Trang chủ Tài chính Tiền tệ Chế độ lưu thông tiền tệ

Chế độ lưu thông tiền tệ

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 835 views

Tiền tệ là sản phẩm tất nhiên của nền kinh tế hàng hóa. Nhưng chế độ lưu thông tiền tệ là sản phẩm của Pháp quyền. Sự phát triển của chế độ lưu thông tiền tệ không những tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia mà còn được quyết định bởi trình độ tổ chức của Nhà nước. Trong lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất xã hội, chế độ lưu thông tiền tệ có xu hướng ngày càng được hoàn thiện. Tùy thuộc vào trình độ phát triển của phương thức sản xuất – xã hội, ở mỗi quốc gia chế độ lưu thông tiền tệ có một nét đặc thủ.

Tuy nhiên những yếu tố cơ bản của chế độ tiền tệ đều có những nội dung tương tự nhau. Hai chế độ lưu thông tiền tệ điển hình, đó là chế độ lưu thông tiền đúc kim loại và chế độ lưu thông tiền dấu hiệu.

Hiện nay không còn nước nào lưu thông tiền đúc bằng kim loại bản vị (tiền đúc bằng vàng) nữa, toàn thế giới lưu hành dấu hiệu (tiền giấy và tiền kim loại kém giá). Tuy nhiên về phương diện lý thuyết chúng ta vẫn cần phải nghiên cứu vấn đề này để vận dụng các học thuyết tiền tệ nhằm giải quyết tốt tình hình lưu thông tiền tệ trong thực tiễn.

1. Khái niệm

Chế độ lưu thông tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một nước do luật pháp Nhà nước quy định, trong đó các yếu tố khác nhau của lưu thông tiền tệ được kết hợp thành một khối thống nhất.

Các yếu tố:

a. Kim loại tiền tệ

Kim loại tiền tệ là những kim loại quý được sử dụng làm vật ngang giá chung do Luật pháp Nhà nước quy định. Kim loại nào được lựa chọn làm nguyên liệu đúc tiền thì kim loại đó được gọi là kim loại tiền tệ (hay còn gọi là kim loại bản vị).

Kim loại nào được Luật pháp Nhà nước lựa chọn làm kim loại tiền tệ còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia. Thông thường các nước phát triển đều là các nước có nền kinh tế mạnh, nên kim loại tiền tệ thường được sử dụng là kim loại có giá trị cao hơn.

Ở các nước kinh tế phát triển, kim loại tiền tệ được sử dụng theo hướng phát triển từ kim loại kém giả đến kim loại có giá trị cao nhất, tốt nhất, đó là Đồng – Bạc – Vàng.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước Tư bản Chủ nghĩa chọn Vàng làm kim loại tiền tệ.

b. Đơn vị tiền tệ

Sau khi chọn được kim loại tiền tệ, các Nhà nước phải đặt tên gọi cho tiền tệ của nước mình.

Đơn vị tiền tệ bao gồm hai nội dung:

Thứ nhất là tiêu chuẩn giá cả.

Thứ hai là ký hiệu quốc gia và ký hiệu quốc tế (tên gọi quốc tế) của tiền tệ, được Luật pháp Nhà nước thừa nhận.

Trên cơ sở đơn vị tiền tệ được pháp luật Nhà nước quy định, Nhà nước sẽ phát hành tiền vào lưu thông theo bội số hoặc ước số của đơn vị tiền tệ.

Ví dụ về tiền tệ của Mỹ:

– Đơn vị tiền tệ là Dollar.

– Tên gọi quốc tế là USD.

– Tiêu chuẩn giá cả trước năm 1973 là 1,504 gr vàng ròng (vàng nguyên chất), tiêu chuẩn giá cả của USD sau năm 1973 là 0,73662 gr vàng ròng.

Hệ thống Dự trữ liên bang Hoa Kỳ sẽ phát hành tiền vào lưu thông theo: đơn vị tiền tệ hoặc theo số đơn vị tiền tệ hoặc theo ước số của đơn vị tiền tệ.

