Trang chủ Địa lý kinh tế và xã hội Tổ chức vận tải khách hàng bằng xe buýt

Tổ chức vận tải khách hàng bằng xe buýt

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 370 views

1. Khái niệm

a.. Vận tải khách công cộng bằng xe buýt: là hoạt động vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành.

b. Tuyến xe buýt

Tuyến xe buýt là tuyến vận tải khách cố định bằng ô tô, có điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng đón trả khách theo quy định.

– Tuyến xe buýt đô thị là tuyến xe buýt cú điểm đầu, điểm cuối tuyến trong đô thị;

– Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nối các thành phố, thị xó, huyện, khu cụng nghiệp, khu du lịch;

– Tuyến xe buýt lõn cận là tuyến xe buýt cú lộ trình đi từ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến các tỉnh lân cận, các khu công nghiệp, khu du lịch (điểm đầu, điểm cuối và lộ trình của một tuyến không vượt quá 2 tỉnh, thành phố; nếu điểm đầu hoặc điểm cuối thuộc đô thị loại đặc biệt thời tuyến khụng vượt quá 3 tỉnh, thành phố).

c. Kết cấu hạ tầng phục vụ xe buýt:

Ngoài hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho việc hoạt động của các phương tiện cơ giới và người đi bộ cũn cú: làn đường xe buýt hoạt động, đường dành riêng, đường ưu tiên cho xe buýt, điểm đầu, điểm cuối, điểm trung chuyển xe buýt, nhà chờ xe buýt, biển báo và các vạch sơn tại các điểm dừng, bãi đỗ dành cho xe buýt, các cụng trình phụ trợ phục vụ hoạt động khai thác vận tải khách công cộng bằng xe buýt.

– Điểm dừng xe buýt là những vị trớ xe buýt phải dừng để đón hoặc trả khách theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

– Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt là nơi bắt đầu, kết thúc của một hành trình xe chạy trờn một tuyến.

d. Biểu đồ chạy xe buýt trong một tuyến là tổng hợp các lịch trình chạy xe của các chuyến xe tham gia vận chuyển trên tuyến trong một thời gian nhất định.

2. Hành trình vận chuyển

a. Khái niệm: Hành trình xe buýt là đường đi của xe buýt từ điểm đầu đến điểm cuối của hành trình, mạng lưới hành trình là tập hợp tất cả các hành trình xe buýt.

b. Phân loại hành trình xe buýt

* Căn cứ vào điểm đầu và điểm cuối của hành trình theo lãnh thổ được phân ra:

– Hành trình xe buýt trong thành phố

– Hành trình xe buýt ngoại ô

– Hành trình xe buýt nội tỉnh

– Hành trình xe buýt liên tỉnh

– Hành trình xe buýt liên quốc gia.

* Các hành trình xe buýt trong thành phố 

Là những hành trình mà điểm đầu và điểm cuối nằm trong giới hạn hành chính của thành phố. Theo hình dạng của thành phố mà các hành trình xe buýt trong thành phố có các dạng sau:

– Hành trình bán kính (hướng tâm): là hành trình nối một điểm với trung tâm thành phố.

– Hành trình đường kính (xuyên tâm): là hành trình nối hai điểm trong thành phố và đi qua trung tâm.

– Hành trình dây cung (tiếp tuyến): là hành trình nối hai điểm trong thành phố mà không đi qua trung tâm.

– Hành trình đường vòng: nối các điểm trong thành phố thành một vòng khép kín lấy trung tâm thành phố là tâm vòng tròn.

– Hành trình tổng hợp: là hành trình mà từng đoạn có các dạng đã nêu trên.

Mỗi hành trình thường có số hiệu riêng để hành khách dễ phân biệt, không bị nhầm lẫn và chọn hành trình thuận tiện nhất cho mình.

c. Yêu cầu đặt ra với hành trình xe buýt

* Yêu cầu chung

– Khi có một công trình mới (kinh tế, văn hoá) lượng thu hút hành khách cũng thay đổi, do đó nhu cầu đi lại của hành khách cũng thay đổi, phải nghiên cứu mạng lưới hành trình xe buýt cho phù hợp.

– Các hành trình xe buýt khi thiết lập đảm bảo thuận tiện cho hành khách (thời gian đi lại là nhỏ nhất) và phù hợp với tốc độ giao thông, an toàn giao thông đảm bảo hiệu quả sử dụng phương tiện.

– Điểm đầu, điểm cuối của hành trình, độ dài hành trình phải phù hợp với nhu cầu đi lại của hành khách.

