Khái niệm Bản lĩnh chính trị là gì? Sự hình thành và phát triển của bản lĩnh chính trị.
1. Về khái niệm bản lĩnh chính trị
Bản lĩnh chính trị là một tập hợp từ có danh từ “bản lĩnh” và tính từ “chính trị”. Nghĩa là bản lĩnh của con người của một cá nhân thể hiện ra hành vi của họ trong hoạt động chính trị. Bản lĩnh nếu xét trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của người cán bộ chủ chốt trong HTCT (sau đây gọi là bản lĩnh chính trị) thì đặc điểm lại còn có sự khác biệt nữa, chí ít thì bản lĩnh đó là cần thiết trong những tình huống lãnh đạo. Bản lĩnh chính trị đương nhiên xét nó theo nghĩa tĩnh, nhờ có bản lĩnh chính trị mà hoạt động chính trị mang lại thắng lợi cho cách mạng, mang lại hạnh phúc cho nhiều người (trong đó có hạnh phúc của người có bản lĩnh chính trị vững vàng).
XEM: Bản lĩnh là gì?
Bản lĩnh đó có yêu cầu khác nhau khi một người ở vị trí có trách nhiệm ra quyết định khác với khi người khác, chẳng hạn là thành viên trong nhóm lãnh đạo cần thiết phải làm việc theo chế độ tập thể.
Bản lĩnh chính trị là tập hợp những phẩm chất tích cực, tiến bộ mà nhờ nó hành động mỗi cá nhân trong hoạt động chính trị được định hướng theo hưởng ích cực (xét theo kết quả cuối cùng) mang lại thắng lợi nhất định cho một sự kiện chính trị.
Bản lĩnh chính trị chỉ xuất hiện trong sinh hoạt chính trị; nói cách khác, bản lĩnh chính trị là một phạm trù lịch sử. Những khái niệm như bản lĩnh chính trị, lập trường giai cấp sẽ mất đi khi thể chế chính trị ra khỏi đời sống của con người trong tương lai.
Mỗi tổ chức chính trị, mỗi đảng đều từ tư tưởng, lí tưởng của mình mà có tôn chỉ, mục đích, lí tưởng của đảng. Vấn đề là đảng đó đấu tranh cho mục tiêu nào? cho riêng đảng mình hay cho lợi ích giai cấp, dân tộc? Đây là điều quy định tổ chức của dàng, nó được biểu hiện thành hệ thống chính trị. Nếu mục tiêu của đảng là đấu tranh, phấn đấu thực hiện lợi ích giai cấp, dân tộc, nhân dân mình thì hệ thống chính trị của đảng chính trị sẽ phải có các yếu tố cấu thành, các thiết chế hoạt động và cơ chế vận hành sao cho phù hợp và đạt được mục tiêu chung của đảng, của nhân dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân – giai cấp tiên phong trong phong trào đấu tranh xoã bỏ bóc lột, giải phóng xã hội và giải phóng con người, xây dựng một xã hội mà ở đó, “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” (Mác-Ăngghen) – Xã hội giàu mạnh, văn minh, con người hạnh phúc – Xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Những đặc điểm đó nói lên bản chất của Đảng của giai cấp công nhân, đảng của giai cấp tiên phong về tư tưởng, đồng thời là lực lượng chủ yếu thúc đẩy xã hội phát triển. Nhưng giai cấp công nhận không chỉ thực hiện lí tưởng giải phóng mình mà còn giải phóng toàn xã hội, đem lại lợi ích cho toàn thể nhân đàn lao động. Vậy là mục tiêu của Đảng Cộng sản là đem lại giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc cho toàn xã hội – toàn thể nhân dân lao động.
Mục tiêu đó của Đảng Cộng sản Việt Nam quy định hệ thống chính trị của Đảng ta: Đảng – Nhà nước – Các tổ chức xã hội – chính trị (Mặt trận Tổ quốc, Các đoàn thể nhân dân…). Hệ thống chính trị đó từ trong cơ cấu của nó đã nổi lên bản chất xã hội chủ nghĩa – hệ thống chính trị của nhân dân và phục vụ nhân dân. Đảng là người lãnh đạo hệ thống chính trị nhưng cũng là một bộ phận tạo nên hệ thống chính trị. Đảng lãnh | nước và các tổ chức xã hội – chính trị khác cũng thực hiện mục tiêu chính trị của toàn thể nhân dân. Nhà nước là nơi tập trung quyền lực của nhân dân – nhà nước quản lí, điều hành chính sự thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội, thực hiện mục tiêu chính trị quốc gia. Nhân dân lao động làm chủ mọi công việc, mọi quá trình thực thi chính trị.