Phát hành tiền đơn vị: 1 USD

Phát hành tiền bội số: 2 USD, 5 USD, 10 USD, 20 USD, 50 USD và 100 USD. Phát hành tiền ước số: 1/100 USD, 1/50 USD, 120 USD, 1/10 USD, 15 USD và 1//2 USD (1, 2, 5, 10, 20 và 50 cent).

c. Chế độ đúc tiền

Chế độ đúc tiền là toàn bộ những quy định của Nhà nước bằng Luật pháp có liên quan đến chế độ đúc tiền và lưu thông tiền đúc, Có hai chế độ đúc tiền, đó là chế độ đúc tiền tự do và chế độ đúc tiền nội bộ.

– Chế độ đúc tiền tự do áp dụng đối với loại tiền đúc đủ giá: đúc bằng kim loại tiền tệ như vàng, bạc nguyên chất. Với chế độ này dân chúng được đúc tự do theo tiêu chuẩn giá cả do Luật pháp Nhà nước quy định.

– Chế độ đúc tiền nội bộ áp dụng đối với loại tiền đúc kém giá, loại tiền này thường được đúc bằng kim loại như: kẽm, nhôm, chì. Chỉ có Nhà nước mới được đúc tiền theo chế độ đúc tiền nội bộ, nhằm mục đích:

+ Hạn chế phát hành tiền quá mức vào lưu thông.

+ Ngăn chặn hiện tượng “tiền xấu đuổi tiền tốt”.

+ Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

+ Khắc phục khó khăn về kỹ thuật đúc tiền.

+ Sử dụng làm tiền lẻ (tiền xu).

2. Các hình thức của chế độ lưu thông tiền kim loại

Theo sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, chế độ lưu thông tiền tệ kim loại cũng phát triển từ thấp đến cao, cụ thể là từ chế độ tiền tệ sử dụng kim loại kém giá đến chế độ tiền sử dụng kim loại có giá trị cao hơn.

2.1. Chế độ song bản vị (lưỡng kim bản vị)

v Khái niệm: Chế độ song bản vị là chế độ tiền tệ mà pháp luật quy định hai kim loại (Vàng và Bạc hoặc Bạc và Đồng) dồng thời làm kim loại bản vị. Tiền tệ bản vị được tự do đúc và có hiệu lực pháp lý chi trả vô hạn.

+ Các hình thức: chế độ tiền tệ song bản vị được chia ra làm hai loại: một là chế độ song bản vị song song, hai là chế độ song bản vi kép.

Chế độ song bản vị song song (hay còn gọi là chế độ song bản vị song hành): là chế độ lưu thông tiền tệ mà trong đó hai loại tiền bản vị lưu thông căn cứ vào giá trị thực tế của kim loại chứa đựng trong đồng tiền, không có sự can thiệp của Nhà nước trong việc quy định quan hệ giá trị giữa hai loại tiền đúc.

Ví dụ: Anh quốc vào năm 1633 đúc hai loại tiền kim loại là tiền Vàng “Guinea” và tiền Bạc “Shilling”.

Tỷ giá 1 Guinea = x Shilling

(x thường lớn hơn 1 và được hình thành tự phát trên thị trường.)

Chế độ song bàn vị kép: Chế độ song bản vị kép là chế độ song bản vị mà trong đó pháp luật quy định cụ thể tỷ giá trao đổi giữa vàng và bạc, quan hệ giá trị giữa tiền Vàng và tiền Bạc do Nhà nước quy định cố định.

Ví dụ:

Ở Mỹ năm 1792 Nhà nước quy định tỷ giá trao đổi giữa Vàng và Bạc là 1/15, tức là một đồng tiền đúc bằng Vàng có giá trị bằng mười lăm đồng tiền đúc bằng Bạc (tương đương với 1,6g Vàng = 24g Bạc).

Ở Pháp cũng trong thời gian này Nhà nước quy định 1g Vàng = 15 g Bạc, tỷ giá trao đổi giữa Vàng và Bạc là 1/15, vì:

1 ERF Vàng = 0,3225g Vàng

1 FRF Bạc = 5g Bạc

(Vàng (chuẩn độ 0,900). Bạc (chuẩn độ 0,900).)

