1. Định nghĩa
Ô nhiễm môi trường (pollution) là hiện tượng suy giảm chất lượng môi trường quá một giới hạn cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sinh vật.
Luật bảo vệ môi trường định nghĩa ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa ô nhiễm môi trường là việc chuyển các chất thải hoặc nguyên liệu vào môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển sinh vật hoặc làm giảm chất lượng môi trường sống.
2. Các khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm sơ cấp: là ô nhiễm nguồn, là ô nhiễm do chất thải từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường.
Ô nhiễm thứ cấp: là ô nhiễm được tạo thành từ ô nhiễm sơ cấp và đã biến đổi qua trung gian rồi mới thải vào môi trường.
Nhiễm bẩn: là trường hợp trong môi trường xuất hiện các chất lạ làm thay đổi thành phần vi lượng, hóa học, sinh học của môi trường nhưng chưa đến mức làm thay đổi tính chất và chất lượng của môi trường thành phần.
3. Phân biệt ô nhiễm môi trường và nhiễm bẩn
Một môi trường nhiễm bẩn sau đó là bị ô nhiễm, nhưng cũng có thể một môi trường bị nhiễm bẩn nhưng chưa phải là ô nhiễm. Vậy thì ô nhiễm bao hàm cả nhiễm bẩn nhưng nhiễm bẩn thì chưa chắc ô nhiễm. Vậy thì ô nhiễm bao hàm cả nhiễm bẩn nhưng nhiễm bẩn thì chưa chắc ô nhiễm. Ví dụ: ở vùng than bùn thuộc địa phận xã Biển Bạch, U Minh Thượng, nước ở đây bị nhiễm bẩn than nên có màu đen, nhưng người dân vẫn lấy nước ở đó nấu ăn và tắm giặt. Con người không bị ngộ độc, cây cối vẫn xanh tươi. Như vậy môi trường nước ở đây có nhiễm bẩn nhưng chưa bị ô nhiễm.
4. Phân loại ô nhiễm môi trường
Phân loại theo nguồn phát sinh:
- Ô nhiễm môi trường do các hoạt động công nghiệp: ví dụ như ô nhiễm khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp, ô nhiễm kim loại nặng từ các khu khai thác mỏ, ô nhiễm phóng xạ từ các nhà máy hạt nhân …
- Ô nhiễm môi trường là do các hoạt động nông nghiệp: ví dụ như việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu quá liều đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước.
- Ô nhiễm từ sinh hoạt của con người: thắp sáng, đun nấu, giặt giũ, tắm giặt,…
- Ô nhiễm môi trường do hoạt động giao thông vận tải: khí thải từ các phương tiện giao thông như: máy bay, xe lửa, ô tô, xe máy,…
Phân loại theo vị trí, độ cao:
- Ô nhiễm môi trường ven biển
- Ô nhiễm môi trường đồng bằng
- Ô nhiễm môi trường núi cao
- Ô nhiễm môi trường miền núi
- Ô nhiễm môi trường cao nguyên
Phân loại ô nhiễm môi trường theo mục đích nghiên cứu:
Tùy vào mục đích nhiên cứu mà người ta có thể chia ra:
- Ô nhiễm môi trường biển
- Ô nhiễm môi trường cửa sông
- Ô nhiễm môi trường hồ, ao
- Ô nhiễm môi trường đầm phá
- Ô nhiễm môi trường hạ lưu
- Ô nhiễm môi trường thượng lưu
Phân loại theo tài nguyên:
- Ô nhiễm môi trường đất
- Ô nhiễm môi trường nước
- Ô nhiễm môi trường không khí
Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm:
- Ô nhiễm hữu cơ
- Ô nhiễm vô cơ
- Ô nhiễm hóa học
- Ô nhiễm vi sinh vật
- Ô nhiễm phóng xạ
5. Ô nhiễm môi trường đất
Định nghĩa: Ô nhiễm môi trường đất là sự thay đổi về thành phần các tính chất lý, hóa, sinh của đất vượt quá mức bình thường, sự thay đổi này đã làm thay đổi tính chất của đất không còn phù hợp với mục đích sử dụng.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất: Môi trường đất bị ô nhiễm chủ yếu là do quá trình lan truyền các chất ô nhiễm từ môi trường không khí, môi trường nước, các chất thảy rắn trong hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất: để hạn chế ô nhiễm môi trường đất trước tiên ta phải có biện pháp ngăn ngừa, bảo vệ không để các chất thải từ môi trường nước, môi trường không khí lan truyền vào môi trường đất gây ô nhiễm môi trường đất. khi môi trường đất bị ô nhiễm tùy vào các tác nhân gây ô nhiễm mà lựa chọn biện pháp xử lý cho phù hợp.