Đặc trưng hệ thống chính trị đó của nền chính trị Việt Nam quy định những phẩm chất và năng lực thể hiện bản lĩnh của người cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước, Các tổ chức chính trị – xã hội).
Cán bộ chủ chốt là những người nắm các quyền lực chủ chốt trong Đảng và các cơ quan Nhà nước, trong các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân. Từ bản chất Đảng, từ mục tiêu của Đảng và Nhà nước mà cán bộ chủ chốt cần có những phẩm chất và năng lực nào, được đào tạo ra sao cho thích hợp và đáp ứng tốt nhất mục tiêu chính trị của Đảng- Nhà nước. Cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước gồm cán bộ từ Trung ương đến Tỉnh (Thành phố trực thuộc Trung ương), Huyện ( Quận, Thị xã..), Xã (Phường) theo ngành dọc của hệ thống chính trị. Cán bộ chủ chốt cũng là những người nắm quyền lãnh đạo, quản lí chủ chốt của các Ban, Ngành của Đảng, của các Bộ. Ngành chuyên môn… Đây là hệ thống cán bộ lãnh đạo, quản lí các cơ quan từ Trung ương đến các địa phương, các ngành, nó quyết định thành bại của việc thực hiện mục tiêu của Đảng, Nhà nước – của hệ thống chính trị. Cho nên, bản lĩnh chính trị của đội ngũ chủ chốt có tính quyết định vận mệnh của hệ thống chính trị, của nền chính trị, tương lai đất nước và dân tộc.
Bản lĩnh chính trị của người cán bộ nói chung, người cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị ở nước ta nói riêng là khả năng, ý chí, nghị lực vượt qua mọi thách thức hiện nay để kiên định giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa, nhằm xây dựng thành công một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ chủ chốt được quy định ở Khi chất, Khí chất của đội ngũ cán bộ này thực chất là thành phần xuất thân của đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị. Nếu nhìn từ phương diện mỗi cá nhân thì khí chất cá nhân là nền tảng quy định khuynh hướng và khả năng phát triển trong tương lai của cá nhân. Còn với tư cách một đội ngũ cán bộ thì khí chất này thực chất là bản chất của những người yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những người mang bản chất của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động Việt Nam yêu nước. Đây là khí chất nền tảng, chúng sẽ quy định lập trường chính trị Đảng Cộng sản, lập trường của giai cấp công nhân, nhân dân lao động Việt Nam, trung thành với nhân dân, với chủ nghĩa xã hội, do đó trung thành với Đảng, với Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Những yếu tố khí chất này là những yếu tố nền tảng cho bản lĩnh chính trị của người cán bộ chủ chốt. Đảng và Nhà nước ta có một đội ngũ cán bộ chủ chốt vững mạnh, bảo đảm khí chất cách mạng; làm nên những thành tựu to lớn của Đảng và Dân tộc. Nhưng cũng có không ít người, khi đứng vào hàng ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng và Nhà nước (hệ thống chính trị) thì bị thoái hoá, biến chất biểu hiện ở chỗ dao động, nghi ngờ mục tiêu chủ nghĩa xã hội của Đảng ta và nhân dân ta. Đây là những cán bộ thiếu bản lĩnh chính trị vững vàng. Có thể do nền tảng khí chất chưa được đặt nền móng vững chắc. Nền móng này có thể do xuất thân giai cấp, nhưng cũng có thể do yếu tố quan trọng khác là sự trang bị tri thức về chủ nghĩa xã hội, về khoa học thực thi chính trị chưa bảo đảm.