Trong thực tế, chế độ song bản vị có những hạn chế nhất định, nó là nguyên nhân gây ra những xáo trộn trong đời sống kinh tế. Vì cùng một lúc sử dụng hai thước đo giá trị, trái với bản chất của tiền tệ – Tiền tệ là hàng hóa độc quyền làm vật ngang giá chung. Chính vì vậy làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường được thể hiện bằng hai loại giá: Giá tính bằng tiến Vàng và giá tính bằng tiền Bạc. Vì vậy giá cả hàng hóa không nhất quán, làm cho thị trường không ổn định.

Việc quy định bằng pháp luật về tỷ giá giữa tiến Vàng và tiến Bạc đã gây mâu thuẫn với hoạt động tự phát của quy luật giá trị, nếu như quan hệ giá trị giữa Vàng và Bạc thay đổi so với quy định của pháp luật thì phát sinh hiện tượng kim loại nào được pháp luật quy định giá trị thấp hơn so với giá trị của thị trường thì nó tự động rút khỏi lưu thông.

Ví dụ: Chính phủ quy định 1 đồng tiền Vàng có giá trị bằng 15 đồng tiền Bạc.

Nếu trong thực tế, trên thị trường 1 đồng tiền Vàng có giá trị cao hơn 15 đồng tiền Bạc, lúc đó người có tiền Vàng sẽ đúc Vàng thành Vàng thoi hoặc Vàng nén đem đổi lấy Bạc thoi, từ Bạc thoi đem đúc tiền Bạc. Hậu quả là trên thị trường chỉ có tiền kém giá là tiền Bạc lưu thông, còn tiền có giá trị là tiền Vàng thì chuyên để đem đổi hoặc cất trữ.

Hiện tượng này được nhà kinh tế học người Anh tên là Thomas Gresham nghiên cứu và hệ thống hóa thành một quy luật gọi là quy luật Gresham..

Quy luật Gresham được phát biểu: “Trong một quốc gia, khi nào hai thứ tiền tệ cùng được pháp luật công nhận theo một giá đổi chính thức, tiền xấu sẽ dần dần trục xuất tiền tốt ra khỏi lưu thông”.

2.2. Chế độ đơn bản vị

* Khái niệm

Chế độ đơn bản vị là chế độ tiền tệ mà trong đó chỉ có một loại tiền tệ lưu thông. Tiền tệ bản vị được tự do đúc và đóng vai trò thống trị.

Chế độ đơn bản vị tồn tại theo xu hướng của nền kinh tế thị trường. Chế độ đơn bản vị được phát triển theo chế độ đơn bản vị từ kim loại kém giá, đến kim loại quý có giá trị hơn đó là: Đơn bản vị Đồng; Đơn bản vị Bạc (còn gọi là chế độ Ngân bản vị) và chế độ Đơn bản vị Vàng.

Đến năm 1848 nhờ khám phá ra nhiều mỏ Vàng ở California và năm 1851 ở Australia đã giúp cho số lượng Vàng sản xuất ra càng gia tăng làm cho Vàng dẫn dần bị mất giá, Bạc cao giá hơn cho nên tiền Bạc lần lượt biến mất trên thị trường.

Từ năm 1867 trở đi lại xảy ra tình trạng ngược lại: vì số lượng Bạc sản xuất ra quá nhiều, giá trị của Bạc giảm sút nên chế độ tiền tệ có sự thay đổi. Đến ngày 12 tháng 2 năm 1873 chấm dứt việc đúc Bạc thành tiền Bạc.

Năm 1900 một đạo luật về bản vị Vàng ra đời chấm dứt chế độ song bản vị, thiết lập chế độ đơn bản vị Vàng và định nghĩa lại đơn vì tiền tệ ở nhiều nước.

