Trang chủ Nghiên cứu khoa học Phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và hỗn hợp

Phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và hỗn hợp

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 1,5K views

Nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, nghiên cứu hỗ hợp là gì? Phân biệt phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và hỗn hợp

Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu được tạo thành từ các phương pháp kỹ thuật chuyên môn được sử dụng để tìm hiểu sâu về các phản ứng từ trong suy nghĩ và tình cảm của con người.

Theo Marshall và Rossman (1998): Nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau, không những trong khoa học xã hội mà còn trong nghiên cứu kinh tế. Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc về hành vi của con người và lý do chi phối hành vi như vậy. Nghiên cứu định tính điều tra lý do tại sao và làm như thế nào của việc ra quyết định, không chỉ là những gì, mà còn ở đâu, khi nào. Nghiên cứu định tính đưa ra các kết luận tổng quát hơn là các kết luận cụ thể:

Nghiên cứu định tính là loại hình nghiên cứu nhằm mô tả sự vật hiện tượng mà không quan tâm đến sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và không nhằm lượng hóa sự biến thiên này.

Nghiên cứu định tính hướng đến ý nghĩa các khái niệm, định nghĩa, đặc điểm và sự mô tả đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính thường được áp dụng trong xã hội học, tâm lý học, kinh tế học, kinh tế chính trị, luật,…

Nghiên cứu định tính thường dùng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, mô tả, logic,…

Nghiên cứu định tính thường được áp dụng giai đoạn thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Ở giai đoạn thu thập dữ liệu, các kỹ thuật nghiên cứu định tính thường được áp dụng gồm nghiên cứu lý thuyết nền, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu tình huống, quan sát,…

Ở giai đoạn phân tích dữ liệu, nghiên cứu định tính được sử dụng các kỹ thuật phân tích nội dung với các dữ liệu thu thập, quan sát hành vi cũng như các chứng cứ, sự kiện  thu thập được.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Theo Ehrenberg (1994): Nghiên cứu định lượng thường được sử dụng để kiểm định lý thuyết dựa vào cách tiếp cận suy diễn.

Theo Daniel Muijs, (2004) : Nghiên cứu định lượng là phương pháp giải thích hiện tượng thông qua phân tích thống kê với dữ liệu định lượng thu thập được.

Nghiên cứu định lượng là loại hình nghiên cứu mà ta muốn lượng hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và công cụ thống kê, mô hình hóa được sử dụng cho việc lượng hóa các thông tin của nghiên cứu định lượng.

Các phương pháp định lượng bao gồm các quy trình thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, giải thích và viết kết quả nghiên cứu.

Các phương pháp này liên quan đến sự xác định mẫu, chiến lược điều tra, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, trình bày kết quả nghiên cứu, thảo luận kết quả và viết công trình nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng phù hợp với các nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng một kết quả nào đó. Cách tiếp cận định lượng thực hiện khi cần kiểm định các giả thuyết khác nhau và một lý thuyết nào đó.

So sánh phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng

Thứ tựNội dungĐịnh tínhĐịnh lượng
1Mục tiêu Nghiên cứuHiểu sâu sắc, xây dựng lý thuyếtMô tả hoặc dự báo, xây dụng hoặc kiểm định lý thuyết
2Thiết kế nghiên cứuCó thể điều chỉnh trong quy trình thực hiện. Thường phối hợp nhiều phương pháp.Được quyết định trước khi bắt đầu nghiên cứu. Sử dụng một hay phối hợp nhiều phương pháp.
3Chọn mẫu, cỡ mẫuPhi xác suất, có mục đích. Cỡ mẫu nhỏXác suất, cỡ mẫu lớn
4Phân tích dữ liệuPhân tích bằng con người và thực hiện liên tục trong quá trình nghiên cứuPhân tích bằng máy. Các phương pháp toán và thống kê làm chủ đạo. Phân tích có thể diễn ra suốt quá trình nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp

Nghiên cứu phối hợp giữa định tính và định lượng được sử dụng khá phổ biến trong các ngành kinh tế, quản trị, tài chính,…

Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta muốn hiểu rõ bản chất sự vật, nghiên cứu cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình hay khung phân tích thì phải dùng phương pháp nghiên cứu định tính với các công cụ tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu, chuyên gia,…

Đồng thời, trong nghiên cứu chúng ta thường dựa trên một quan sát với cỡ mẫu đủ lớn để có kết quả tin cậy cần thiết. Chúng ta dùng dữ liệu, thông tin của mẫu để ước đoán số liệu, thông tin tổng thể nghiên cứu. Vì vậy phương pháp định lượng là hiển nhiên.

Khi so sánh nghiên cứu định lượng và định tính, Wilson (1982) lập luận rằng, việc sử dụng cân bằng cả hai nên được sử dụng trong nghiên cứu hiện đại. Thực hiện sự kết  hợp này là sử dụng thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng. Hơn nữa, phương pháp hỗn hợp có thể giải quyết sự phức tạp ngày càng tăng của thực tế xã hội. Hiểu biết có được sự kết hợp của cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn và mở rộng của chủ đề nghiên cứu. Ta có bảng kết quả so sánh về quy trình các phương pháp như sau:

Các phương pháp nghiên cứu định tínhCác phương pháp nghiên cứu định lượngCác phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
Các phương pháp mới Các câu hỏi dựa vào một Cả hai phương pháp mới nổi. công cụ xác định trước. nổi và xác định trước.
Các câu hỏi mở.
Dữ liệu phỏng vấn, dữ liệu quan sát, dữ liệu văn bản, và dữ liệu nghe nhìn.
Các câu hỏi dựa vào một công cụ xác định trước.
Dữ liệu về kết quả hoạt động, dữ liệu về thái độ, dữ liệu quan sát, và dữ liệu tổng điều tra thống kê.
Phân tích thống kê.
Cả hai phương pháp mới nổi và xác định trước.
Cả câu hỏi có mở và đóng.
Nhiều hình thức thu thập dữ liệu từ mọi khả năng.
Phân tích thống kê và văn bản.

Bảng: So sánh quy trình phương pháp định tính, định lượng và hỗn hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]