6. Ô nhiễm môi trường nước
Định nghĩa: Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi về thành phần các tính chất lý, hóa, sinh của nước vượt quá mức cho phép, gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước: có thể là mưa, gió, bão lụt,… Nước mưa khi rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường xá,… đã kéo theo các chất ô nhiễm đi vào sông, suối, ao, hồ, biển,… hay nước thải từ các khu dân cư, các nhà máy, xí nghiệp, hoạt động giao thông, vận tải, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong nông nghiệp xả vào môi trường nước, làm môi trường nước bị ô nhiễm.
Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước: một trong những biện pháp đầu tiên để bảo vệ nguồn nước là xử lý nước thải, nhằm loại bỏ hoặc hạn chế các thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải, để khi thải ra sông hồ, nước thải sẽ không làm nhiễm bẩn nguồn nước.
7. Ô nhiễm môi trường không khí
Định nghĩa: Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất, có nguy cơ gây hại tới thực vật, động vật và ảnh hưởng đến sứ khỏe con người.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí: có 2 nguồn nguyên nhân cơ bản
+ Nguồn gây ô nhiễm tự nhiên: do các hiện tượng tự nhiên gây ra như: núi lửa, động đất, bão cát, các quá trình hủy hoại, thối rữa xác động vật tự nhiên, các phản ứng hóa học tự nhiên,… làm hình thành các chất độc hại trong không khí.
+ Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo: do quá trình sản xuất (công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp), do hoạt động giao thông – vận tải (khí thải từ các phương tiện giao thông như: máy bay, xe lửa, ôto xe máy,…), và ô nhiễm do sinh hoạt của con người (thắp sáng, đun nấu, tắm giặt,…)
Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí: có rất nhiều giải pháp để phòng ngừa và bảo vệ môi trường không khí khỏi bị ô nhiễm môi trường nhiễm như: gỉai pháp về quy hoạch, giải pháp về công nghệ (giảm ô nhiễm, làm sạch khí thải)… Vì thế ta phải biết kết hợp chặt chẽ các giải pháp trên để việc hạn chế ô nhiễm môi trường không khí có hiệu quả.
8. Chất ô nhiễm
Chất ô nhiễm là gi?
Là những chất hoặc những nguyên tố có tác dụng biến môi trường đang trong lành, sạch đẹp trở nên độc hại. Chất ô nhiễm này có thể là chất rắn (như rác, dolid waste) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thảy của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm). Nhưng cũng có khi là chất khí (SO2 trong núi lửa phun, NO2 trong khói xe hơi, CO trong khói bếp, lò gạch,…) các chất kim loại nặng như chì, đồng, … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn thăng hoa hay ở dạng trung gian. Một lúc nào đó có thể có một chất gây ô nhiễm, ở một dạng ô nhiễm. Nhưng có thể có hai hay nhiều chất gây ô nhiễm và các chất đó ở cùng các thể khí, rắn, lỏng, tác động gây ô nhiễm. Ví dụ, môi trường đất phèn do các cation Al3+, Fe2+ và cả ation SO42-, Cl– cùng với các chất khí H2S, các chất này đồng thời tác động vào cây trồng, cá, tôm gây chết cho chúng. Không khí đô thị thường vừa bị tiếng ồn quá cỡ, độ rung quá mức cho phép, rồi mùi hôi thối từ các kênh rạch, các cống rác tác động lên con người làm hại sức khoẻ, thậm chí gây chết người.