Ví dụ: Chính phủ Hoa Kỳ định nghĩa lại tiền tệ và công bố:

1 USD = 1,504g Vàng ròng

* Các loại chế độ bản vị Vàng

Trong quá trình phát triển, chế độ bản vị Vàng biến thể qua ba hình thức: Chế độ đơn bản vị Vàng cổ điển, chế độ bản vị Vàng thoi, chế độ bản vị hối đoái Vàng Chế độ đơn bản vị Vòng cổ điển: hay còn gọi là chế độ bản vị tiền đúc bằng Vàng, là chế độ tiền tệ hội đủ 3 yếu tố:

Thứ nhất: Trong lưu thông tiền Vàng trực tiếp được sử dụng để mua, để trả, để tích lũy và tiền Vàng được đúc tự do.

Thứ hai: Các dấu hiệu giá trị như giấy bạc ngân hàng được đổi ra Vàng theo giá trị danh nghĩa của nó (tiền giấy khả hoán).

Thứ ba: Vàng được tự do xuất, nhập khẩu giữa các nước, từ đó thúc đẩy quan hệ ngoại thương phát triển. Chế độ đơn bản vị Vàng cổ điển là chế độ tiền tệ ổn định nhất so với các chế độ tiền tệ khác, vì giá trị tiền Vàng tương đối ổn định: mọi công dân trong một quốc gia đều được tự do đem kim loại tiền tệ đến Viện đúc tiền của Nhà nước để đúc thành tiền đúc, hoặc ngược lại được phép nấu lại thành thoi vàng, nén vàng.

Trong chế độ bản vị tiền Vàng không có hiện tượng tiền thừa hoặc thiếu và cũng ít khi có lạm phát.

Đến đầu thế kỷ XX, chế độ bản vị Vàng bị xuống cấp do một số nước dự trữ Vàng để chuẩn bị cho chiến tranh, đó là cuộc chiến tranh thế giới lần I từ năm 1914 đến năm 1918 giữa hai phe: Đức – Áo Hung và Anh – Pháp – Nga. Do đó, Vàng không còn được sử dụng làm tiền tệ mà đã trở thành thứ vũ khí chiến lược và được tập trung vào khu dự trữ quốc gia nhằm phục vụ cho chiến tranh chứ không dùng phục vụ cho lưu thông hàng hóa. Đến cuối năm 1913, toàn thế giới có trên 15.040 tấn Vàng trong đó 70% (10.528 tấn) nằm trong tay năm nước Tư bản lớn là Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nga. Kết quả làm cho hàng loạt nước Châu Âu: Đức, Bỉ, Hà Lan, đã đình chỉ đổi tiền giấy ra Vàng.

Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, thế giới Tư bản cũng đã có một thời kỳ tương đối ổn định vào những năm 1924 – 1928. Nhưng sau thời kỳ này, mâu thuẫn giữa các nước Tư bản ngày càng gay gắt, do đó các nước không thể khôi phục lại chế độ bản vị tiền Vàng như trước mà chỉ thực hiện chế độ bản vị Vàng không trọn vẹn dưới hai hình thức, đó là chế độ bản vị Vàng thoi và chế độ bản vị hối đoái Vàng, đây là chế độ bản vị Vàng đã bị xuống cấp.

Chế độ bản vị Vàng thoi. Là chế độ tiền tệ mà tiền đúc bằng Vàng không còn lưu thông nữa, chủ yếu lưu thông tiền giấy, tiền giấy không được trực tiếp đổi lấy vàng mà chỉ được đổi lấy Vàng thoi do Nhà nước quy định trong những điều kiện rất hạn chế.

Ví dụ:

Ở Anh, năm 1925, Chính phủ quy định phải có 1.700 GBP mới đổi được 12,44 kg Vàng (tương đương với 400 ounce).

Ở Pháp, năm 1928: Chính phủ quy định 215.000 FRF đổi được 12,7 kg vàng. (1 FRF = 0.059g)

Lúc bấy giờ chế độ bản vị Vàng chỉ duy trì ở ba nước có dự trữ Vàng lớn nhất thế giới đó là: Anh, Pháp và Mỹ. Các nước còn lại trên thế giới không thể dùng bản tệ của mình để thanh toán cho nước khác trong các quan hệ mua bán giao dịch vì đồng tiền của họ không có đủ khả năng chuyển đổi ra Vàng. Do đó các nước này có khuynh hướng quy đổi đơn vị tiền tệ của mình theo đơn vị tiền tệ của nước khác gọi là chế độ bản vị Vàng hối đoái hay còn có tên gọi khác đó là chế độ ngoại tệ “bản vị”.

