Trang chủ Kinh tế và Kinh doanh Kiểm toán viên là gì? Phân loại kiểm toán viên

Kiểm toán viên là gì? Phân loại kiểm toán viên

by Ngo Thinh
194 views

1. Khái niệm, phân loại kiểm toán viên

1.1. Khái niệm:

Kiểm toán viên là khái niệm chung chỉ những người làm công tác kiểm toán cụ thể có trình độ nghiệp vụ tương xứng với công việc đó.

1.2. Phân loại

Kim toán viên ni b

Thường là những người làm nghề kiểm toán không chuyên nghiệp, họ có thể là những kế toán viên giỏi, những nhà quản lý có kinh nghiệm, những kỹ thuật viên có hiểu biết về những lĩnh vực có liên quan đến kiểm toán. Tuy nhiên, những người này cũng cần có trình độ nghiệp vụ tương xứng.

Kim toán viên Nhà nước

Là công chức Nhà nước làm nghề kiểm toán, họ được tuyển chọn và hoạt động cho tổ chức kiểm toán Nhà nước.

Kiểm toán viên Nhà nước phải có đủ các tiêu chuẩn của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các tiêu chuẩn sau đây:

– Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

– Có bằng tôt nghiệp đại học trở lên, thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;

– Đã có thời gian làm việc liên tục trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;

– Đã có thời gian làm việc liên tục từ 5 năm trở lên theo chuyên ngành được đào tạo hoặc có thời gian làm nghiệp vụ kiểm toán ở Kiểm toán Nhà nước từ 3 năm trở lên;

– Đã tôt nghiệp chương trình bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nước và được Tổng Kiểm toán Nhà nước cấp chứng chỉ.

Các chức danh kiểm toán Nhà nước:

  • Kiểm toán viên dự bị
  • Kiểm toán viên
  • Kiểm toán viên chính
  • Kiểm toán viên cao cấp

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm kiểm toán viên, kiểm toán viên chính do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định theo quy định của pháp luật. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm kiểm toán viên cao cấp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo quy định của pháp luật.

 Kim toán viên độc lp

Hầu hết các quốc gia đều đòi hỏi kiểm toán viên có trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức nhất định. Vì thế muốn hành nghề kiểm toán độc lập, các ứng viên thường phải đạt tiêu chuẩn sau đây:

  • Được đào tạo về kế toán ở một trình độ nhất định
  • Đã có kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán.
  • Trúng tuyển một kỳ thi quốc gia về các kiến thức kế toán, kiểm toán, luật kinh doanh …

Tuy có thể có sự khác biệt, nhưng thông thường sau khi đạt các tiêu chuẩn trên, họ sẽ được cấp chứng chỉ quốc gia và được đăng ký hành nghề tại một tổ chức kiểm toán. Tùy theo từng quốc gia mà danh xưng của họ có thể khác nhau, chẳng hạn như ở Hoa Kỳ, Canađa, Trung Quốc … họ được gọi là kế toán viên công chứng, ở Việt Nam được gọi là kiểm toán viên độc lập. Ngoài lĩnh vực kiểm toán, họ có thể hoạt động trong lĩnh vực khác nhau như: dịch vụ kế toán, tư vấn quản lý…

Tại Việt Nam, Điều 13 Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30-3-2004 của Chính phủ quy định:

“1. Kiểm toán viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a, Có phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; không thuộc đối tượng quy định tại khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 15 của Nghị định này;

b, Có bằng cử nhân chuyên ngành Kinh tế – Tài chính – Ngân hàng hoặc chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán và thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 4 năm trở lên;

c, Có khả năng sử dụng tiếng nước ngoài thông dụng và sử dụng thành thạo máy vi tính;

d, Có chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp.

2. Những người có chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc chứng chỉ kế toán, kiểm toán do tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp, được Bộ Tài chính Việt Nam thừa nhận thì phải đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán Việt Nam do Bộ Tài chính tổ chức và được Bộ trưởng Bộ Tài chính cấp Chứng chỉ kiểm toán viên thì được công nhận là kiểm toán viên”.