9. Chất độc hại và ngộ độc (toxicity và poisoned)
Một chất gây ô nhiễm có mặt trong môi trường đến một hàm lượng nào đó thì trở nên độc. Từ tác nhân gây ô nhiễm và trở thành tác nhân độc (toxic element) và làm ngộ độc sinh vật (poisoning), chất độc trong môi trường có 3 dạng:
- Dạng thứ nhất : chất độc bản chất (hay chất độc tự nhiên).
- Dạng thứ hai : chất độc không bản chất.
- Dạng thứ ba : trong tự nhiên chỉ trở thành độc khi nồng độ chúng tăng cao trong môi trường. Nhưng hai dạng sau thường cho chung vào một dạng là chất độc không bản chất.
+ Chất độc bản chất (natura toxic): Dạng này gồm những chất mà dù một lượng rất nhỏ cũng gây độc cho cơ thể sinh vật ở bất cứ đâu và với hầu hết sinh vật. Ví dụ như H2S, CH4, Na2CO3, Pb, Hg, Cd, Be va2 St. Ví dụ nếu thủy ngân (Hg) vượt quá 0.5 microgam/m3 không khí đã gây độc. Loại này có thể từ nước biển bị ô nhiễm, cá ăn phải tích lũy trong cơ thể cá, sau đó người ăn cá sẽ bị ngộ độc. Hiện tượng này đã xảy ra ở vịnh Tokio (Nhật Bản) làm ít nhất 50 người chết và hành trăm người nhiễm độc.
+ Chất độc theo liều lượng:
Dạng này trong điều kiện bình thường ở nồng độ thấp thì không độc, thậm chí còn là dinh dưỡng cần thiết cho thực động vật và con người, nhưng khi có nồng độ cao trong dung dịch, trong môi trường vượt quá giới hạn an toàn, chúng trở nên độc. Ví dụ trong môi trường đất, trong dung dịch đất (soil solution) NH4+ là chất dinh dưỡng của thực vật và sinh vật khi ở nồng độ thấp. Nhưng khi vượt qua 1/500 về trọng lượng là độc. Cũng như vậy với Zn bình thường là vi lượng cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng khi vượt quá 0.78% là rất độc. Hay Fe là nguyên tố cần cho thực vật và động vật nhưng khi Fe2+ trong dung dịch vượt quá 500ppm đã gây chết cho lúa … Fe trong nước uống nếu vượt quá 0.3ppm là ảnh hưởng sức khỏe con người. Khả năng gây độc còn phụ thuộc vào từng loại độc chất. Có chất gây độc cũng phụ thuộc vào bản chất của chất đó và dạng tồn tại của nó (tan, hợp chất, khí lỏng, vô cơ, hữu cơ). Ví dụ Al3+ (dạng tan) xâm nhập từ môi trường vào tế bào rễ một cách thụ động, phá vỡ các vách ngăn tế bào, cư trú bất hợp pháp ở đó, phá vỡ các hệ thống enzime catalanza, phosphataza, trong rễ, thân lá và peroxydata trong rễ, gây nên đối kháng ion với Ca2+, gây bệnh lão hóa ở người, bệnh nổ mắt ở cá.
