Trang chủ Tâm lý học Tâm thế xã hội là gì?

Tâm thế xã hội là gì?

by Ngo Thinh
506 views

1. Khái niệm tâm thế xã hội

Tâm thế xã hội Là trạng thái đồng nhất của ba yếu tố: nhận thức, tình cảm và ý chí. Trên thực tế, các khuôn mẫu tư duy xã hội không tồn tại “tự nó” mà tồn tại gắn liền với tình cảm và ý chí xã hội.

Tâm thế xã hội là trạng thái tâm lý, tinh thần, thể hiện tư thế sẵn sàng hành động của nhóm xã hội nhằm đối phó với một đối tác nhất định.

Tâm thế xã hội được định hình thông qua kinh nghiệm sống của nhóm xã hội. Nó có ảnh hưởng tiền định đối với nội dung và tính chất phản ứng của nhóm xã hội trước đối tác.

2. Các đặc điểm cơ bản của tâm thế

– Trạng thái sẵn sàng phản ứng: tâm thế không phải là hành động mà chỉ là tư thế sẵn sàng hành động, hay nói cách khác chỉ là khuynh hướng ứng xử của nhóm xã hội, theo một quy luật nhất định đối với đối tác. Đối tác có thể là con người, sự vật, sự kiện, hiện tượng…

– Sức mạnh khởi động và điều chỉnh hành vi: tâm thế là trạng thái tâm lý tích cực. Nó thực hiện chức năng khởi động và hướng dẫn hành vi của nhóm xã hội.

– Tính tương đối bền vững: tâm thế xã hội có thể tồn tại rất lâu dài, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

– Xét định giá trị (đánh giá): tâm thế thể hiện khuynh hướng đối phó của chủ thể với đối tác dưới góc độ thiện cảm hay ác cảm, hài lòng hay không hài lòng, nhất trí hay phản đối,… Góc độ này thể hiện ý nghĩa, giá trị của đối tác đối với chủ thể.

3. Tâm thế xã hội là một kết cấu gồm 3 thành phần

– Thành phần nhận thức: Đó là quan niệm, nhận định của chủ thể và đối tác

– Thành phần tình cảm: tâm trạng, cảm tưởng, cảm xúc của chủ thể với đối tác.

– Thành phần ý chí: đó là xu hướng hành động của chủ thể nhằm đối phó với đối tác.

Tâm thế là biến số không thể quan sát được mà chỉ có thể được rút ra bằng con đường suy luận. Điều này có thể được biểu thị qua sơ đồ sau:

Tâm thế xã hội gắn với khuôn mẫu tư duy, thói quen, nếp nghĩ, các định hướng giá trị trong xã hội. Tâm thế xã hội liên kết với nhau theo hệ thống. Trong hệ thống này có những tâm thế giữ vị trí trung tâm, có sức mạnh chủ đạo. Có những tâm thế có độ ổn định lớn như những tâm thế có liên quan đến tâm lý nền (gắn với phong tục, tập quán, truyền thống, thành kiến, định kiến, ca dao, tục ngữ, huyền thoại,..). Việc phân tích dư luận xã hội không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra cơ sở của tâm thế xã hội của nó, mà còn phải làm rõ vai trò của tâm thế này trong hệ thống các tâm thế của chủ thể.

(Tài liệu tham khảo: Vũ Mộng Đóa, Giáo trình tâm lý học xã hội)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]