Sự dao động, nhất là sự đổi chiều trong mục tiêu chính trị, cụ thể đối với căn bộ ta là mục tiêu chủ nghĩa xã hội ở những cán bộ chủ chơi là cực kì nguy hiểm, nó phương hại lớn đến việc thực hiện mục tiêu chính trị của tổ chức chính trị, đến cơ quan đầu não, đến bộ, ngành và cả sự nghiệp cách mạng nói chung.
Phẩm chất đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt là mảng yếu tố thức hai bảo đảm bản lĩnh của họ. Phẩm chất trước hết biểu hiện ở sự bảo đảm các yêu cầu về con người với tư cách chủ thể chính trị chủ chốt mẫu mực trong hệ thống chính trị. Yêu nước, yếu lao động, yêu chủ nghĩa xã hội của đội ngũ cán bộ chủ chốt không chỉ biểu hiện ở tinh thần, thái độ, mà phải biểu hiện cụ thể trong hành vi hoạt động trên cương vị chính trị chủ chốt của mình. Điều đó thể hiện ở sự hiểu biết, sự khẳng định mục tiêu chủ nghĩa xã hội, kiên định trong bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phải hiểu được bản chất con đường tất yếu của xã hội loài người là xã hội xã hội chủ nghĩa. Nắm được tất yếu vận động và phát triển biện chứng, quanh co khúc khuỷu cửa quá trình tiến lên chủ nghĩa xã hội, từ đó mà tin tưởng vào tất thắng của chủ nghĩa xã hội và sự lựa chọn con đường và sự phần đấu của Đảng, của nhân dân ta cho chủ nghĩa xã hội là đúng đắn và duy nhất tiến tới xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trước khó khăn thực tế của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước sự phát triển hiện tại của chủ nghĩa tư bản, trước sự vượt trước về mặt vật chất của xã hội tư bản, người cán bộ chủ chốt thể hiện bản lĩnh chính trị của mình ở chỗ vẫn thấy được mạch sống bên trong của dòng chảy xã hội loài người là chủ nghĩa xã hội, từ đó mà kiên định lí tưởng và con đường xã hội chủ nghĩa, bằng tất cả niềm tin và sức mạnh của mình, phấn đấu cho thành công của chủ nghĩa xã hội.
Yêu cầu này không phải là xa lạ đối với cán bộ chính trị chủ chốt trong hệ thống chính trị của ta hiện nay. Sự dao động, nghi ngờ, chuyển hướng tư duy và cả trong hành động của không ít cán bộ chủ chốt đã là một thực tế. Chẳng hạn, từ thực tế hiện tại, có người cho rằng, chủ nghĩa tư bản mới là đúng quy luật phát triển xã hội chủ nghĩa xã hội chỉ là mong muốn của con người (nhân dân ta), rằng thực tế xã hội ta đang vận động, đang diễn ra theo quy luật phát triển tư bản chủ nghĩa, cũng có người xem thường định hướng xã hội chủ nghĩa; hiểu một cách mơ hồ về quyết định luận kinh tế của Mác, người ta hóa chính trị vào kinh tế, cho rằng, vấn đề là giàu có, còn đi theo con đường nào không thành vấn đề v.v và v.v.
Rõ ràng, phẩm chất chính trị là yếu tố quy định nghiêm ngặt bản lĩnh chính trị. Không đủ phẩm chất chính trị nên bản lĩnh chính trị không đúng, dẫn tới suy nghĩ và hành động sai lầm.
2. Sự hình thành và phát triển của bản lĩnh chính trị
Bản lĩnh chính trị của người cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị nước ta không phải là bẩm sinh, vốn có ở họ. Nó là kết quả của sự rèn luyện công phu, nghiêm túc của mỗi cá nhân. Bản lĩnh chính trị được hình thành, phát triển do nhiều yếu tố khác nhau. Đó là sự học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu của bản thân người cán bộ và của những điều kiện kinh tế-xã hội tạo nên. Nói một cách cụ thể:
Thứ nhất, bản lĩnh nói chung, bản lĩnh chính trị nói riêng được hình thành trên cơ sở những tiền để tâm – sinh lý của bản thân người cán bộ.
