Trang chủ Kinh tế và Kinh doanh Tư tưởng kinh tế thời trung cổ

Tư tưởng kinh tế thời trung cổ

by Ngo Thinh
452 views

Tư tưởng kinh tế thời trung cổ (Phong kiến).

I. Vài nét về thời Trung cổ

Xã hội phong kiến thời Trung cổ bắt đầu từ thế kỷ V khi chế độ nô lệ tan rã và kết thúc vào thế kỷ XVI, XVII khi CNTB xuất hiện. Thời kỳ nầy gồm 3 giai đọan:

– Sơ kỳ Trung cổ: (thế kỷ V đến cuối thế kỷ XI): thời kỳ hình thành xã hội phong kiến.

– Trung kỳ trung cổ: (thế kỷ XII đến thế kỷ XIV): thời kỳ phát triển của xã hội phong kiến.

– Hậu kỳ trung cổ: (thế kỷ XVI – thế kỷ XVII): thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của CNTB.

Phần nầy chỉ đề cập đến tư tưởng kinh tế trong giai đọan đầu.

Cơ sở kinh tế, chính trị phong kiến là chế độ đại sở hữu ruộng đất với hình thức bóc lột đặc trưng: tô hiện vật. Nền kinh tế căn bản vẫn mang tính tự nhiên, lãnh chúa là người quyết định tất cả: đất đai, tư liệu sản xuất và phân phối sản phẩm.

Điểm đặc biệt trong lịch sử Trung cổ là vai trò nhà thờ. Nhà thờ đã có ảnh hưởng quan trọng trong mọi hoạt động xã hội.

II. Đặc điểm tư tưởng kinh tế thời Trung cổ

1. Những nét đặc trưng:

Tư tưởng kinh tế thời kỳ nầy có thể khái quát như sau: bênh vực cho nền kinh tế tự nhiên, ít chú ý đến những vấn đề kinh tế hàng hóa như: giá trị, tiền tệ v.v..Ở họ không có khái niệm giá trị, lên án thương nghiệp và cho vay nặng lãi, cho tiền tệ là đơn vị đo lường chỉ có giá trị danh nghĩa. Ở nhiều điểm tư tưởng kinh tế thời Trung cổ giống thời cổ đại.

Chiếm vị trí quan trọng trong các quan điểm kinh tế thời kỳ phong kiến là học thuyết  “giá cả công bằng”. Tư tưởng nầy biểu hiện trong bộ Luật La mã, trong đó có khái niệm “giá cả chân lý” phù hợp với giá cả công bằng (Ở đầu thời Trung cổ, giá cả công bằng tức là trao đổi ngang giá). Tuy nhiên tư tưởng nầy còn bị giới hạn bởi quan điểm giai cấp. Bên cạnh đó bắt đầu xuất hiện tư tưởng không tưởng về xã hội.

2. Một số luận điểm của Saint Thomas d’ Aquin: (1225 – 1274):

Thomas d’ Aquin sinh trưởng trong một gia đình quý tộc ở Ý. Ông là một giáo sĩ, theo triết học duy tâm của Platon. Năm 1279 được phong thánh. Tác phẩm “Khái luận thần học” của ông đã trở thành cuốn từ điển bách khoa của đạo thiên chúa. Ông đứng trên lập trường thần quyền của Giáo hoàng, Giáo hoàng là trên hết, vua phải phục tùng Giáo hoàng. Ông chủ trương “thuyết ngu dân” cho rằng ngoài việc tìm hiểu Chúa thì mọi nhận thức đều là tội lỗi. Những luận điểm không phù hợp với giáo lý của nhà thờ đều không thể chấp nhận.

Nội dung tư tưởng kinh tế của Thomas d’Aquin:

a. Về quyền tư hữu: Ông ca ngơi chế độ tư hữu tài sản, bênhh vực chế độ tư hữu và nhà thờ. Ông coi quyền quản lý tài vật là do tạo hóa giao phó. Người có quyền tư hữu, tức người giàu có phải có trách nhiệm phân phối lại tài sản mình cho người nghèo khổ, thiếu thốn (theo lời dạy của Chúa).

b. Về các hoạt động kinh tế: Thomas d’ Aquin phân biệt 2 loại: những nỗ lực trực tiếp tạo ra của cải vật chất để chiếm hữu và hưởng dụng là rất đáng thương và rất đáng kính trọng; những hoạt động trung gian hưởng lợi dựa trên lao động người khác là những hoạt động đáng chê trách và bị trừng phạt. (Ví dụ: buôn bán, cho vay, nặng lãi…).

Lao động được xem như là một phương tiện cho con người sống ngay thẳng chân chính, đó là “mệnh lệnh của Thượng đế” ban cho loài người. Tiền công lao động phải được trả sòng phẳng vì “ tình huynh đệ nhân loại” và ý thức tôn trọng nhân phẩm.

c. Về tư bản và lợi nhuận: Quan niệm bây giờ cấm cho vay nặng lãi vì tiền không thể sinh ra tiền được. Nếu ai vi phạm sẽ bị trừng phát đích đáng. Hậu quả của tư tưởng nầy là làm cho tiền vay lên cao vì nhiều người đi vay mà ít người cho vay, do đó sinh ra vay tiền lén lút. Với sự phát triển kinh tế thì tư tưởng kia bớt khắt khe hơn.

d. Về địa tô: Thomas d’Aquin quan niệm địa tô là khoản thu nhập của ruộng đất, khoản nầy khác với thu nhập từ tư bản và tiền tệ.

– Ruộng đất mang lại thu nhập nhờ sự giúp đỡ của tư nhiên, tức Thượng đế, còn thu nhập của tư bản gắn liền với sự lừa dối.

– Ruộng đất làm cho tinh thần và đạo đức con người tốt lên, còn tư bản và tiền tệ chỉ gây nên những tật xấu, kích thích thói tham lam, ích kỷ. Từ đó ông cho rằng thu tô là hợp lý không cần bàn cãi.

c. Về dân số: Quan niệm bây giờ cho rằng, việc tăng dân số là một điều lợi “vì an ninh bờ cõi” và sự gia tăng sức sản xuất nhờ có nhân lực. Hơn nữa sự sinh đẻ gia tăng là phù hợp với lời khuyên của Chúa (trong câu multiphiliez – vous). Chỉ có Thomas d’ Aquin là lo ngại sự gia tăng dân số quá mức và ông chủ trương rằng mặc dù Chúa phán vậy, nhưng mọi người có quyền sống độc thân mà không sợ trái ý Chúa.

Tóm lại, tư tưởng kinh tế thời Trung cổ không có gì mấy tiến bộ so với thời cổ đại. Tuy nhiên, nó đã phản ánh được nhận thức của con người về các quá trình và quy luật kinh tế ở trình độ cao hơn, nhất là kinh tế hàng hóa.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]