Trang chủ Quốc phòng An ninh Bí mật nhà nước là gì? Phạm vi và Phân loại bí mật nhà nước: mật, tối mật, tuyệt mật

Bí mật nhà nước là gì? Phạm vi và Phân loại bí mật nhà nước: mật, tối mật, tuyệt mật

by Ngo Thinh
138 views
Mục lục ẩn

1. Bí mật nhà nước là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định: Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.

Khoản 2 Điều 2 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định: Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước.

Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

2. Phạm vi bí mật nhà nước

Phạm vi bí mật nhà nước? Thông tin quan trọng trong các lĩnh vực nào thuộc phạm vi bí mật nhà nước theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước?

Điều 7 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định: Phạm vi bí mật nhà nước là giới hạn thông tin quan trọng trong các lĩnh vực sau đây chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc gồm:

Thông tin về chính trị; Thông tin về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; Thông tin về lập hiến, lập pháp, tư pháp; Thông tin về đối ngoại; Thông tin về kinh tế; Thông tin về tài nguyên và môi trường bao gồm tài nguyên nước, môi trường, địa chất, khoáng sản, khí tượng thủy văn, đất đai, biển, hải đảo, đo đạc và bản đồ; Thông tin về khoa học và công nghệ; Thông tin về giáo dục và đào tạo; Thông tin về văn hóa, thể thao; Lĩnh vực thông tin và truyền thông; Thông tin về y tế, dân số; Thông tin về lao động, xã hội; Thông tin về tổ chức, cán bộ; Thông tin về kiểm toán nhà nước; Thông tin về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

2.1. Phạm vi bí mật nhà nước về chính trị

Khoản 1, Điều 7 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước về chính trị bao gồm những nội dung sau:

1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đối nội, đối ngoại;

2. Hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

3. Chiến lược, đề án về dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

4. Thông tin có tác động tiêu cực đến tình hình chính trị, kinh tế – xã hội.

2.2. Phạm vi bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh, cơ yếu

Khoản 2, Điều 7 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh, cơ yếu bao gồm những nội dung sau:

1. Chiến lược, kế hoạch, phương án, hoạt động bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; chương trình, dự án, đề án đặc biệt quan trọng;

2. Tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng cơ yếu;

3. Công trình, mục tiêu về quốc phòng, an ninh, cơ yếu; các loại vũ khí, khí tài, phương tiện quyết định khả năng phòng thủ đất nước, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; sản phẩm mật mã của cơ yếu.

2.3. Phạm vi bí mật nhà nước về lập hiến, lập pháp, tư pháp

Khoản 3, Điều 7 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước về lập hiến, lập pháp, tư pháp bao gồm những nội dung sau:

1. Hoạt động lập hiến, lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng của đất nước;

2. Thông tin về khởi tố; công tác điều tra, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử, thi hành án hình sự.

2.4. Phạm vi bí mật nhà nước thông tin về đối ngoại

Khoản 4, Điều 7 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước thông tin về đối ngoại bao gồm những nội dung sau:

1. Chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển quan hệ với nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế; tình hình, phương án, kế hoạch, hoạt động đối ngoại

của cơ quan Đảng, Nhà nước;

2. Thông tin, thỏa thuận được trao đổi, ký kết giữa Việt Nam với nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế;

3. Thông tin bí mật do nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế chuyển giao theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan.

2.5. Phạm vi bí mật nhà nước về kinh tế

Khoản 5, Điều 7 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước về kinh tế bao gồm những nội dung sau:

1. Chiến lược, kế hoạch đầu tư và dự trữ quốc gia bảo đảm quốc phòng, an ninh; đấu thầu phục vụ bảo vệ an ninh quốc gia;

2. Thông tin về tài chính, ngân sách, ngân hàng; phương án, kế hoạch thu, đổi, phát hành tiền; thiết kế mẫu, chế tạo bản in, khuôn đúc, công nghệ in, đúc tiền và giấy tờ có giá; số lượng, nơi lưu giữ kim loại quý hiếm, đá quý và vật quý hiếm khác của Nhà nước;

3. Thông tin về công nghiệp, thương mại, nông nghiệp và phát triển nông thôn;

4. Kế hoạch vận tải có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh;

5. Thông tin về quá trình xây dựng quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; thông tin về quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia, quy hoạch hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công nghiệp quốc phòng, an ninh.

2.6. Phạm vi bí mật nhà nước về khoa học và công nghệ

Khoản 7, Điều 7 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước về khoa học và công nghệ bao gồm những nội dung sau:

1. Sáng chế, công nghệ mới phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội;

2. Thông tin về năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân liên quan đến quốc phòng, an ninh;

3. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia liên quan đến quốc phòng, an ninh.

2.7. Phạm vi bí mật nhà nước về giáo dục và đào tạo

Khoản 8, Điều 7 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước về giáo dục và đào tạo bao gồm những nội dung sau:

1. Đề thi, đáp án và thông tin liên quan đến việc tổ chức kỳ thi cấp quốc gia;

2. Thông tin về người thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Cơ yếu được cử đi đào tạo trong nước và ngoài nước.

