109
Khái niệm, phân loại tài sản lưu động
Tài sản lưu động (TSLĐ) là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp mà khi sử dụng chúng được tiêu hao hoàn toàn vào quá trình sản xuất trong một lần chu chuyển, thay đổi hình thái vật chất và chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm được sản xuất ra Căn cứ theo giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp, TSLĐ gồm:
- TSLĐ trong khâu dự trữ: là những tài sản đã được mua sắm để chuẩn bị đưa vào sản xuất như nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bán thành phẩm mua ngoài, …
- TSLĐ trong khâu sản xuất: là những chi phí cho sản phẩm trung gian còn đang tiếp tục chế biến trong giai đoạn sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm
- TSLĐ trong khâu tiêu thụ: là những chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tài sản dưới dạng tiền như thành phẩm, hàng hóa, bao bì, vật liệu đóng gói, …
Phân loại theo trạng thái tồn tại, TSLĐ gồm có:
- Tiền và các khoản tương đương tiền
- Các khoản đầu tư ngắn hạn
- Các khoản phải thu; Các khoản tạm ứng;
- Hàng tồn kho
Phân loại theo hình thái biểu hiện, TSLĐ gồm có:
- Tiền mặt, ngân phiếu, chứng khoán, giấy tờ có giá
- Vàng, bạc, kim quý, đá quý
- Công cụ dụng cụ
- Nguyên vật liệu
- Sản phẩm dở dang, bán thành phẩm
- Thành phẩm
- Hàng hóa