Trang chủ Tâm lý học Trí nhớ ngắn hạn và Trí nhớ dài hạn là gì?

Trí nhớ ngắn hạn và Trí nhớ dài hạn là gì?

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 764 views

Gần đây, trong việc nghiên cứu người ta chú ý nhiều đến giai đoạn đầu tiên của việc ghi nhớ, đến việc củng cố các dấu vết của các tác động bên ngoài và đến bản thân quá trình hình thành các dấu vết đó. Muốn cho một tài liệu nào đó được củng cố trong trí nhớ thì nó cần được chủ thể chế biến một cách thích hợp. Việc chế biến đó đòi hỏi một thời gian nhất định, gọi là thời gian củng cố (“gắn chặt”) các dấu vết.

Căn cứ vào thời gian củng cố và giữ gìn tài liệu chúng ta có 2 loại trí nhớ: trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn.

Trí nhớ ngắn hạn

Nếu thời gian này diễn ra ngắn ngủi chốc lát và do đó dấu vết được giữ lại cũng chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, thì đó gọi là trí nhớ ngắn hạn. Trí nhớ ngắn hạn được con người sử dụng trong trường hợp phải thực hiện những hành động, những thao tác cấp bách, nhất thời. Sau khi hành động hay thao tác được thực hiện thì trí nhớ trở nên không cần thiết nữa. Vì vậy người ta còn gọi trí nhớ ngắn hạn là trí nhớ tác nghiệp.

Đây là loại trí nhớ tức thời, là trí nhớ sau khi giai đoạn vừa ghi nhớ. Thông tin được lưu giữ trong một thời gian ngắn khoảng 20 – 30 giây. Trí nhớ ngắn hạn cần được sử dụng thường xuyên để củng cố và lưu giữ lại. Ví dụ mắt bạn chỉ kịp nhìn thấy biển số xe của người đàn ông vừa cướp đồ của bạn và phóng đi rất nhanh. Bạn chỉ có khoảng thời gian ngắn ngủi để nhận diện các chữ cái và con số. Nếu không có sự củng cố và lặp lại sau đó bạn sẽ quên, khi đến công an trình báo bạn sẽ không tài nào nhớ ra được, hoặc nhanh hơn nữa là sau khi định thần lại bạn cố nhớ nhưng chỉ được phần đầu hoặc phần cuối của biển số xe hai phần mà chúng ta thường dễ nhớ hơn còn những số khác bạn không thể nhớ ra hoặc có thể sẽ nhớ sai.

Trí nhớ dài hạn

Nếu thời gian củng cố các dấu vết được kéo dài sau nhiều lần lặp lại và tái hiện nó, và do đó, những dấu vết ấy được gìn giữ dài lâu, thì gọi đó là trí nhớ dài hạn. Tuỳ theo nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể trong từng hoạt động của con người mà cả hai loại trí nhớ này đều có vai trò quan trọng trong đời sống và trong công tác của chúng ta.

Trí nhớ dài hạn lưu giữ thông tin được truyền từ trí nhớ ngắn hạn thông qua tiến trình nhắc lại hoặc một số tiến trình khác. Thông tin, kinh nghiệm, thao tác được nhắc đi nhắc lại nhiều lần nên được lưu giữ lâu hơn. Quay lại với ví dụ nhớ biển số xe chúng ta thấy rằng nếu bạn nhắc lại được biển số xe của bọn cướp chỉ trong khoảng thời gian nhìn thấy ngắn ngủi đó chắc chắn bạn đã thử nghĩ tới cách thức để nhớ chúng. Thao tác bạn vừa làm là công việc nhắc lại và bổ sung sẽ chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Các dạng trí nhớ dài hạn mà con người nhớ lâu nhất như: nhớ giọng nói của người quen, nhớ các hoạt động đã từng trải nghiệm, nhớ mùi vị…

3/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net