2. Trách nhiệm, quyền hạn của kiểm toán viên độc lập

2.1. Trách nhiệm của kiểm toán viên độc lập

Do tính chất đặc thù của ngành nghề, nên kiểm toán viên độc lập phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công chúng, đối với khách hàng, đối với đồng nghiệp … Trong phần này, chúng tôi chỉ giới thiệu về trách nhiệm của kiểm toán viên đối với những sai phạm của đơn vị và trách nhiệm pháp lý của bản thân người kiểm toán viên

Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với sai phạm của đơn vị xuất phát từ mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính.

Kiểm toán viên không chịu trách nhiệm về việc phát hiện và ngăn chặn các sai phạm ở đơn vị, điều này chủ yếu thuộc trách nhiệm người quản lý đơn vị. Trách nhiệm của kiểm toán viên chủ yếu liên quan đến việc diễn đạt ý kiến của mình trên báo cáo kiểm tra và để đưa ra ý kiến đó, kiểm toán viên cần thiết kế và thực hiện một cuộc kiểm toán để bảo đảm hợp lý rằng báo cáo tài chính không có sai lệch trọng yếu.

Vì thế, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với sai phạm ở đơn vị được giới hạn trong phạm vi các thủ tục kiểm toán cần thực thi để giúp họ đi đến một ý kiến về báo cáo tài chính, những thủ tục này thường được quy định trong chuẩn mực kiểm toán cụ thể.

Trách nhiệm dân sự

Nhìn chung, nguyên nhân chủ yếu của những sai phạm có thể dẫn đến trách nhiệm dân sự thường là do kiểm toán viên thiếu thận trọng đúng mức, hoặc do không tôn trọng các chuẩn mực nghề nghiệp. Lúc này, họ sẽ có thể phải chịu trách nhiệm dân sự trước những đối tượng sau đây:

  • Chịu trách nhiệm đối với khách hàng là người thuê kiểm toán báo cáo tài chính, thông thường là do không hoàn thành hợp đồng kiểm toán và gây thiệt hại cho khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm đối với các bên thứ ba có liên quan: Ví dụ như khi kiểm toán viên được công ty ABC mời kiểm toán báo cáo tài chính với mục đích để ngân hàng XYZ cho công ty này vay tiề Nếu kiểm toán viên không hoàn thành trách nhiệm của mình và dẫn đến ngân hàng XYZ bị thiệt hại, lúc này họ có thể chịu trách nhiệm pháp lý.
  • Chịu trách nhiệm đối với người sở hữu chứng khoán của các công ty cổ phần có niêm yết giá ở thị trường chứng khoán. Tùy theo luật pháp của từng quốc gia mà kiểm toán viên sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với một số người, hay toàn bộ những người sở hữu chứng khoán.

Do trách nhiệm dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Dân sự, nên nó thường được chi phối bởi Luật Dân sự của từng quốc gia, và thường bao gồm trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.

Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng: được hình thành do quan hệ hợp đồng giữa kiểm toán viên và khách hàng, kể cả các bên được ràng buộc trong hợp đồng. Ví dụ: về lỗi của kiểm toán viên

  • Phát hành báo cáo kiểm toán không đúng thời hạn theo hợp đồng
  • Không bảo mật những thông tin của khách hàng
  • Nhận xét không xác đáng về báo cáo tài chính gây thiệt hại cho khách hàng …

Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Cụ thể là khi kiểm toán viên nhận xét không xác đáng về báo cáo tài chính, lúc này ngoài các thiệt hại gây ra cho khách hàng, kiểm toán viên còn có thể gây thiệt hại cho cả những người khác khi họ sử dụng kết quả kiểm toán, và theo quan niệm phổ biến đó là các cổ đông và chủ nợ, đấy là những người sử dụng có thể thấy trước trong hiện tại và tương lai.

Trách nhiệm hình sự

Ngoài trách nhiệm dân sự, nếu có gian lận, kiểm toán còn phải chịu trách nhiệm hình sự về những sai phạm của mình.

2.2. Quyền hạn của kiểm toán viên

Theo Điều 16 và Điều 17 trong Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30-3-2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập có quy định quyền hạn của kiểm toán viên hành nghề như sau:

  • Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ.
  • Được thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính và các dịch vụ của doanh nghiệp kiểm toán quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
  • Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu kế toán và các tài liệu, thông tin khác có liên quan đến hợp đồng dịch vụ.

Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị. Đề nghị các đơn vị cá nhân có thẩm quyền giám định về mặt chuyên môn hoặc làm tư vấn khi cần thiết.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]