2.8. Phạm vi bí mật nhà nước về văn hóa, thể thao

Khoản 9, Điều 7 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước về văn hóa, thể thao bao gồm những nội dung sau:

1. Thông tin về di sản, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; phương pháp, bí quyết sáng tạo, giữ gìn, trao truyền di sản văn hóa phi vật thể;

2. Phương pháp, bí quyết tuyển chọn huấn luyện viên, vận động viên các môn thể thao thành tích cao; biện pháp, bí quyết phục hồi sức khỏe vận động viên sau tập luyện, thi đấu; đấu pháp trong thi đấu thể thao thành tích cao;

2.9. Phạm vi bí mật nhà nước lĩnh vực thông tin và truyền thông

Khoản 10, Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước lĩnh vực thông tin và truyền thông bao gồm những nội dung sau:

1. Chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển báo chí, xuất bản, in, phát hành, bưu chính, viễn thông và Internet, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng, điện tử, phát thanh và truyền hình, thông tin điện tử, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia để phục vụ quốc phòng, an ninh;

2. Thiết kế kỹ thuật, sơ đồ, số liệu về thiết bị của hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, hệ thống thông tin quan trọng quốc gia và hệ thống mạng thông tin dùng riêng phục vụ cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước.

2.10. Phạm vi bí mật nhà nước thông tin về y tế, dân số

Khoản 11, Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước thông tin về y tế, dân số bao gồm những nội dung sau:

1. Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước;

2. Chủng, giống vi sinh vật mới phát hiện liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người; mẫu vật, nguồn gen, vùng nuôi trồng dược liệu quý hiếm;

3. Quy trình sản xuất dược liệu, thuốc sinh học quý hiếm;

4. Thông tin, tài liệu, số liệu điều tra về dân số.

2.11. Phạm vi bí mật nhà nước thông tin về lao động, xã hội

Khoản 12, Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước thông tin về lao động, xã hội bao gồm những nội dung sau:

1. Chiến lược, kế hoạch, đề án về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, người có công với cách mạng;

2. Tình hình phức tạp về lao động, trẻ em, tệ nạn xã hội, bình đẳng giới.

2.12. Phạm vi bí mật nhà nước thông tin về tổ chức, cán bộ

Khoản 13, Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước thông tin về tổ chức, cán bộ bao gồm những nội dung sau:

1. Chiến lược, kế hoạch, đề án về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội;

2. Quy trình chuẩn bị và triển khai, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ;

3. Thông tin về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

4. Đề thi, đáp án thi tuyển chọn lãnh đạo, quản lý và tuyển dụng, nâng ngạch công chức, viên chức.

2.13. Phạm vi bí mật nhà nước thông tin về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Khoản 14, Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước thông tin về thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng bao gồm những nội dung sau:

1. Chiến lược, kế hoạch, đề án về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;

2. Thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

2.14. Phạm vi bí mật nhà nước thông tin về kiểm toán nhà nước

Khoản 15, Điều 7 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định phạm vi bí mật nhà nước thông tin về kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung sau:

1. Chiến lược, kế hoạch, đề án về kiểm toán nhà nước;

2. Thông tin kiểm toán về tài chính công, tài sản công.

3. Phân loại Bí mật nhà nước

Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định: Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:

  • Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật
  • Bí mật nhà nước độ Tối mật
  • Bí mật nhà nước độ Mật

3.1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật

Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật: Là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật gồm những ai?

Khoản 1, Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật bao gồm:

– Người đứng đầu cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

– Người đứng đầu cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;

– Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

– Tổng Kiểm toán nhà nước;

– Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh;

– Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức

chính trị – xã hội;

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

– Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;

Bí thư tỉnh ủy, thành ủy và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Cấp trên trực tiếp của những người đứng đầu cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Người đứng đầu cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; h) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ;

– Người đứng đầu Văn phòng Kiểm toán nhà nước, đơn vị thuộc bộ máy điều hành của Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực; – Người đứng đầu tổng cục, cục, vụ và tương đương trực thuộc cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán nhà nước; Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

– Người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

3.2. Bí mật nhà nước độ Tối mật

Bí mật nhà nước độ Tối mật: Là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật gồm những ai?

Khoản 2, Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định: Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:

– Những người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;

– Người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;

– Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán nhà nước; Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ; người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc tổng cục và tương đương;

– Người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh và tương đương;

Người đứng đầu đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trừ người có thẩm quyền theo quy định (Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc tổng cục, cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán nhà nước; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội; cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy và Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương); Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;

– Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

– Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.

3.3. Bí mật nhà nước độ Mật

Bí mật nhà nước độ Mật: Là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật gồm những ai?

Khoản 3, Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định: Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:

– Những người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật; Người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan thuộc Chính phủ; Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán nhà nước; Người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ; người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc tổng cục và tương đương; Người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh và tương đương; Người đứng đầu đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trừ người có thẩm quyền theo quy định (Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc tổng cục, cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán nhà nước; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội; cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy và Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) ; Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.

– Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc tổng cục, cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan của Trung ương Đảng; người đứng đầu tổ chức trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Tổng Thư ký Quốc hội – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tổng Kiểm toán nhà nước; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội; cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy và Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương; trưởng ban của Hội đồng nhân dân, trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương.

Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mức độ Tuyệt mật và Tối mật có được ủy quyền thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không? Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là ai?

Khoản 5, Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định: Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.

Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho người khác.

Khoản 6, Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước quy định: Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải là cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm công tác cơ yếu có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước hoặc người làm công tác liên quan đến bí mật nhà nước.

4. Nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước

Điều 3 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định các nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước gồm:

1. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước bảo đảm đúng mục đích, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

4. Chủ động phòng ngừa; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

5. Bí mật nhà nước được bảo vệ theo thời hạn quy định của Luật này, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của pháp luật.

5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước

Điều 5 Luật Bảo vê bí mật nhà nước quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước gồm:

1. Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

2. Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.

3. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.

4. Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.

6. Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.

7. Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.

8. Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.

9. Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]