Với chì (Pb), chỉ cần một lượng nhỏ 0.5ppm trong máu nó ức chế hệ enzime ngăn tổng hợp hemolobine trong máu. Thủy ngân (Hg) gây ảnh hưởng mạnh đến thần kinh não. Thủy ngân độc hơn chì gấp 5 lần, nhất là thủy ngân dạng HgCl bay hơi thì rất độc gây tổn thương ruột, thận. Tetra Ethyl chì độc hơn 100 lần so với chì nguyên chất, còn Methyl thủy ngân độc gấp 50 lần chì nguyên chất, nó ở lại trong mở và tế bào thần kinh. Với một lượng 20 – 40 ppm nó sẽ phá vỡ toàn bộ hệ thần kinh…
Một chất trở thành độc không những phụ thuộc vào nồng độ, liều lượng của nó trong môi trường mà còn phụ thuộc vào đối tượng sinh vật chịu tác động của chất đó. Tác dụng ngộ độc (poisoned) đối với mỗi đối tượng động vật và người sẽ khác nhau. Thậm chí nó không những phụ thuộc vào từng bộ, loài, giống sinh vật mà còn phụ thuộc vào kiểu di truyền gen và sức khỏe hiện thời của từng cá thể đó. Hơn thế nữa, nó còn phụ thuộc cả với giới tính nữa. Ví dụ, một trường hợp cả nhà ăn khoai mì (manihot – sắn) luộc có rễ tranh xuyên vào ruột cũ khoai, nấu chưa kỹ, khoai không ngâm trước khi luộc, luộc không mở vung, ăn khi đang đói, mấy đứa trẻ ngộ độc đầu tiên, sau đó là bà vợ và cuối cùng là ông chồng. Trong khoai mì, nhất là đầu chóp củ, cuống, vỏ, hoặc chổ rể tranh xuyên vào chứa rất nhiều chất acid xyanyua (HCN), một chất độc nguy hiểm.
Nhiễm bẩn (dirty)trong khái niệm ô nhiễm cũng cần phân biệt giữa nhiễm bẩn và ô nhiễm. Một môi trường có thể bị nhiễm bẩn sau đó là bị ô nhiễm, nhưng cũng có thể một môi trường bị nhiễm bẩn nhưng chưa phải là ô nhiễm. Vậy thì ô nhiễm bao hàm cả nhiễm bẩn nhưng nhiễm bẩn thì chưa chắc là ô nhiễm. Ví dụ, ở vùng than bùn thuộc thị xã Biển Bạch, U minh Thượng, nước ở đây bị nhiễm bẩn than nên có màu đen, nhưng người dân vẩn lấy nước nấu ăn và tắm giặt. Con người không bị ngộ độc, cây cối vẫn xanh tươi. Như vậy môi trường nước ở đây có nhiễm bẩn nhưng chưa bị ô nhiễm.
Một môi trường cò thể bị nhiểm bẩn nhưng chưa phải là ô nhiễm, hơn thế nữa, môi trường đó có thể bị ô nhiễm nhưng chưa gây độc cho sinh vật, hoặc lả chưa đến mức gây độc, hoặc là chưa có mặt của đối tượng sinh vật để gây độc. Mặc khác, cũng có thể có chất gây độc nhưng sinh vật chưa bị nhiễm độc hoặc chưa đủ mức nhiễm độc.
Trong khoa học môi trường có một chuyên nghành gọi “độc chất học môi trường”. Đó là một lãnh vực nghiên cứu bao gồm việc phát sinh tiêu hủy và ảnh hưởng các chất gây ô nhiễm đến mức độc hại của thiên nhiên và nhân tạo trong môi trường. Nó được xác định ở phạm vi hẹp như trong nhà ở, nơi làm việc hoặc trong phạm vi rộng như trên trái đất bầu khí quyển. Độc chất học môi trường là một môn học cơ bản của môi trường.
10. Nguồn gây ô nhiễm
Ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn khác nhau. Nguồn gây ô nhiễm là nguồn thảy ra các chất gây ô nhiễm. Người ta có thể có nhiều cách chia nguồn gây ô nhiễm theo tính chất hoạt động, theo khoản cách không gian gốc phát sinh.
+ Chia theo tính chất hoạt động thành 5 nhóm:
- Do quá trình sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, tiểu thủ CN).
- Do quá trình giao thông vận tải
- Do sinh hoạt
- Do tự nhiên
+ Chia theo phân bố không gian có 3 nhóm :
- Điểm ô nhiễm, cố định, ví dụ ống khói nhà máy gây ô nhiễm.
