Trang chủ Xã hội học Văn hóa nghệ thuật là gì? Chức năng, các thành tố

Văn hóa nghệ thuật là gì? Chức năng, các thành tố

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 956 views

Khái niệm

Văn hóa nghệ thuật là toàn bộ những kết quả và những thành tựu của quá trình hoạt động sáng tạo của con người hướng tới cái chân – thiện – mỹ. Văn hóa nghệ thuật còn được hiểu như là các thiết chế nhằm bảo lưu, phổ biến, tiêu thụ các thành quả, sản phẩm văn hóa nghệ thuật, các nhà văn hóa, rạp chiếu bóng, thư viện….

Văn hóa nghệ thuật là gì?

Chức năng của văn hóa nghệ thuật

Chức năng nhận thức: cung cấp những tri thức về những quy luật, vận động, phát triển của các hiện tượng, sự  kiện các quá trình…của văn hóa đang hàng ngày xảy ra xung quanh chúng ta thông qua hình tượng nghệ thuật để từ đó tạo cơ sở khách quan cho việc nhận biết đúng bản chất của nó. Chức năng giáo dục: giúp chúng ta định hướng được những giá trị chân thực trong cuộc sống- đâu là thiện, đâu là ác, cái gì là tốt cái gì là xấu …từ đó chúng ta có những cách ứng xử cho phù hợp với những chuẩn mực xã hội.

Chức năng thẩm mỹ: định hướng cho công chúng những giá trị nghệ thuật cao cả như cái chân, cái thiện, cái mỹ. .. và từ đó tạo ra cho họ những giá trị cảm xúc thẩm mỹ.

Chức năng giải trí: đem lại cho công chúng sự thưởng thức nghệ thuật, giải toả những căng thẳng trong đời sống hằng ngày hòng đem lại sự sảng khoái trong tâm hồn.

Chức năng giao tiếp: Giúp con người có thể thực hiện  nhu cầu giao  tiếp, quan hệ bạn bè, quan hệ anh em trong gia đình…

Các thành tố của văn hóa nghệ thuật

Tác phẩm văn hóa: là một sản phẩm của một quá trình sáng tạo nghệ thuật do con người sáng tạo ra, được bảo lưu từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua các thiết chế và nó được tiêu dùng trong thời gian rỗi. Xã hội học văn hóa nghiên cứu các chủng loại tác phẩm được sản xuất trong xã hội, các loại hình văn hóa có chức năng xã hội đặc thù gi? Nghiên cứu sự biến diện của các loại hình mới ra đời? nhận biết sự, bình giá khác nhau ở mỗi người thưởng thức.

Tác giả: là một nhóm xã hội đặc thù khác biệt hẳn với các nhóm xã hội khác. Họ là người có năng khiếu, tức là năng lực  thiên bẩm gọi là tài năng. Xã hội học văn hóa nghiên cứu điều kiện làm việc của tác giả như: sự tài trợ xã hội cho sự phát triển sáng tạo của họ, bầu không khí sáng tạo, thiết chế cho việc đào tạo và nâng cao trình độ tác giả, khả năng cho tác giả có điều kiện tiếp xúc và giao lưu với những giá trị nghệ thuật tiên tiến trên thế giới, đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của họ.

Người truyền bá – tuyển chọn: là người tuyển chọn trong quá khứ và hiện tại những tác phẩm được đánh giá là cần thiết để phổ cập công chúng. Vai trò của họ rất quan trọng bởi nó giúp cho công chúng nghệ thuật nhận thức định hướng tới những giá trị chân thực của cuộc sống, tạo ra những xúc cảm thẩm mỹ và mang lại những phút giây sảng khoái thư giãn .. Xã hội học văn hóa nghiên cứu: những lý do dẫn tới việc người tuyển chọn – truyền bá tác phẩm , đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của những người truyền bá? những khó khăn họ đang gặp phải là gì? họ truyền bá những tác phẩm văn hóa trong điều kiện sống ra sao? nhận thức của người tuyển chọn ?…

Người phê bình: là người khơi gợi cũng như nâng cao cho công chúng cách tiếp cận những loại hình nghệ thuật. Nhiệm vụ của họ là tìm ra cái hay, cái đẹp, cái chưa hay, cái chưa đẹp của tác phẩm văn hóa để giúp công chúng nâng cao năng lực thẩm định về các tác phẩm nghệ thuật. Xã hội học văn hóa nghiên cứu các xu hướng phê bình đối với tác phẩm văn hóa trong từng giai đoạn, nghiên cứu sự tiếp thu hay gạt bỏ những phê bình ấy của công chúng cũng như tác giả, nghiên cứu xu hướng phê bình thông qua nhận thúc xã hội.

Công chúng: là những người tiêu thụ tác phẩm văn hóa, là những người cuối cùng thẩm định các giá trị của tác phẩm văn hóa, thông qua hoạt động của họ mà thấy được sự hiện diện của tác phẩm văn hóa. Công chúng còn là những con người sống trong xã hội, sinh hoạt trong một cơ cấu xã hội. Xã hội học văn hóa nghiên cứu những điều kiện tiếp cận tác phẩm văn hóa của công chúng, nghiên cứu trình độ học vấn, trình độ thẩm mỹ, không gian cư trú, nghiên cứu sở thích các hình loại văn hóa khác nhau của mỗi hạng người, nghiên cứu điều kiện thời gian rỗi, điểu kiện vật chất và phương thức nhập môn văn hóa của mỗi hạng người trong xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]