Chế độ bản vị Vàng hối đoái: Là chế độ tiền tệ mà giấy bạc ngân hàng không được trực tiếp chuyển đổi ra Vàng mà chỉ được đổi ra Vàng thông qua một loại tiền tệ khác mà tiền tệ này có khả năng trực tiếp chuyển đổi ra Vàng như: GBP USD, FRF

Thực chất đây là việc hình thành chế độ tiền tệ có sự phân chia hai hệ thống tiền tệ, một bên là chế độ tiền tệ của các nước thống trị nước đàn anh, một bên là chế độ tiền tệ của các nước bị trị – nước đàn em, nước thuộc địa. Sự phân chia hai hệ thống tiền tệ này bao giờ cũng có lợi cho nước chính quốc.

3. Chế độ lưu thông dấu hiệu giá trị

3.1. Bản chất

Dấu hiệu giá trị là hình thái tiền tệ trong đó giá trị nội tại và giá trị danh nghĩa của tiền không phù hợp nhau, theo xu hướng giả trị danh nghĩa của tiền lớn hơn giá trị nội tại của nó.

Dấu hiệu giá trị là những phương tiện thay thế cho vàng trong lưu thông để thực hiện các quan hệ trao đổi hàng hóa và dịch hại. Dấu hiệu giá trị điển hình là tiền giấy và tiền đúc bằng kim loại kém giá. So với giá trị của hàng hóa thì dấu hiệu giá trị không có giá trị nội tại, chúng chỉ có giá trị danh nghĩa, giá trị đại diện cho tiền vàng.

3.2. Chức năng

Dấu hiệu giá trị thay thế cho tiền đủ giá trong lưu thông cho nên chúng chỉ trực tiếp thực hiện được những chức năng mà lưu thông không yêu cầu phải sử dụng tiền đủ giá, đó là:

+ Chức năng phương tiện biểu hiện giá trị hàng hóa.

+ Chức năng phương tiện trao đổi.

+ Chức năng phương tiện dự trữ giá trị,

Bởi vậy các chức năng nào lưu thông đòi hỏi cần phải có trong tiền vàng, các dấu hiệu giá trị không thực hiện được trực tiếp.

3.3. Các loại dấu hiệu giá trị

– Tiền đúc bằng kim loại kém giá: như là tiền đúc bằng Nhôm (Al), Kẽm (Zn), được sử dụng làm tiền lẻ, tiền phụ sử dụng trong các giao dịch nhỏ hoặc dùng để trả lại. Thông thường tiền đúc bằng kim loại được phát hành theo ước số đơn vị tiền tệ.

Giấy bạc ngân hàng: Giấy bạc ngân hàng là tiền được làm bằng giấy, do ngân hàng trung ương độc quyền in ấn và phát hành vào lưu thông, trên cơ sở nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế. Thông thường tiền giấy được phát hành theo đơn vị hoặc bội số đơn vị tiền tệ.

– Thương phiếu: Là một loại công cụ lưu thông tín dụng phát sinh trên cơ sở quan tệ tín dụng thương mại, hay nói một cách khác thương phiếu phát sinh trên cơ sở mua bán chịu hàng hóa giữa các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất hoặc kinh doanh.

– Séc (Cheque): Là một loại công cụ lưu thông tín dụng được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, là lệnh của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người được hưởng lợi có tên trên séc hay người cầm tờ séc đó. Séc là một loại công cụ lưu thông được sử dụng rộng rãi ở các nước có hệ thống ngân hàng phát triển.

– Các phương tiện tiền tệ điện tử khác: Các phương tiện tiền tệ điện tử khác như các loại thẻ (cards). Trên thế giới hiện nay card sử dụng phổ biến như: Mater Card, Credit Card, Visa Card, .

Những phương tiện tiền tệ điện tử này đã thay thế được một khối lượng tiền mặt trong lưu thông, hơn nữa việc sử dụng chúng lại rất tiết kiệm, thuận tiện và an toàn.

