barth: Có hai loại người: những người chia mọi người thành hai loại, và những người không.

Tiên đề của Ducharm: Nếu bạn nhìn một vấn đề đủ chặt chẽ, bạn sẽ nhận ra mình là một phần của vấn đề.

Quy tắc của Finagle: Làm việc theo nhóm là điều cần thiết. Nó cho phép bạn đổ lỗi cho người khác.

Peter’s Perfect-People Palliative: Mỗi chúng ta là sự pha trộn của những phẩm chất tốt và một số (có lẽ) không tốt. Khi xem xét đồng loại của mình, chúng ta nên nhớ đến những phẩm chất tốt đẹp của họ và nhận ra rằng lỗi lầm của họ chỉ chứng tỏ rằng họ dù sao cũng là con người. Chúng ta nên tránh đưa ra những phán xét gay gắt về mọi người chỉ vì họ là những kẻ bẩn thỉu, thối nát, không tốt lành gì.

Định luật Quade: Trong quan hệ giữa người với người, điều dễ dàng đạt được nhất là sự hiểu lầm.

Quy tắc của chính trị gia: Trong chính trị, bạn thường có thể sai, nhưng đừng bao giờ nghi ngờ.

Để thành công trong lĩnh vực chính trị, bạn thường phải vượt lên trên các nguyên tắc của mình.

Định luật Finman của Toán học: Không ai muốn đọc công thức của bất kỳ ai khác.

Quy luật ăn kiêng : Thực phẩm ngon nhất có số lượng calo cao nhất.

Câu hỏi thường gặp về Luật Murphy

Định luật Murphy là gì?

Định luật Murphy là niềm tin rằng bất cứ điều gì có thể xảy ra sai trái sẽ trở thành sai lầm. Đó là một câu nói đơn giản phản ánh sự thật của cuộc sống dưới dạng một biểu tượng.

Định luật Murphy có đúng không?

Định luật Murphy không được chứng minh cũng không bị bác bỏ. Nó thực sự chỉ là một tuyên bố châm biếm chỉ với bằng chứng định tính hỗ trợ cho nó.

Điều gì trái ngược với Định luật Murphy?

Không khó khăn lắm để Richard Zeckhauser đưa ra điều ngược lại với Định luật Murphy, được gọi là Định luật Yhprum (Murphy đánh vần ngược). Nó nói “mọi thứ có thể hoạt động, sẽ hoạt động”.

Định luật Murphy có dự đoán điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra không?

Không, nó chỉ tuyên bố rằng bất cứ điều gì được định sẵn sẽ xảy ra, dù tốt hay xấu, cuối cùng sẽ xảy ra. Nó không phải là một dự đoán rằng một cái gì đó xấu sẽ xảy ra hoặc một người có thể ngăn chặn một cái gì đó xảy ra.

Bạn có thể tránh Định luật Murphy không?

Nói chung, Định luật Murphy chỉ đơn giản xác định thực tế tự nhiên rằng những gì sắp xảy ra, sẽ xảy ra. Dù không thể tránh khỏi nhưng bạn luôn có thể chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất.

Tài liệu tham khảo:

  • Ảnh Nhật, Suối nguồn tri thức, STINFO
  • https://www.maths.manchester.ac.uk/~ilc/docs/Murphy.php
  • https://en.wikipedia.org/wiki/Murphy%27s_law
  • https://www.angelo.edu/faculty/kboudrea/cheap/cheap3_murphy.htm
  • https://people.howstuffworks.com/murphys-law.htm
5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]