Trang chủ Tài chính Tiền tệ Quyền lựa chọn là gì? Các yêu tố ảnh hưởng đến giá của quyền lựa chọn

Quyền lựa chọn là gì? Các yêu tố ảnh hưởng đến giá của quyền lựa chọn

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 217 views

1. Định nghĩa

Một quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hóa tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định.

Các hàng hóa cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai:

Một hợp đồng quyền lựa chọn bất kỳ đều bao gồm 4 đặc điểm cơ bản sau:

  • Loại quyền (quyền chọn bán hoặc chọn mua)
  • Tên hàng hóa cơ sở và khối lượng được mua hoặc bán theo quyền
  • Ngày hết hạn
  • Giá thực hiện

Người bán quyền, trao quyền cho người mua để đổi lấy một khoản tiền được gọi là giá quyền hoặc phí quyền. Mức giá mà tại đó công cụ này có thể được mua hoặc được bán gọi là mức giá thực hiện quyền. Ngày mà sau đó quyền hết giá trị gọi là ngày hết hạn. Một quyền chọn Mỹ có thể được thực hiện vào bất kỳ thời điểm nào cho đến tận ngày hết hạn và bao gồm cả ngày hết hạn. Một quyền chọn Châu Âu chỉ có thể được thực hiện vào ngày hết hạn.

Như vậy, những mức giá liên quan tới một quyền lựa chọn là:

  • Giá thị trường hiện hành của loại hàng hoá cơ sở.
  • Giá hàng hoá cơ sở thực hiện theo quyền.
  • Giá của bản thân quyền lựa chọn.

Ví dụ: Cổ phiếu phổ thông XYZ đang giao địch với giá 42.000 VND/cổ phần, và người ta dự đoán mức giá này sẽ tăng lên tới 50.000 VND trong vòng 6 tháng tới. Giả sử quyền lựa chọn được niêm yết để giao dịch đối với cổ phiếu XYZ, và bạn có thể mua một quyền chọn “mua XYZ do 40.000”. Quyền này cho phép bạn mua 100 cổ phần XYZ vào bất cứ thời điểm nào trong vòng 6 tháng tới tại mức giá 40.000 VND/cổ phần (4.000.000VND cho 100 cổ phần). Lại giả sử giá của quyền chọn này là 400.000 VND người bán quyền này nhận được 4.000.000 VND, đổi lại, ông ta phải sẵn sàng bán 100 cổ phần XYZ với giá 4.000.000 VND vào bất cứ lúc nào mà bạn chọn để mua, cho tới khi quyền hết hạn. Bạn có thể thông báo với người bán về việc bạn đòi ông ta phải giao cho bạn 100 cổ phần cơ sở để nhận 4.000.000 VND vào bất cứ lúc nào trong vòng 6 tháng đó. Buộc người bán phải tôn trọng những điều khoản của hợp đồng quyền lựa chọn được gọi là thực hiện quyền.

Giả sử bạn mua quyền chọn và giá XYZ tăng lên 50.000 VND/cổ phần trong vòng 6 tháng tới. Bạn có thể thực hiện quyền tại mức giá 40.000 VND/cổ phần và bán ra thị trường để thu lợi nhuận.

Như vậy bạn đã bỏ ra 400.000 VND để mua quyền, nhưng đã thu lại 1.000.000 VND bằng việc mua và bán ngay 100 cổ phần XYZ. .Bạn đã có được món lợi 600.000 VND trên một khoản đầu tư 400.000 VND, với tỷ suất lợi nhuận là 150% trong 6 tháng.

2. Các bộ phận cấu thành nên giá quyền

Chi phí mà một người mua quyền bỏ ra trước hết là sự phản ánh giá trị nội tại của quyền cộng thêm bất kỳ khoản phụ trội nào. Mức phụ trội cao hơn giá trị nội tại được gọi là giá trị thời gian.

Giá trị nội tại của quyền

Giá trị nội tại của một quyền chọn là giá trị mà người nắm giữ quyền lựa chọn sẽ nhận được bằng cách thực hiện quyền ngay lập tức. Do người mua quyền không bắt buộc phải thực hiện quyền, và trong thực tế họ sẽ không làm diều đó nếu như không thu được hiệu quả kinh tế nào từ việc thực hiện quyền, nên giá trị nội tại của một quyền thấp nhất sẽ bằng 0.

Đối với một quyền chọn mua, nếu giá thực hiện quyền thấp hơn giá của chứng khoán cơ sở, quyền chọn mua đó được coi là lãi (in the money). Một quyền chọn có mức giá thực hiện ngang bằng với giá hiện hành của chứng khoán cơ sở được coi là hòa vốn(at the money), còn nếu thấp hơn giá hiện hành của chứng khoán thì bị coi là lỗ (out of money). Cả hai loại quyền lỗ hòa vốn đều có giá trị nội tại bằng 0 bởi vì người thực hiện quyền không thu được lãi.