Chẳng hạn như tính khí của từng người như tính bị quan hay lạc quan, trầm tĩnh hay sôi nổi; lòng vị tha yêu thương con người hay ích kỷ, hẹp hòi; tính trung thực hay giả dối.v.v. Những yếu tố này chịu sự chi phối của các quy luật sinh học cũng như quy luật xã hội và cùng nhau tạo nên cá tính của từng người. Những cá tính này ảnh hưởng, tác động tới việc hình thành, củng cố, rèn luyện, trau dổi bản lĩnh của từng người. Chẳng hạn những người hay bị quan, ích kỷ, hẹp hòi sẽ khó mà có được bản lĩnh nói chung, bản lĩnh chính trị nói riêng.
Thứ hai, bản lĩnh chính trị của người cán bộ được hình thành thông qua sự tự giáo dục, rèn luyện của bản thân người cán bộ cũng như sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.
Bản lĩnh của con người nói chung trước hết, phải do chính con người tự giáo dục, rèn luyện mà có. Cho nên, bản lĩnh chính trị của người cán bộ, trước hết là kết quả tự giáo dục, rèn luyện, trau dồi của bản thân người cần bộ. Thiếu sự tự cố gắng nỗ lực học tập, trau dồi, rèn luyện, người cán bộ không thể có bản lĩnh. Để có bản lĩnh chính trị, người cán bộ phải không ngừng học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, học tập chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ học vấn.v.v..Đồng thời, người cán bộ còn phải không ngừng trau dồi đạo đức cách mạng. Bởi lẽ, không có đạo đức cách mạng, người cán bộ cũng không thể có bản lĩnh chính trị được.
Bản lĩnh chính trị của người cán bộ còn chịu sự tác động của giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Ngay từ thời thơ ấu, giáo dục gia đình đã ảnh hưởng tới việc hình thành bản lĩnh của con người. Một gia đình luôn kiên trì phấn đấu cho chân – thiện- mỹ sẽ là cơ sở tốt để hình thành bản lĩnh dám hy sinh vì chân-thiện- mỹ của các thành viên trong gia đình. Một gia đình luôn giáo dục lòng trung thực, đức hy sinh vì người khác.v.v.. sẽ là cơ sở để hình thành bản lĩnh đám đấu tranh vì lẽ phải v.v.. Môi trường đạo đức gia đình sẽ là cái nôi đạo đức để nuôi dưỡng hình thành nên những phẩm chất đạo đức cao đẹp của con người. Một con người có đạo đức, dám hy sinh vì người khác, không hám lợi, không hãm danh mới là người dám đấu tranh vì lẽ phải, dám bảo vệ cái đúng, mặc dù thua thiệt cho bản thân. Nói khác đi, một người không có đạo đức thì không thể có bản lĩnh, nhất là bản lĩnh chính trị. Giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng trong giáo dục đạo đức con người. Thông qua đó gia đình giáo dục, rèn luyện, trau dổi, phát triển bản lĩnh con người.
Sự giáo dục của nhà trường xã hội chủ nghĩa góp phần nâng cao học vấn, trình độ nhận thức cũng như nhân cách, phẩm chất đạo đức cho người học. Sự hoang mang, dao động, mất niềm tin chính trị thường xuất hiện khi người cán bộ thiếu hiểu biết, không đứng vững trên lập trường thế giới quan duy vật khoa học. Để có trình độ học vấn, có thế giới quan duy vật khoa học thì con đường nhanh nhất, hiệu quả nhất là học tập qua trường học. Như vậy, giáo dục của trường học sẽ gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần hình thành bản lĩnh nói chung, bản lĩnh chính trị của người cán bộ nói riêng. Cùng với giáo dục gia đình và nhà trường, xã hội cũng là môi trường rèn luyện bản lĩnh của con người nói chung. bản lĩnh chính trị của người cán bộ nói riêng. Thông qua dư luận xã hội, định hướng của xã hội cũng như các yêu cầu mà xã hội đòi hỏi mà các cá nhân – cán bộ điều chỉnh nhận thức, ý chí, tình cảm, niềm tin, hành vi đạo đức của mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Trên cơ sở đó, bản lĩnh của họ được hình thành. trau dổi, rèn luyện, phát triển phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
Thứ ba, bản lĩnh chính trị của người cán bộ được hình thành, rèn luyện, phát triển trên nền văn hoá chính trị của bản thân người cán bộ và giai cấp mà người cán bộ đó thuộc về.
