294
Đất trượt là gì?
Khái niệm
Đất trượt là sự di chuyển của đất trên sườn dốc xuống chân dốc theo kiểu trượt dưới tác dụng của trọng lực.
Đất trượt xẩy ra từ từ và có khối lượng lớn, đất sụp xẩy ra rất nhanh và có khối lượng nhỏ
Hình dáng khối trượt ở sườn dốc phụ thuộc vào đặc điểm của đất đá, điều kiện về thế nằm cảu đất đá và các yếu tố khác. Khi nghiên cứu các khối trượt cần chú ý các đặc trưng sau:
- Mặt trượt: Là mặt xẩy ra sự đứt gẫy và di chuyển của khối đất
- Chân trượt (hoặc gốc trượt) là đường xuyên qua mặt hỗn hợp của sườn dốc
- Chiều sâu khối trượt là khoảng cách thẳng đứng tính từ bề mặt khối trượt đến mặt trượt.
- Cung trượt là vết có dạng lõm tạo thành ở sườn do khối đất trượt gây ra
Dấu hiệu trượt
Thường hay gặp các dấu hiệu sau:
- Khe nứt trượt: Loại này tạo thành trong giai đoạn đầu của hiện tượng trượt, các khe nứt lúc đầu bé và ngắn, được phân bố rải rác.
- Dải trượt: là một đoạn dài đất đá bị trượt
- Mặt phá hoại của đất tạo ra khi thân trượt được tách ra
- Đê gần khối trượt được tạo thành dọc theo chân khối trượt do khối đất trượt dịch chuyển đẩy đất dồn lên.
- Hiện tượng có nước đọng giống như một vũng lầy nhỏ
- Hiện tượng cây cối tại thân trượt bị nghiêng ngả
- Thế nằm của đất đá bị thay đổi
Nguyên nhân gây ra đất trượt
Hiện tượng đất trượt thường do các nguyên nhân sau:
- Do xói mòn của các dòng nước mặt tạo lên những mương rãnh trên sườn dốc, gây xói mạnh chân dốc làm bở rời đất đá.
- Do dòng nước ngầm lôi kéo các hạt đát ở sườn dốc
- Dó tăng tải trọng ở sườn dốc
- Do nước mưa thấm vào sườn dốc
- Do quá trình phong hoá làm đất đá ở sườn dốc bị vụn nát