Trang chủ Triết học Ý thức pháp quyền là gì?

Ý thức pháp quyền là gì?

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 419 views

Ý thức pháp quyền và vai trò hệ tư tưởng pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta?

Ý thức pháp quyền là toàn bộ những quan điểm tư tưởng và thái độ của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của con người, về quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong xã hội. Nó là một hình thái của ý thức xã hội biểu hiện tri thức và sự đánh giá những chuẩn mực được thừa nhận trong một xã hội nhất định với tính cách là những đạo luật về hoạt động kinh tế – xã hội của những chủ thể pháp quền khác nhau. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phân biệt một số khái niệm ở trong ý thức pháp quyền. Pháp quyền – pháp chế – hệ tư tưởng pháp quyền.

Pháp quyền là hệ thống những luật, những quy tắc, những thể chế được quy định bằng những văn bản nhà nước về các mặt quản lý của giai cấp thống trị đưa ra và bắt buộc mọi người trong xã hội phải tuân theo nhằm bảo vệ vai trò và lợi ích của giai cấp thống trị. Về căn bản pháp quyền là pháp luật (hệ thống pháp luật). Sự khác nhau giữa pháp quyền và pháp luật là pháp quyền nhấn mạnh tính cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước, còn pháp luật là sự thể hiện cụ thể của hệ thống pháp luật. Mỗi chế độ xã hội đều có hệ thống pháp luật riêng có các công cụ, phương tiện, biện pháp riêng để bảo vệ vị trí và lợi ích của giai cấp thống trị.

Pháp chế là cơ sở chung cho cả pháp chế pháp luật và pháp quyền và pháp lý, đó là hệ thống pháp luật. Nói một cách khác pháp luật là nội dung cơ bản của pháp quyền, pháp lý, song nói đến pháp chế là nói đến hai mặt cụ thể như : Hệ thống pháp luật và sự tuân thủ của toàn bộ xã hội với hệ thống pháp luật đó.

Hệ tư tưởng pháp quyền là hệ thống các quan điểm, tư tưởng của một giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về sự hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi con người, về sự tuân thủ một cách tự giác hay bắt buộc của mọi người đối với pháp luật, về quyền hạn và nghĩa vụ của công dân, v.v…

Tính giai cấp của ý thức pháp quyền về thực chất pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị đối với xã hội. Nó phản ánh vai trò, vị trí và lợi ích của các giai cấp khác nhau nhưng pháp luật của giai cấp thống trị luôn bảo vệ vị trí và lợi ích của giai cấp thống trị. Pháp luật với chức năng điều tiết các quan hệ xã hội thông qua luật; nhưng đồng thời ý thức pháp quyền mang tính chất lịch sử.

Trong điều kiện xã hội chủ nghĩa. pháp luật và hệ tư tưởng pháp quyền xã hội chủ nghĩa phản ánh lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, bảo vệ trật tự xã hội chủ nghĩa chống lại sự phản kháng của những giai cấp thống trị bóc lột cũ. Đồng thời xây dựng nhà nước pháp quyền thực hiện và bảo vệ quyền lợi của nhân lao động và vì một mục tiêu dân giàu xã hội công bằng văn minh.

Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật là một yêu cầu của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, sự hoạt động của nhà nước trên cơ sở hiến pháp và pháp luật xã hội chủ nghĩa với bản chất dân chủ vô sản, thực hiện quyền làm chủ của nhân lao động, bởi nhà nước của chúng ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhưng để tạo cho sự hoạt động của nhà nước ngày càng có hiệu quả trong việc quản lý xã hội thì mỗi công dân phải tự giác chấp hành đúng hiến pháp và pháp luật để thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ của công dân và đồng thời cũng là người kiểm sát sự hoạt động của nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net