Văn hoá chính trị được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng nhiều ý kiến đều cho văn hoá chính trị là những giá trị phản ánh mặt tích cực trong thực tiễn chính trị vì con người và cho con người trước hết là vì người lao động và cho người lao động. Như vậy, với đúng nghĩa của văn hoá chính trị, đó là những giá trị trong chủ trương, đường lối chính sách, trong toàn bộ hệ thống chính trị nhằm tổ chức thực thi quyền lực chính trị để giải phóng con người một cách triệt để nhất, trước hết là giải phóng người lao động. Văn hoá chính trị của giai cấp công nhân ở nước ta được dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhằm giải phóng con người triệt ở mọi phương diện khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nô dịch. Văn hoa chính trị của giai cấp công nhân mang bản chất công nhân và luôn thể hiện sự thống nhất giữa lợi ích giai cấp, dân tộc và nhân loại. Như vậy, người cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị ở nước ta nếu không có được, không thấm nhuẩn được văn hoá chính trị của giai cấp công nhân thì sẽ khó mà có được bản lĩnh chính trị vững vàng.
Thứ tư, bản lĩnh chính trị còn được hình thành, trau dói, rèn luyện trên cơ sở kinh nghiệm hoạt động thực tiễn chính trị của chính đội ngũ cán bộ.
Một người thiếu từng trải không thể có bản lĩnh, bất luận trong lĩnh vực nào. Phải trải nghiệm qua nhiều thử thách, thành công, thất bại bản lĩnh mới được hình thành, củng cố. Kinh nghiệm hoạt động thực tiễn chính trị cung cấp cho người cán bộ những tri thức về đời sống chính trị, giúp họ làm giàu trí tuệ của mình, khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Trên cơ sở đó, người cán bộ sẽ có điều kiện để củng cố niềm tin, lòng dũng cảm. Có niềm tin, có lòng dũng cảm, người cán bộ mới dám xả thân để kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng như mục tiêu dẫn giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Niềm tin, lòng dũng cảm còn là cơ sở giúp người cán bộ dám đương đầu với mọi khó khăn, gian khổ, thách thức, chấp nhận hy sinh để kiến trì thực hiện mục tiêu mà Đảng đã để ra. Kinh nghiệm hoạt động thực tiễn chính trị còn giúp người cán bộ được tôi luyện trong những thử thách của đời sống chính trị, tạo cho họ có niềm tin vào bản thân và vào sự đúng dẫn của chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng.
Trên cơ sở ấy, người cán bộ mới có khả năng và ý chí kiên định mục tiêu chính trị của Đảng. Kinh nghiệm hoạt động thực tiễn chính trị còn giúp người cán bộ có những kinh nghiệm quý để giải quyết những tình huống chính trị có vấn đề nảy sinh. Thông qua việc giải quyết những tình huống chính trị đó, người cán bộ càng củng cố niềm tin vào bản thân trước tình huống chính trị bất ngờ. Như vậy, bản lĩnh chính trị của người cán bộ không ngừng được trau đổi, rèn luyện, củng cố, tăng cường. Nói khác đi, hoạt động thực tiễn chính trị là nơi thử lửa cho bản lĩnh chính trị của người cán bộ. Bởi lẽ, nói kiên định lập trường, mục tiêu của Đảng bao giờ cũng rất dễ, nhưng thực hiện sự kiên định lập trường, mục tiêu ấy trên thực tế mới khó. Chính hoạt động thực tiễn chính trị mới làm cho những hạn chế về bản lĩnh chính trị của người cán bộ được bộc lộ. Trên cơ sở đó, người cần bộ có điều kiện bù đắp những thiếu hụt về tri thức, niềm tin, ý chí, nghị lực.v.v..cũng như củng cố những mặt mạnh mà mình đã có. Có như vậy, bản lĩnh chính trị của người cán bộ mới được hoàn thiện, rèn luyện, trau dổi, củng cố.