– Trên lộ trình tuyến của các điểm quy định cho xe buýt dừng đón, trả khách. Xe buýt bắt buộc phải dừng lại ở tất cả các điểm quy định dừng trên lộ trình tuyến để đón, trả khách.

* Khi lựa chọn các phương án hành trình cần đảm bảo các yêu cầu sau đây

– Các hành trình cần phải đi qua các điểm thu hút hành khách lớn như: Nhà ga, bến cảng, chợ, sân vận động, công viên, rạp hát, trường học… theo đường đi hợp lý đảm bảo thời gian đi lại của hành khách;

– Các điểm đầu và điểm cuối cần phải đủ diện tích và thiết bị cần thiết cho xe quay trở và thuận tiện cho lái xe khi hoạt động;

– Mạng lưới hành trình xe buýt phải phù hợp với sơ đồ luồng hành khách và độ dài bình quân chuyến đi của hành khách;

– Hành trình đi đến các công trình lớn không phải chuyển tải, khi xác lập điểm dừng cần phải chú ý tới các phương thức vận tải khác;

– Hành trình xe buýt trong thành phố cần phải kết hợp với hành trình của các phương thức vận tải khác;

– Độ dài của các tuyến xe buýt trong thành phố cần phải phù hợp với diện tích và dân số thành phố;

– Đảm bảo các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật phương tiện để nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện.

* Khi mở một tuyến mới cần phải nghiên cứu

Công suất luồng hành khách trên tuyến, lựa chọn tuyến (hành trình), điều kiện đường sá, tính toán các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật và các chỉ tiêu kinh tế, lập hồ sơ kinh tế kỹ thuật của tuyến.

d. Các điểm dừng, đỗ trên hành trình

Các điểm dừng đỗ trên hành trình bao gồm hai loại: Điểm đỗ đầu và điểm đỗ cuối; điểm dừng dọc đường.

* Điểm đầu và điểm cuối của hành trình

– Các hành trình xe buýt trong thành phố điểm đầu và điểm cuối thường chọn ở vị trí thích hợp để đảm bảo quay trở đầu xe dễ dàng, không cản trở giao thông, có thể kết hợp với các hình thức vận tải khác.

– Các điểm đầu và cuối của hành trình nội tỉnh, liên tỉnh thường bố trí vào các nơi có khối lượng hành khách tập trung rất cao, khi bố trí nên bố trí gần các ga cảng, sân bay để hành khách thuận tiện cho việc chuyển tải.

* Các điểm dừng dọc đường

– Vận tải hành khách trong thành phố và nội tỉnh các điểm dừng dọc đường cần có tên và biển chỉ dẫn, đối với những điểm dừng lớn cần xây dựng nhà chờ cho hành khách.

– Vị trí các điểm dừng phải cách ngã ba, ngã tư từ 20 – 25 mét, sức chứa từ 5–10 người.

– Những điểm dừng có nhiều hành trình đi qua nếu < 30 lượt xe / giờ có thể sử dụng chung; nếu > 30 lượt xe / giờ nên có điểm dừng riêng.

– Vận tải hành khách trong thành phố có thể có nhiều hình thức vận tải khác nhau, vì vậy mỗi hình thức vận tải cần có ký hiệu riêng để khỏi nhầm lẫn.

– Khi khoảng cách chạy xe nhỏ hơn hay bằng 20 phút thì bảng chỉ dẫn ghi khoảng cách chạy xe cho các hành trình, khi khoảng cách chạy xe trên 20 phút thì ghi thời gian biểu chạy xe của các chuyến trong ngày (ghi rõ các ngày nghỉ).

3. Phương tiện vận tải hành khách bằng xe buýt

a. Khái niệm

Xe buýt là ô tô chở khách có thiết kế từ 17 ghế trở lên và có diện tích sàn xe dành cho khách đứng (diện tích dành cho 1 khách đứng là 0,125m2) theo tiêu chuẩn quy định.

b. Các yêu cầu đối với phương tiện vận tải hành khách bằng xe buýt

Ngoài các yêu cầu đối với các xe dùng để chở khách (yêu cầu độ tin cậy, độ bền; an toàn; hệ thống tín hiệu; kích thước…) Phương tiện vận tải xe buýt cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

* Về sức chứa 

Do đặc điểm xe buýt hoạt động trong thành phố với chiều dài chuyến đi bình quân của hành khách ngắn, số lượng điểm dừng đỗ nhiều cho nên số ghế chỉ chiếm 25 – 40% trọng tải còn lại là chỗ đứng.