Đối với quyền chọn bán thì ngược lại, người thực hiện quyền sẽ có lãi nếu giá thực hiện quyền cao hơn giá hiện hành của chứng khoán cơ sở và sẽ bị lỗ nếu giá thực hiện quyền thấp hơn giá thị trường của chứng khoán cơ sở.

Ví dụ: Với cổ phiếu cơ sở có giá 42.500 VND, quyền chọn mua có giá thực hiện là 40.000 VND là ở vào trạng thái “có lãi”. Quyền chọn mua có giá thực hiện 45.000 VND sẽ là bị lỗ. Trái lại một quyền chọn bán XYZ 40.000 VND sẽ là có lãi khi cổ phiếu XYZ giao dịch với giá 38.000 VND. Người nắm giữ quyền có thể mua cổ phiếu với giá 38.000 VND trên thị trường và bán nó cho người bán quyền lấy 40.000 VND. Nhưng nếu XYZ có giá là 42.000 VND thì quyền chọn bán này là lỗ vốn. Người có quyền sẽ bị mất tiền nếu mua XYZ trên thị trường và thực hiện quyền bán.

Giá trị thời gian của quyền

Giá từ thời gian của một quyền lựa chọn là khoản trội ra giữa giá của một quyền so với giá trị nội tại của nó.

Giá của quyền chọn mua XYZ 40.000 là 400.000 VND, với giá giao dịch trên thị trường của XYZ là 42.000 VND. Người sở hữu quyền này có thể thu hồi được 200.000 VND bằng cách thực hiện quyền (mua cổ phiếu với giá 4.000.000 VND) và bán ngay ra thị trường với giá 4.200.000 VNĐ. Như thế quyền lựa chọn này có giá trị nội tại là 200.000 VND. Khoản chênh lệch theo thời gian do đó sẽ là 400.000 VND – 200.000 VND = 200.000 VNĐ.

Một quyền chọn bán XYZ 50.000 được bán với giá 200.000 VND, khi XYZ đang giao dịch tại mức giá 52.000 VNĐ. Vì quyền này là lỗ vốn (giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện) nên nó có giá trị nội tại bằng 0. Khoản 200.000 VND được gọi là giá trị phụ trội thuần tuý của quyền chọn.

3. Các yêu tố ảnh hưởng đến giá của quyền lựa chọn

Giá hiện hành của chứng khoán nguồn: Đối với một quyền chọn mua, nếu giá hiện hành của chứng khoán nguồn tăng (giảm) thì giá của quyền chọn mua tăng (giảm). Đối với một quyền chọn bán, nếu giá hiện hành của một chứng khoán nguồn giảm (tăng) thì giá của quyến tăng (giảm).

Giá thực hiện: Tất cả các yếu tố khác giữ nguyên, mức giá thực hiện càng cao thì giá của một quyền chọn mua càng thấp. Đối với một quyền chọn bán thì ngược lại: mức giá thực hiện càng cao thì giá của quyền chọn bán càng.

Thời gian cho đến khi hết hạn: Đối với các quyền chọn Mỹ (cả quyền chọn mua và chọn bán), tất cả các yếu tố khác giữ nguyên, thời gian cho đến khi hết hạn càng dài thì giá của quyền càng cao, vì giá của cổ phiếu nguồn càng có khả năng biến động để cho quyền chọn trở thành có lãi và đem lại lợi nhuận. (Đối với các quyền chọn Châu Âu, ảnh hưởng của thời gian cho đến khi hết hạn phụ thuộc vào việc quyền chọn là quyền chọn mua hay chọn bán).

Lãi suất ngắn hạn phi rủi ro trong suốt thời hạn của quyền. Giữ tất cả các yếu tố khác không đổi, giá của một quyền chọn mua của một trái phiếu sẽ tăng khi lãi suất ngắn hạn phi rủi ro tăng. đối với một quyền chọn bán của trái phiếu thì ngược lại: một sự gia tăng mức lãi suất ngắn hạn phi rủi ro sẽ làm giảm giá của một quyền chọn bán.

Lãi suất coupon: đối với các quyền chọn của các trái phiếu, các coupon sẽ có xu hướng làm giảm giá của quyền chọn mua bởi vì các coupon sẽ làm cho việc nắm giữ trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn so với nắm giữ quyền. Vì vậy các quan chọn mua của (các trái phiếu coupon sẽ bị định giá thấp hơn so với các quyền chọn mua của các trái phiếu không có coupon. Ngược lại, các coupon có xu hướng làm tăng giá của các quyền chọn bán.