Ngoài ra, bản lĩnh chính trị của người cán bộ còn phụ thuộc vào yếu tố tổ chức, yếu tố phong trào…
Yếu tố tổ chức: một người cán bộ trở thành “cán bộ lãnh đạo” không thể bỏ qua yếu tố tổ chức. Yếu tố tổ chức là khái niệm chỉ điều kiện (tổ chức) mà nhờ nó một người từ một cần bộ bình thường trở thành (được bổ nhiệm, được cử, được bầu) cán bộ lãnh đạo. Thông qua thao tác tổ chức (nhân sự) của tổ chức (thể chế) mà một căn bộ có vị thế mới – vị thế lãnh đạo. Tổ chức là một khái niệm thuộc về thể chế. Có thể là tổ chức chính trị, (ở nước ta là Đảng cộng sản Việt Nam), tổ chức quyền lực nhà nước hoặc tổ chức chính trị xã hội. Theo những qui tác của tổ chức (pháp luật, điều lệ, nguyên tắc) một cán bộ không thể tự phong mình là cán bộ của tổ chức hay phong trào được. Thậm chí một người có nhiệt huyết có năng lực xung phong, tự nguyên hoặc tự ứng cử, nếu không có động thái tổ chức thì không thành cán bộ lãnh đạo dược.
Yếu tố phong trào: Một người mới được tuyển vào cơ quan tổ chức không thể trở thành cán bộ lãnh đạo được. (Cũng cần chú ý khái niệm cán bộ lãnh đạo không đơn thuần chỉ một người được phản công điều hành một nhóm vài ba người như tổ trưởng, nhóm trưởng, đốc công…). Thực tế một người xuất hiện những phẩm chất lãnh đạo thực sự chỉ có thể trong môi trường phong trào. Phong trào là một khái niệm tổ chức chỉ một hoạt động mang tính tập thể luôn có sự dẫn dắt một cách tự nhiên hoặc bởi sự định hướng của tổ chức. Không phải mọi hoạt động tập thể đều được coi là phong trào. Hoạt động phong trào và “sản phẩm của phong trào” luôn luôn là kết quả của sức mạnh tập thể và sự định hướng của cá nhân lãnh đạo hoặc có uy tín lôi kéo sự đồng lòng của cộng đồng. Yếu tố phong trào đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành cán bộ lãnh đạo của tổ chức chính trị và tổ chức chính trị xã hội. Cán bộ lãnh đạo nhà nước cấp cao thường cũng trưởng thành trong phong trào. Chính trong phong trào mà họ bộc lộ những phẩm chất như năng lực, trình độ, tính tiền phong để trên cơ sở đó mà được nhà nước (cơ quan hoặc tổ chức) bầu hay được bổ nhiệm.
Những yếu tố trên quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, cùng nhau tạo nên cơ sở để hình thành nên bản lĩnh chính trị của người cán bộ nói chung, người cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị ở nước ta nói riêng. Tất nhiên, bản lĩnh chính trị của người cán bộ còn phụ thuộc vào những thành quả kinh tế-xã hội, văn hoá – giáo dục – y tế v.v.. – những kết quả của các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Chính những thành quả về kinh tế, chính trị, văn hoá, y tế, giáo dục, xã hội .v.v.. của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đang cùng có thêm bản lĩnh chính trị của Đảng ta nói chung, của từng cán bộ đảng viên nói riêng.
Bản lĩnh chính trị tất nhiên còn chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện chính trị quốc tế. Tuy nhiên, những yếu tố này chỉ có tác động ảnh hưởng chứ không đồng vai trò quyết định tới việc hình thành bản lĩnh chính trị của người cán bộ. Sự nỗ lực phấn đấu, trau dồi, rèn luyện của từng cán bộ mới là nhân tố quyết định việc hình thành bản lĩnh chính trị của họ. Quá trình hình thành bản lĩnh chính trị là quá trình hết sức lâu dài, khó khăn và phức tạp, Quá trình này đòi hỏi sự phản đấu không mệt mỏi của từng cán bộ cũng như sự giáo dục, đào tạo, rèn luyện của các tổ chức Đảng các cấp.
(Lytuong.net – Nguồn tài liệu: Sự thống nhất biện chứng giữa năng lực lãnh đạo, quản lý bản lĩnh chính trị trong hoạt động của người cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị nước ta hiện nay, Viện triết học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh)