Trang chủ Khoa học Chính trị Quyền lực chính trị là gì? Phân biệt với Quyền lực nhà nước

Quyền lực chính trị là gì? Phân biệt với Quyền lực nhà nước

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 777 views

Quyền lực chính trị là gì? Phân biệt quyền lực chính trị với quyền lực Nhà nước? Nêu ví dụ về sự lạm dụng quyền lực Nhà nước?

Quyền lực chính trị là gì?

Ngay từ thời cổ đại, khái niệm về quyền lực đã được đem ra bàn bạc. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về quyền lực giữa phương Đông và phương Tây nhưng đều cho thấy vai trò quan trọng của quyền lực và vấn đề quyền lực đã được quan tâm từ rất sớm.

Sau này, khái niệm quyền lực vẫn được nhìn nhận đánh giá trên nhiều khía cạnh khác nhau để có được cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn. Trong đó, quyền lực được hiểu là một phạm trù xã hội, thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, được xem xét dựa trên những đặc trưng cơ bản và là cái mà ai nắm được thì buộc người khác phải phục tùng.

Trong xã hội, quyền lực có cấu trúc phức tạp dựa trên nhiều cách phân chia: ở mức độ chủ thể, góc độ tính chất… Nếu phân chia theo lĩnh vực thì có quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế…. Trong đó, quyền lực chính trị (QLCT) có vai trò rất quan trọng, là một trong những phạm trù cơ bản của Chính trị học. QLCT ra đời muộn hơn các dạng QL khác vì QLCT chỉ ra đời khi xã hội có giai cấp nhưng nó lại in dấu lên hầu như tất cả các dạng QL khác. Trong một XH có giai cấp, ai cũng tham gia và chịu sự chi phối của QLCT. XH ngày càng phát triển thì QLCT ngày càng phong phú, phức tạp và tác động sâu sắc tới đời sống mỗi con người cũng như cả cộng đồng.

Do chiếm vị trí quan trọng nên có khá nhiều ý kiến về khái niệm này: Là quyền lực của giai cấp hay liên minh giai cấp

Là bạo lực có tổ chức của giai cấp này để đàn áp giai cấp khác.

QLCT luôn gắn với chủ thể chính trị nhất định và luôn tính tới Nhà nước và QL Nhà nước. QLCT phải được Nhà nước thừa nhận dưới các hình thức khác nhau.

Trong các quan hệ giai cấp khác nhau, chủ thể QLCT và đối tượng QLCT thay đổi

Tuy nhiên tựu chung lại có thể định nghĩa: Quyền lực chính trị là quyền lực của của một hay liên minh giai cấp để thực hiện sự thống trị chính trị trên cơ sở thực hiện chức năng công quyền cơ bản bằng quyền lực Nhà nước làm năng lực áp đặt và thực thi giải pháp phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai cấp mình.

Như vậy có thể thấy rằng, toàn bộ các quan hệ và hoạt động chính trị trong xã hội đều liên quan tới vấn đề Nhà nước, tới việc đạt được, giữ được và sử dụng quyền lực Nhà nước như một loại quyền lực đặc biệt.

Trong một nhà nước cũng có khả năng tồn tại 2 loại quyền lực chính trị thuộc về 2 chủ thể đối lập nhau: QLCT của giai cấp thống trị và QLCT của các giai cấp không thống trị.

Giai cấp thống trị tổ chứ ra bộ máy nhà nước là để thực thi QLCT của mình. Và như vậy nhà nước nào cũng là công cụ của giai cấp thống trị, được giai cấp ấy sử dụng để bảo vệ lợi ích của mình. Ngược lại giai cấp không thống trị thì dùng QLCT hoặc sức mạnh chính trị của giai cấp mình để chống lại sự áp đặt của của giai cấp thống trị.

Ví dụ như ở các nước TBCN, Quyền lực chính trị nằm trong tay giai cấp tư sản. Họ lập ra bộ máy nhà nước với các cơ quan thực thi quyền lực khác nhau nhưng mục đích sau cùng vẫn là để duy trì và bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản.

Theo cách tiếp cận chủ thể, QLCT chia ra thành QLCT của tổ chức và QLCT của cá nhân. Theo cách tiếp cận cấu trúc, QLCT bao gồm chủ thể và đối tượng; mục tiêu và nội dung; công cụ và phương tiện thực hiện.

QLCT có 5 đặc điểm chính:

  • Có bản chất giai cấp
  • Có tính xã hội
  • Có tính lịch sử
  • Có tính tập trung thống nhất
  • Có tính tha hóa

QLCT có 6 chức năng chính:

  • Lập ra hệ thống chính trị của xã hội
  • Tổ chức đời sống chính trị, thiết lập các quan hệ chính trị
  • Quản lý công việc nhà nước và xã hội
  • Lãnh đạo các cơ quan quyền lực, các hoạt động chính trị và phi chính trị
  • Kiểm soát các quan hệ chính trị và quan hệ xã hội.
  • Lập ra một kiểu cầm quyền nhất định đặc trưng cho xã hội, một chế độ chính trị và chế độ nhà nước nhất định.

Phân biệt QLCT với QL Nhà nước

– Quyền lực Nhà nước là khái niệm hẹp hơn (chủ thể đặc biệt)

Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của một quốc gia, gắn bó chặt chẽ với ý chí của đảng cầm quyền và nguyện vọng, lợi ích của toàn xã hội, của quốc gia, dân tộc.

+ Trong chế độ dân chủ tư sản, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân lập các quyền. Các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phân tách, đối trọng, kiềm chế, khống chế và ngăn cản lẫn nhau. Sự phân lập đó luôn nhằm đạt tới thực hiện ý chí của giai cấp tư sản cầm quyền và bằng mọi cách xếp đặt để quyền lực chính trị không thể phân chia.

+ Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, quyền lực nhà nước được phân công trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất. Mô hình về sự phân công ngày được phát triển từ mô hình Công xã Pari đến Nhà nước Xô Viết, từ mô hình Xô Viết ở Liên Xô đến các nước làm cách mạng dân chủ nhân dân tiến lên xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, bắt đầu từ Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 2.9.1945. Lý thuyết về sự phân công quyền lực đó được Các Mác, V.I. Lênin khẳng định trong các tác phẩm lý luận và trong thực tiễn tổ chức Nhà nước xã hội chủ nghĩa của nước ta.

+ Ở nước ta, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc thống nhất, không phân chia nhưng có sự phân công rành mạch các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quan điểm về phân công quyền lực nhà nước được ghi nhận trong các văn kiện chính trị của Đảng, trong Hiến pháp và các luật tổ chức bộ máy nhà nước.

– Hình thức thực hiện: QLNN là cưỡng chế thông qua pháp luật và thu thuế còn QLCT thì thông qua Đảng và các tổ chức để tuyên truyền, giáo dục.

+ Quyền lực nhà nước bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Nhà nước quản lý mọi tầng lớp dân cư trong phạm vi lãnh thổ, mọi cơ quan, tổ chức cá nhân trong một quốc gia đều phải tuân theo pháp luật nhà nước. Nhà nước là chủ sở hữu những cơ sở vật chất của đất nước, là cơ sở kinh tế bảo đảm cho việc thực hiện quyền lực. Nhà nước tổ chức bộ máy cưỡng chế như quân đội, công an, tòa án, nhà  tù, … bảo đảm sức mạnh bảo vệ lãnh thổ, thực hiện chủ quyền quốc gia, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội theo quy định của hiến pháp, pháp luật do nhà nước đặt ra.

Ở Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Ở các nước trên thế giới, tùy hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà mỗi nước có cách tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước khác nhau. Có nước tổ chức các cơ quan nhà nước ở trung ương theo kiểu phân chia ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp độc lập và chế ước lẫn nhau, cũng có nước tổ chức các cơ quan nhà nước theo nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất.

+ QLCT: Nhiệm vụ quan trọng nhất của chủ thể QLCT không phải là cưỡng chế mà là hoạch định, xây dựng hệ thống các thể chế, chính sách và tuyên truyền giáo dục nhân dân để họ nhận thức và làm theo, đồng thời quản lý công việc của Nhà nước và xã hội, lãnh đạo các cơ quan quyền lực, các hoạt động chính trị và phi chính trị, định hướng hoạt động cho các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.

QLNN có 2 chức năng cơ bản là giai cấp và xã hội còn QLCT có 6 chức năng (đã trình bày mục 1) Ví dụ về sự lạm dụng quyền lực Nhà nước

Một số cơ quan hành chính ở nước ta vẫn có rất nhiều trường hợp lạm dụng quyền lực để hạch sách hoặc gây khó dễ cho nhân dân.

Ví dụ như việc đăng ký đất đai cho người dân. Đây vốn là nhiệm vụ và trách nhiệm của những cán bộ làm việc cho Nhà nước. Họ được Nhà nước trả lương cũng như đầy đủ các chính sách ưu đãi khác để hoàn thành công việc. Tuy nhiên trên thực tế thì những thủ tục hành chính này thường khiến người dân mất nhiều thời gian, thậm chí còn phải hối lộ để xong việc. Như vậy cũng có nghĩa là cán bộ đã lạm dụng quyền lực của mình để gây cản trở cho người dân nhằm tăng thêm thu nhập cho bản thân.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]