- Đường ô nhiễm, di động, ví dụ xe cộ gây ô nhiễm trên đường.
- Vùng ô nhiễm, lan tỏa: vùng thành thị, khu công nghiệp gây ô nhiễm và lan tỏa trong thành phố đến vùng nông thôn.
+ Chia theo nguồn phát sinh:
- Nguồn sơ cấp, là ô nhiễm từ nguồn, thải trực tiếp vào môi trường.
- Nguồn thứ cấp, chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ cấp và đã biến đổi qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm.
11. Mức độ ô nhiễm
Một môi trường sinh thái điều có mức độ khác nhau được gọi là ô nhiễm. Để đảm bảo cho môi trường trong lành sạch đẹp, các tổ chức quốc tế và các chính phủ đã xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường không giống nhau ở các nước khác nhau và mục đích khác nhau. Ví dụ cũng là môi trường nước, nhưng nước uống (drinking water) có tiêu chuẩn môi trường khác với nước tắm giặt, nước sống hồ. Vì vậy, khi một bình nước để uống có thể gọi là ô nhiễm nhưng nó khó không phải là ô nhiễm khi dùng nó để tắm giặt hoặc tưới cây. Một dòng kênh có thể gọi là ô nhiễm nếu dùng để tắm, nhưng lại tốt cho thủy lợi, tưới cây chống hạn. Danh từ “ô nhiễm” ta thường dùng trong giao tiếp là nơi ô nhiễm đối với sức khỏe con người.
12. Sự lan truyền và tác động của chất ô nhiễm
Chất ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm, trung tâm ô nhiễm lan truyền trong trong các môi trường sinh thái. Chất ô nhiễm này có thể tác động lên môi trường vật lý như đất, nước, không khí có thể nằm yên lại đó một thời gian, cũng có thể biến đổi ở đó để rồi sau đó tác động lên động, thực vật và con người. Một bộ phận khác từ nguồn ô nhiễm trực tiếp tác động lên sinh vật. Theo quan điểm các nhà môi trường, đường đi của sự lan truyền này theo mô hình 3:
Chất ô nhiễm qua giai đoạn điều lan truyền qua môi trường trung gian (hay môi trường bên ngoài – môi trường vật lý) ở đó các chất này bị tác động cơ học, lý học.
Nhiệt độ cao, ánh sáng, năng lượng mặt trời, dòng chảy, độ hòa tan và phân tán các chất ô nhiễm có thể gia tăng tác nhân gây ô nhiễm độc (và cũng có thể bị kết tủa, giảm tính độc). Sau đó chúng đi vào cơ thể sinh vật tức là chúng đã vào môi trường bên trong. Ở đó tùy theo cơ thể từng nhóm độc mà chúng tác động lên hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, di truyền gen, hoặc tác động lên cơ chế trao đổi chất, lên quá trình đổi nước của thực vật. Tuy nhiên một phần nhỏ của các chất độc này bị khống chế của sinh vật, đào thảy qua con đường bày tiết, nếu như chúng chưa đủ hàm lượng gây độc. Ngược lại, các chất có hàm lượng đủ lớn cũng sẽ gây ngộ độc cho sinh vật. Sau đó là các yếu tố bệnh lý cơ thể sẽ xuất hiện hoặc tử vong.
13. Ảnh hưởng của trường vật lý đến chất ô nhiễm
Trong môi trường bên ngoài, các chất ô nhiễm có thể ở trong môi trường đất, môi trường nước, không khí. Vì vậy chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhân tố trong môi trường đó. Vì hấu hết các chất độc đó mang tính hóa chất hay hóa sinh nên chúng bị ảnh hưởng mạnh. Ví dụ các tác nhân sau đây:
– pH môi trường: phản ứng kiềm, acid, trung tính là tác nhân đầu tiên ảnh hưởng đến độ tan, độ pha loãng và hoạt tính của độc chất.
