Sự hình thành Các vùng trồng lúa và các vụ lúa ở nước ta.
1. Vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc trung bộ
Vùng đồng bằng Bắc bộ và Bắc trung bộ, hàng năm có hai mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Các vụ lúa chính là
Vụ Mùa: được gieo cấy từ tháng 6 và thu hoạch vào tháng 11.
Vụ Chiêm Xuân: được gieo cấy từ tháng 11 và thu hoạch vào tháng 6 năm sau.
2. Vùng đồng bằng ven biển Trung bộ
Từ Quảng Bình vào tới Bình Thuận, cực Nam Trung Bộ. Mưa nhiều vào tháng 10 đến tháng 11. Một năm thường làm 3 vụ lúa, đó là: Đông – Xuân, Hè – Thu và vụ
3. Vùng đồng bằng Nam Bộ
Trước đây, chưa có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh đã có nhiều vùng nhỏ như vùng lúa nổi, vùng lúa cấy 2 lần, vùng lúa cấy 1 lần đối với lúa mùa địa phương. Vùng sản xuất 2 hay 3 vụ lúa/năm. Đến nay, đã có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, các vùng trồng lúa địa phương đã thu hẹp lại, còn chủ yếu là sản xuất lúa cải tiến 2 hay 3 vụ trên năm.
a. Vùng trồng lúa nổi:
Năm 1984, diện tích lúa nổi ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long vào khoảng 500.000 ha phân bố ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và một phần của các tỉnh Long An, Kiên Giang, Cần Thơ. Mực nước lũ trên ruộng hàng năm từ 1,5 ÷ 5 m vào tháng 10 ÷ Sau đó nước rút dần xuống các sông chính. Đến tháng 1 năm sau thì cạn và tháng 2 thì khô, đó cũng là thời điểm thu hoạch lúa. Các giống lúa được trồng là những giống vươn nước rất giỏi như Nàng Tây Đùm, Nàng Tri, Tàu Binh, … Khi nước rút, thân lúa nằm dài trên mặt đất, các nhánh ở các đốt vươn dậy để trỗ bông. Năng suất lúa thấp, thường từ 1 ÷ 2 tấn/ha. Một năm trồng một vụ, gieo hạt khoảng tháng 5, vào tháng 7 khi nước lũ bắt đầu dâng, cây lúa được 2 tháng tuổi, phát triển mạnh, đủ sức chịu đựng và vươn theo mực nước, nên gọi là lúa nổi.
b. Vùng lúa cấy 2 lần:
Trước 1975, diện tích lúa cấy 2 lần chiếm khoảng 000 ha, bao gồm các vùng Vĩnh Long, Sađéc (Đồng Tháp), Cần Thơ, Vị Thanh, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Ô Môn. Hàng năm, trên ruộng lúa, mực nước lên nhanh vào tháng 8 ÷ 9 và rút chậm. Mực nước cao từ 0,4 ÷ 0,8m, có nơi đến 1m. Lúc này cần có cây lúa to, khỏe, cao để chịu đựng được điều kiện nước ngập sau khi cấy, cây mạ thường không đáp ứng được yêu cầu này, nên cần phải qua thêm một giai đoạn cấy giâm nữa (cấy lần 1, gọi là cấy mạ), rồi mới nhổ để cấy lần thứ hai. Cây được nhổ từ ruộng mạ cấy lần thứ nhất được gọi là “lúa cây”. Cấy lần 2 gọi là cấy lúa cây. Các giống lúa được dùng là: Nàng Chò, Trắng Tép, Trắng Lựa, Trắng Lùn, Tàu Hương, Móng Chim, …
c. Vùng lúa cấy một lần:
Vùng lúa cấy một lần, chạy dài dọc theo bờ biển từ Long An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, chiếm diện tích khoảng 1,5 triệu ha, canh tác chủ yếu dựa vào lượng nước mưa. Đặc trưng của vùng này là đất phèn bị nhiễm mặn, và đất mặn hoặc bị nhiễm mặn.
d. Vùng lúa cải tiến (cao sản):
Các giống lúa cải tiến, không cảm quang nên có thể trồng được nhiều vụ trong năm chỉ cần đảm bảo tưới tiêu phù hợp.
Đến nay, do các công trình thủy lợi ngày một hoàn chỉnh, Vùng Đồng Bằng Nam Bộ có thể trồng lúa được quanh năm. Chính vậy, các vùng cấy lúa mùa địa phương gần như được thay thế để trồng lúa cải tiến. Trong một năm thường trồng ba vụ lúa đó là: Vụ Hè – Thu từ tháng 4 đến tháng 8. Vụ Thu Đông từ tháng 8 đến tháng 11 và vụ Đông – Xuân từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Như vậy ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, một năm có thể làm 2 vụ một cách bình thường, những nơi có điều kiện có thể làm một năm ba vụ hoặc hai năm 5 vụ lúa.