Diện tích hữu ích dµnh cho 1 hành khách đứng không nhỏ hơn 0,125 m2, khối lượng tính toán bình quân của một hành khách không được nhỏ hơn 60kg (kể cả hành lý xách tay); Không gian dµnh cho hành khách đứng là không gian không bố trí ghế ngồi đồng thời phải thoả mãn các yêu cầu về kích thước của chiều cao hữu ích, chiều rộng hữu ích, khoảng trống 250 mm trước các ghế ngồi không được tính là chỗ đứng;

* Về kết cấu 

– Phương tiện hoạt động trong điều kiện đường sá thuận lợi cho nên không yêu cầu về khả năng vượt chướng ngại vật. trong xe cần có hệ thống tay vịn để đảm bảo hành khách được ổn định trong quá trình chạy xe.

– Có tay vịn, tay nắm cho hành khách đứng: Các tay vịn, tay nắm phải có kết cấu bền vững bảo đảm cho hành khách nắm chắc, an toàn. Mỗi tay vịn phải có một đoạn dài ít nhất là 100 mm, dây treo có thể được tính là tay nắm khi chúng được bố trí lắp đặt phù hợp; các tay vịn, tay nắm phải được trang bị đầy đủ, phân bố hợp lý và được bố trí ở độ cao nhất định nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc di chuyển của hành khách trên ô tô và khi lên, xuống xe.

– Hai bên cửa hành khách phải bố trí tay vịn, tay nắm để hành khách lên xuống dễ dµng. Cạnh lối lên xuống phải bố trí thanh chắn bảo vệ nhằm bảo đảm cho hành khách không bị xô tới bậc lên xuống khi phanh ô tô đột ngột.

– Trong khoang hành khách phải lắp đặt các đèn để chiếu sáng rõ các phần sau: lối đi trong khoang hành khách và tất cả các bậc lên xuống.

* Về hệ thống cửa

– Số lượng cửa lên xuống ít nhất phải có 2 cửa một cửa lên và một cửa xuống, bậc thấp nhất của cửa thường cao bằng chiều cao của vỉa hè tiêu chuẩn.

– Số lượng, chiều rộng, chiều cao cửa lên xuống hành khách tối thiểu được quy định phù hợp với trọng tải của xe; ngoài ra trên xe phải có đủ lối thoát khẩn cấp, cửa sổ có thể được sử dụng làm lối thoát khẩn cấp khi có diện tích đủ lớn theo quy định.

– Bậc lên xuống: Bề mặt bậc lên xuống phải được tạo nhám hoặc phủ vật liệu có ma sát để bảo đảm an toàn cho hành khách lên xuống; kích thước cho phép đối với các bậc lên xuống được quy định đối với bậc thứ nhất (tính từ mặt đất), chiều sâu nhỏ nhất của bậc lên xuống…

* Về tốc độ

Phương tiện xe buýt yêu cầu có tính năng gia tốc lớn để trong khoảng thời gian ngắn có thể đạt được tốc độ theo yêu cầu, vì hoạt động trong thành phố cho nên không cần yêu cầu có tốc độ cao.

4. Công tác tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt

Những yêu cầu chung khi tổ chức vận tải hành khách cho tất cả các loại hình vận chuyển:

– Đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu đi lại của hành khách;

– Giảm thời gian chuyến đi của hành khách;

– Nâng cao chất lượng phục vụ hành khách;

– Tổ chức chạy xe phải theo thời gian biểu và biểu đồ chạy xe (đã được xác định trước), nếu có thay đổi phải có thông báo kịp thời, chính xác cho hành khách;

– Nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế – tài chính cho doanh nghiệp vận tải hành khách.

Tổ chức vận tải hành khách bằng xe buýt phụ thuộc vào không những chỉ khối lượng hành khách, kết quả hoạt động sản xuất (kinh tế, tài chính) của doanh nghiệp vận tải hành khách mà còn phụ thuộc vào các chỉ tiêu chất lượng phục vụ hành khách. Tổ chức vận tải hành khách bao gồm các nội dung sau:

– Lựa chọn các phương pháp điều tra sự biến động luồng hành khách.

– Xác định hệ thống hành trình tối ưu

– Lựa chọn phương tiện và xác định số lượng phương tiện hoạt động trên các hành trình

– Xác định tốc độ chạy xe

– Phối hợp hoạt động của xe buýt với các loại hình vận tải khác (nếu có)

– Lập thời gian biểu chạy xe

– Tổ chức lao động cho lái xe

– Tổ chức đưa xe ra hoạt động

– Kiểm tra và quản lý hoạt động của xe trên đường

– Các biện pháp đảm bảo an toàn chạy xe.

Các nội dung trên được thể hiện ở sơ đồ.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]