Những quốc gia đi đấu trong việc sử dụng các phương tiện hiện đại này là: Đức, Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Nhật, Thụy Điển, Bi, Đan Mạch, Lúc-Xăm-Bua…

3.4. Phát hành và tổ chức lưu thông dấu hiệu giá trị

Lưu thông tiền Vàng có những ưu điểm, nhưng cũng có những nhược điểm, đặc biệt trong điều kiện sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển, năng suất lao động sản xuất ra hàng hóa tăng nhanh hơn so với năng suất lao động khai thác Vàng làm nguyên liệu đúc tiền, nếu lưu thông tiền đúc bằng vàng sẽ dẫn đến hiện tượng không đủ tiền để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, nên hầu hết các nước chuyển sang lưu thông dấu hiệu giá trị. Việc phát hành và tổ chức lưu thông dấu hiệu giá trị do Nhà nước điều hành và phải đảm bảo các nguyên tắc:

– Thông qua con đường tín dụng.

– Căn cứ nhu cầu luân chuyển hàng hóa và dịch vụ.

– Chịu sự quản lý và điều hành thống nhất của Nhà nước.

Lưu thông dấu hiệu giá trị có ý nghĩa kinh tế rất lớn do khắc phục được tình trạng thiếu phương tiện lưu thông trong điều kiện kinh tế thị trường. Trong điều kiện kinh tế hàng hóa – tiền tệ phát triển, khối lượng hàng hóa và dịch vụ trong lưu thông tăng dòi hỏi khối lượng tiền tệ tăng tương ứng, nếu sử dụng tiền Vàng sẽ thiếu tiền làm phương tiện lưu thông, còn sử dụng tiền dấu hiệu giá trị sẽ để khắc phục, hiện tượng thiếu tiền ít xảy ra.

Lưu thông dấu hiệu giá trị tiết kiệm được chi phí lưu thông xã hội. Do lưu thông dấu hiệu giá trị, không phải sử dụng tiền vàng, vì vậy đã loại trừ được sự hao mòn vàng không cần thiết. Mặt khác, dấu hiệu giá trị mệnh giá thường lớn, nhất là mệnh giá của tiền giấy, do đó số lượng tiền tệ phát hành vào lưu thông được giảm đi tương ứng, nên đã giảm được chỉ số phát hành.

Từ hai ưu điểm trên chúng ta thấy rằng: lưu thông tiền dấu hiệu giá trị đã mở ra nhiều triển vọng tốt trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ.

Bên cạnh những ưu điểm đã đề cập trên đây, lưu thông tiền dấu hiệu giá trị cũng có những nhược điểm, như: dễ làm giả, dễ bị lạm phát, bởi vậy rất cần phải có sự can thiệp của Chính phủ.

4. Quan điểm mới về khối tiền tệ

Sau năm 1980, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tập đoàn Ngân hàng Thế giới (WB), có quan điểm mới về khối tiền tệ, phù hợp với các hình thái phát triển của tiền tệ.

Trong thực tế, để hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, tùy theo nhu cầu và trình độ của mình mà các nước có sự phân chia khối tiền tệ theo những quan điểm riêng phù hợp với thực trạng kinh tế từng nước.

Theo P.A. Samuelson, khối tiền tệ gồm có tiền hẹp và tiền rộng

» Tiền hẹp: Tiến hẹp hay còn gọi là tiền giao dịch, ký hiệu là M1, khối tiến M1 bao gồm: Tiền mặt và tiền gửi thanh toán (hay còn gọi tiền séc hoặc tiền gửi theo yêu cầu).

M1 = C + D

Trong đó:

  • C (Cash): tiền mặt.
  • D (Deposit) : tiền gửi.

» Tiền rộng: Tiền rộng hay còn gọi là chuẩn tệ hoặc tiền tệ tài sản, ký hiệu là M2, khối tiền M2, gồm:

  • Tiền mặt,
  • Tiền gửi
  • Các tài sản là tiền thay thế rất gần với tiền giao dịch như: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, các loại chứng khoán có giá khác.

