Trang chủ Tiếng Việt Số từ là gì? Chức năng và phân loại số từ

Số từ là gì? Chức năng và phân loại số từ

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 861 views

1. Định nghĩa:

Số từ là từ loại chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật.

Chức năng chủ yếu của số từ làm thành tố phụ cho một cụm từ có danh từ làm trung tâm.

Ví dụ: Một, hai, ba, bốn…

2. Phân loại:

Để biểu thị ý nghĩa số lượng trong tiếng Việt có thể có nhiều phương thức.

+ Còn sự đối lập dưới dạng “những, các …”

Ví dụ: Những (các) đồng chí này: Biểu thị số nhiều.

Đồng chí này: Biểu thị số ít

+ Cũng có thể dùng các từ mọi, mỗi trong những ngữ cảnh cụ thể.

+ Để biểu thị ý nghĩa số nhiều còn có thế dùng phương thức lặp từ:

Ví dụ : Người người, ngày ngày

Ở đây chúng ta nói đến số từ với ý nghĩa số lượng nhưng là số lượng cụ thể. Với quan niệm trên có thể chia số từ trong tiếng Việt ra các loại sau:

Số từ chính xác: Một, ba, năm

Số từ chính xác có những đặc điểm sau đây:

+ Làm yếu tố phụ đứng trước danh từ.

Ví dụ: Ba con gà, hai anh sinh viên

+ Nói chung số từ chính xác không trực tiếp làm vị ngữ trừ trường hợp nói về tuổi tác (Cụ Nam năm nay đã 80 rồi). Số từ chính xác muốn làm vị ngữ nhất thiết phải có từ “là”.

Ví dụ: Bắc Nam là một; Hai với hai là bốn.

+ Những từ: cặp, đôi, tá, chục.. tuy chỉ số lượng cụ thể nhưng lại không thuộc loại số từ vì chúng có hoạt động ngữ pháp giống như danh từ, cụ thể là chúng có thể đứng ở vị trí trung tâm của một cụm danh từ.

Ví dụ: Tất cả những đôi giày này đều bằng da thật.

Cả hai chục trứng gà mà tôi mới mua ấy…

– Số từ thứ tự

+ Số từ thứ tự cũng thường làm thành tố phụ trong danh ngữ nhưng khác với số từ chính xác là khi làm thành tố phụ trong cụm danh từ thì số thứ tự đứng sau danh từ trung tâm.

+ Ý nghĩa thứ tự có thể biểu hiện bằng 2 cách:

Dùng số từ chính xác đặt sau danh từ trung tâm. Phòng năm, gác ba.

Dùng tổ hợp “thứ + số từ”: Phòng thứ năm, gác thứ ba.

Ghi chú: Số từ thứ tự có thể dùng yếu tố Hán Việt, trong khi đó số từ chính xác không có khả năng này.

Ví dụ:Số từ chính xácSố từ thứ tự
 ba ngàyLớp đệ tam
 một ngườiNgười thứ nhất
 hai ngườiNgười thứ nhì

+ Số từ thứ tự có thể trực tiếp làm vị ngữ.

Ví dụ: Tôi thứ nhất nó thứ nhì. Hoặc: Tôi nhất nó nhì.

– Số từ ước lượng (không chính xác).

Số từ ước lượng là loại số từ chỉ một số lượng sự vật ước chừng chứ không chính xác. Những số từ ước lượng thường thấy: Vài, vài ba, dăm bảy, dăm ba, đôi ba, mươi mười lăm, mười hai .

+ Đặc điểm của số từ ước lượng là không thể làm định tố sau của danh từ của số từ chính xác và số từ thứ tự.

So sánh: Có thể nói: Tháng hai, phòng năm,..

Không thể nói: Tháng vài, phòng dăm..

+ Do ý thức không chính xác mà số từ ước lượng không thể độc lập trả lời câu hỏi mấy, bao nhiêu như số từ chính xác hay số từ thứ tự.

Trường hợp này nếu muốn dùng số từ ước lượng thì phải có danh từ đứng sau.

Ví dụ: Hôm qua anh mua mấy quyển sách ?

+ Khi số từ ước lượng làm định tố trước danh từ trung tâm thì hầu như số từ ước lượng không có thành tố phụ chỉ toàn bộ.

+ Số từ ước lượng không có khả năng làm vị ngữ trong câu.

3. Chức năng ngữ pháp chủ yếu của số từ

– Có khả năng kết hợp với danh từ với tư cách là phần phụ trước chỉ số lượng.

– Có khả năng thực hiện các chức năng:

+ Làm chủ ngữ:

Một là học tập, hai là rèn luyện thân thể.

+ Làm vị ngữ:

Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một.

+ Làm bổ ngữ: Mất một đền mười Ông đồng ăn một bà cốt ăn hai.

+ Làm định ngữ: Giường một, mâm sáu.

5/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net