– EC: độ dẫn điện, nhất là những chất độc có tính điện giải.
– Các chất cặn: ví dụ trong môi trường đất phèn quá nhiều hạt lơ lửng huyền phù của keo sét thì các tác nhân độc Al3+ dể bị kết tủa và sẽ kết hợp với keo sét mang điện âm. Và như vậy, Al3+ đã mất độc tính.
– Nhiệt độ: thuốc DDT và các chất diệt rầy thường được nâng cao độc tính khi nhiệt độ cao, hay là Clo thủy ngân, nếu nguồn nhiễm hơn độc này khi niệt độ cao sẽ tác dụng nhanh gấp đến 2,3 lần so với nhiệt độ thấp.
– Diện tích mặt thoáng: ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phân bố và tác động của chất độc.
– Các chất đối kháng hoặc chất xúc tác: trong môi trường bên ngoài, nếu có các chất xúc tác thì độc tính sẽ cao lên. Ngược lại, có xuất hiện các chất đối kháng thì có thể triệt tiêu hoặc giảm tính độc.
– Ngoài ra độ ẩm, tốc độ gió, sự lan truyền sóng, động lực dòng chảy, hạ lưu và ánh sánh cũng gây tác động không nhỏ đến hoạt tính các độc chất.
14. Sự xâm nhập của chất ô nhiễm vào cơ thể người
Ở môi trường bên trong, chất ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể con người và động vật theo đồng thời qua da, qua hô hấp, qua ăn uống, qua vết xước chảy máu.
– Quá trình xâm nhập: có thể xâm nhập thụ động, sau đó là quá trình vận chuyển rồi tới quá trình tích lũy và gây hại.
Có thể một chất nào đó xâm nập qua hô hấp, được vận chuyển qua máu lan truyền, trong mao quản, gây hại ở hệ tuần hoàn hoặc ở tim.
– Khả năng tồn trữ chất độc trong cơ thể phụ thuộc vào tính chất hóa học, vật lý, cấu trúc phân tử và hoạt tính của nó cũng như sự đề kháng của cơ thể. Các chất kháng sinh tích lũy trong phổi, các chất điện giải như canxi tích lũy trong thận…
– Nếu cơ thể có khả năng đề kháng các chất độc sẽ lọc qua thận và thải qua nước tiểu, hoặc phân, hoặc qua mồ hôi.
Nếu như ở trong tự nhiên, môi trường có khả năng tự làm sạch thì trong sinh vật có khả năng đề kháng. Vì vậy bất kỳ một cơ thể sinh vật nào dù ít dù nhiều điều có khả năng bài tiết loại thảy chất độc (bị ô nhiễm ở môi trường bên trong).
15. Chất ô nhiễm, chất độc lan truyền theo dây chuyền thực phẩm
Dây chuyền thực phẩm (goods chain) được định nghĩa như là một con đường cung cấp thực phẩm cho nhau giữa các sinh vật trong một hệ sinh thái môi trường. Vì vậy, nếu trong thực phẩm 1 cho động vật đ1 ăn bị nhiễm độc thì động đ2 ăn, đ2 sẽ cũng có nguy cơ nhiễm độc. Ví dụ, thuốc trừ sâu có gốc CL đã thấm vào rau, cỏ. Bò, lợn ăn rau cỏ đó bị nhiễm độc Cl. Sau đó người ta ăn thịt bò, lợn cũng bị nhiễm độc Clo luôn. Vụ cá biển ăn phải rong rêu, phiêu sinh nhiễm Hg ở vịnh. Tokyo (Nhật Bản), cá sẽ bị nhiễm độc thủy ngân. Con người không biết ăn cá này cũng bị nhiễm độc thủy ngân gây chết người. Đó là một vì dụ điển hình của dây chuyền thực phẩm ô nhiễm.
(Nguồn tài liệu: Giáo trình – Môi trường học cơ bản – GS. TSKH Lê Huy Bá)