Theo J.M. Keynes, khối tiền tệ gồm M1 và M2

  • M1: Là khối tiền tệ phục vụ giao dịch hàng ngày, gồm có: Tiền mặt (tiền giấy và tiền kim loại), tiền séc, tiền quỹ dự phòng.
  • M2: Là tiến tích trữ phục vụ cho đầu tư dài hạn.

Theo B. Friedman, khối tiền tệ gồm có M1, M2 và D.

+  M1 (Khối tiến tệ giao dịch) gồm có:

  • Tiền mặt,
  • Tiền gửi thanh toán.

+ M2 gồm có:

  • M1
  • Tiền gửi có kỳ hạn

+ D gồm có:

  • M2
  • Các công cụ tài chính: công trái, văn tự cầm cố…

Ở Pháp quan niệm khối tiền gồm có M1, M2, M3 và L

+ M1: Là các phương tiện thanh toán có thể sử dụng ngay như:

  • Tiền mặt, gồm: giấy bạc ngân hàng và tiền kim loại.
  • Tiền gửi bằng France lấy ngay

+ M2 gồm có:

  • M1
  • “Sử dụng vốn bằng tiền mặt là FRF” có thể sử dụng trong giao dịch.

+ M3 gồm có :

  • M2
  • Tất cả các tài sản có bằng tiền nước ngoài như tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn do các ngân hàng quản lý và các chứng khoán bằng FRF do ngân hàng quản lý.

+ L gồm có:

  • M3
  • Tài sản có bằng tiền, những chứng thư của thị trường tiền tệ do những tác nhân không phải là ngân hàng phát hành.

Ở Mỹ, khối tiền bao gồm các thành phần sau:

+ M1: Là các phương tiện thanh toán có thể sử dụng ngay, gồm có:

  • Tiền mặt
  • Tiền séc

+ M2, gồm có:

  • M1
  • Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm ở hệ thống ngân hàng thương mại.

+ M3: gồm có:

  • M2
  • Các loại tiền gửi tiết kiệm ở quỹ tiết kiệm tại các hiệp hội, quỹ tiết kiệm và cho vay tại các liên đoàn tín dụng.

Ở Việt Nam

Căn cứ vào tình hình thực tế lưu thông tiền tệ và khả năng thực hiện các nghiệp vụ giao dịch của ngân hàng, thành phần của khối tiền tệ bao gồm:

– Tiền mặt.

– Tiền gửi không kỳ hạn.

– Tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác.

– Chứng chỉ tiền gửi và trái khoán.

– Tài khoản khác.

Như vậy khối lượng tiền tệ trong lưu thông là khối lượng tiền mặt (C) đang lưu thông và các phương tiện có khả năng chuyển hóa thành tiền (D) trong một thời gian nào đó để thực hiện giá trị hàng hóa, dịch vụ và các giao dịch khác.

5. Chế độ lưu thông tiền tệ ở Việt Nam

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa được thành lập (ngày 2 tháng 9 năm 1945) đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Công bố độc lập nhưng Chính phủ của Hồ Chí Minh lại không quốc hữu hóa được Ngân hàng Đông Dương và cũng không thành lập mới được ngân hàng, vì vậy Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp muôn vàn khó khăn về tài chính. Để khắc phục những khó khăn do không có ngân hàng, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều giải pháp như:

Năm 1946, Chính phủ đã cho phép Bộ Tài chính phát hành tiền Tài chính.

Năm 1947 Chính phủ ra quyết định thành lập Nha Tín dụng Sản xuất, mục đích hoạt động của Nha Tín dụng Sản xuất là cho vay nhằm phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và kiến thiết đất nước.

Ngày 6 ngày 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 015/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đến năm 1960 đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam độc quyền phát hành tiền đồng Việt Nam. Đơn vị tiền tệ của Việt Nam là: đồng (đ)

Ký hiệu quốc tế là: VND.

1 đ=10 hào = 100 xu.

Tiền đồng Việt Nam được phát hành theo: đơn vị tiền tệ, bội số của đơn vị tiền tệ và ước số của đơn vị tiền tệ.