Mức dao động dự đoán của các mức lãi suất trong suốt thời hạn của quyền: Nếu mức dao động dự đoán của các mức lãi suất trong suốt thời hạn của quyền tăng, giá của quyền cũng sẽ tăng. Lý do là mức dao động dự đoán càng cao, được đo bằng độ lệch chuẩn hoặc phương sai của các mức lãi suất, thì xác suất giá của chứng khoán nguồn dịch chuyển theo hướng có lợi cho người mua chứng khoán sẽ lại càng cao.

4. Chức năng kinh tế của quyền lựa chọn

Quyền lựa chọn cho phép nhà đầu tư nâng cao được tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư.

Ví dụ: Trở lại ví dụ ở phần trên, giả sử giá thị trường hiện nay của cổ phiếu XYZ là 42.000 VND/cổ phần, và bạn dự đoán sau nửa năm nữa, giá cổ phiếu XYZ sẽ tăng mạnh, lên tới 50.000 VND. Giả sử các quyền lựa chọn có liên quan đến giao dịch cổ phiếu XYZ được niêm yết, bạn có thể mua một quyền chọn mua cổ phiếu XYZ với giá thực hiện quyền là 40.000VND/cổ phần.

Trong vòng 6 tháng giá cổ phiếu XYZ tăng lên 50.000 VND/cổ phần. Bạn có thể buộc người bán quyền giao 100 cổ phần XYZ cho bạn với giá 40.000 VND/cổ phần, sau đó bán lại chúng trên thị trường với giá 50.000 VND/cổ phần.

Như vậy, trong vòng 6 tháng bạn đã thu được một khoản lợi nhuận đáng kể là 600.000 VND trên khoản đầu tư 400.000 VND, tương đương lợi suất 150%.

Nếu thay vì sử dụng quyền lựa chọn, bạn bỏ ra 4.200.000 VND để mua 100 cổ phần XYZ và chờ khi giá tăng tới 50.000 VND/cổ phần thì bán ra, lợi suất của bạn chỉ là 19%.

Quyền lựa chọn giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro

Chức năng kinh tế quan trọng nhất của quyền lựa chọn là nhằm cung cấp công cụ giảm thiểu rủi ro. Một người đang phải chịu rủi ro từ một sự thay đổi giá bất lợi có thể sử dụng các quyền lựa chọn để loại trừ rủi ro đó. Một quyền chọn mua có thể được xem như là một công cụ đảm bảo một mức giá mua tốt (nếu giá thị trường của chứng khoán cao hơn mức giá thực hiện, quyền sẽ giúp nhà đầu tư mua được chứng khoán tại mức giá thực hiện). Một quyền chọn bán sẽ đảm bảo một mức giá bán tốt (việc thực hiện quyền sẽ giúp cho nhà đầu tư bán chứng khoán ở mức giá thực hiện trong trường hợp giá thị trường của chúng khoán thấp hơn mức giá thực hiện). Như vậy các quyền lựa chọn có thể được xem như một công cụ phòng ngừa những sự thay đổi giá bất lợi.

Ví dụ: Nếu giá cổ phiếu XYZ đang là 42.000 VND/cổ phần, người sở hữu 100 cổ phần XYZ bán một quyền chọn mua XYZ với giá quyền là 400.000 VND.

Nếu giá thị trường của XYZ giảm xuống 38.000 VND, người bán quyền sẽ phòng ngừa được khoản lỗ do giá cổ phiếu sụt bằng khoản phí bán quyền 400.000 VND. Tuy nhiên, nếu giá XYZ tiếp tục giảm xuống dưới mức 37.000 VND/cổ phần thì người bán quyền sẽ bắt dầu phải chịu một khoản lỗ. Như vậy khoản thu 400.000 VND từ việc bán quyền đã tạo ra một sự phòng ngừa các bộ dối với tình trạng sụt giá cổ phiếu. Mặt khác, nếu giá quyền tăng lên, giả sử tới 46.000 VND/cổ phần, người mua quyền sẽ thực hiện quyền được mua và người bán quyền buộc phải giao 100 cổ phiếu với giá thực hiện là 42.000 VND, thay vì 46.000 VND. Vậy, trong khi rào chắn rủi ro cho tài sản của mình, người bán quyền cũng “rào chắn” luôn cả lợi nhuận tiềm năng nữa. Nhược điểm của chiến lược này có thể khắc phục được bằng cách, thay vì bán quyền chọn mua, ông ta có thể mua quyền chọn bán đối với XYZ. Khi đó, nếu giá thị trường của cổ phiếu tăng lên ông ta có thể hưởng toàn bộ lợi nhuận do việc bán tài sản của mình ra thị trường.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net