» Tiền đơn vị: 1 đ

» Tiền bội số: 2đ, 5đ, 10d, 50đ, 100d, 2002, 500₫, 1000đ, 2000₫, 5000đ, 10000₫, 20000đ, 50000₫, 1000004, 200000đ và 500000đ.

» Tiền ước số: 1/100 đ; 1/50 đ; 1/20 đ; 1/10 đ; 1/5 đ, 12 đ

(1 xu, 2 xu, 5 xu, 10 xu, 20 xu và 50 xu).

Từ năm 1951 đến năm 1960 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Việt Nam phát hành: tiền xu, tiền đơn vị và bội số đơn vị tiền tệ. Vào thời kỳ này tiến bội số (mệnh giá) lớn nhất là 5 đồng.

Năm 1960 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành tiền xu, tiền đơn vị và bội số đơn vị tiền tệ. Vào thời kỳ này tiền bội số lớn nhất là 10 đồng.

Từ năm 1975 đến 1978 đất nước thống nhất về phương diện lãnh thổ, các tỉnh phía Bắc lưu hành tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tỉnh phía Nam lưu hành tiền Giải phóng, thời kỳ này 0,8 đồng tiền Giải phóng (tiền Miền Nam) có giá trị bằng 1 đồng tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (tiền Miền Bắc).

Năm 1978 đất nước thống nhất về phương diện Nhà nước nên thống nhất lưu hành tiền tệ trên phạm vi cả nước, sau thời điểm này tiền tệ Việt Nam bị mất giá mạnh, sức mua yếu kém cộng với một số lý do khác mang tính kỹ thuật nền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không phát hành tiền xu nữa mà chỉ còn phát hành tiền đơn vị và bội số của đơn vị tiền tệ.

Do giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên, cho nên sau năm 1990 tiền đơn vị (1 d) và các loại giấy bạc có bội số 2 đến bội số 50 (mệnh giá 2 đồng – mệnh giá 50 đồng) không sử dụng nữa, riêng các tỉnh và thành phố phía Nam mặt bằng giá tương đối cao nên trong lưu thông thời kỳ này chỉ còn các loại tiền có mệnh giá từ 200 đồng trở lên. Thời kỳ này tiền có mệnh giá lớn nhất là 100.000 đồng

Ngày 17 tháng 12 năm 2003, thừa lệnh của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành và cho lưu hành hai loại tiền mới là tiền giấy Polyme và tiền kim loại: Tiền giấy Polyme có mệnh giá nhỏ nhất là 10.000 đồng, lớn nhất là 500.000 đồng, tiền kim loại có mệnh giã 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng, 2.000 đồng và 5.000 đồng.

Như vậy, sau năm 2003, tiền kim loại xuất hiện trở lại ở thị trường Việt Nam sau nhiều năm vắng bóng, nhưng không phải là tiền xu mà là tiền bội số, nhưng tiền kim loại có mệnh giá 200 đồng ít được dân chúng sử dụng, đặc biệt năm 2008, năm 2010 tỷ lệ lạm phát quá cao, giá trị của VND giảm mạnh, tiền kim loại có mệnh giá 500 đồng cũng ít còn được sử dụng mặc dù theo quy định của Luật pháp Việt Nam các loại tiền mệnh giá từ 200 đồng và 500 đồng vẫn có giá trị lưu hành bình thường.

Theo quy định của luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành có quyền lực lưu hành trên toàn lãnh thổ Việt Nam và được thanh toán không hạn chế với mọi khoản trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Mọi hành vi làm giả, phá hoại tiền tệ ngân hàng đều là hành vi vi phạm luật pháp và sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ủy quyền cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành và thực thi chế độ lưu thông tiền tệ của Việt Nam.

Việc phát hành tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo nguyên tắc tín dụng, cụ thể:

– Phát hành tiền thông qua việc cho vay các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

– Phát hành tiền vào lưu thông phải căn cứ vào nhu cầu luận chuyển hàng hóa và dịch vụ.

– Phát hành tiền vào lưu thông dưới sự quản lý điều hành thống nhất của Nhà nước nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, 2010)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]