Trang chủ Quản trị hành chính Quản lý hành chính nhà nước là gì? Bản chất, đặc điểm, chức năng

Quản lý hành chính nhà nước là gì? Bản chất, đặc điểm, chức năng

by Ngo Thinh
813 views

Khái niệm về quản lý hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật, đó là Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Tuy hệ thống các cơ quan: quyền lực, xét xử và kiểm sát thực hiện  quyền lập pháp và tư pháp không thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước nhưng trong cơ chế vận hành của nó cũng có công tác hành chính như chế độ công vụ, công tác tổ chức cán bộ… và phần công tác này cũng phải tuân thủ những quy định thống nhất của nền hành chính nhà nước. Quyền hành pháp có 2 nội dung: -Một là lập quy được thực hiện bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện pháp luật.

-Hai là quản lý hành chính nhà nước tức là tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động kinh tế – xã hội để đưa luật pháp vào đời sống xã hội.

Các cơ quan hành chính nhà nước thực thi quyền hành pháp, không có quyền lập pháp và tư pháp nhưng góp phần quan trọng vào quá trình lập pháp và tư pháp Như vậy, tổ chức và hoạt động hành chính có phạm vi rộng hơn việc thực thi quyền hành pháp.

Nhà nước quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý. Pháp luật là thể chế hoá đường lối chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, phải được thực hiện thống nhất trong cả nước; tuân theo pháp luật là chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng.

Như vậy, có thể hiểu: Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc  xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ thông quản lý hành chính từ Chính phủở Trung ương xuống Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương tiên hành. Từ khái niệm về quản lý hành chính nhà nước như trên, chúng ta thấy quản lý hành chính có 3 nội dung sau:

Quản lý hành chính nhà nước là sự hoạt động thực thi quyền hành pháp: Hành pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất mang tính quyền lực chính trị. Chính phủ với tư cách là cơ quan hành pháp cao nhất (cơ quan chấp hành của

Quốc hội) thực hiện quyền hành pháp cao nhất đối với toàn dân, toàn xã hội. Nhưng, Chính phủ thực hiện chức năng của mình thông qua hệ thống thể chế hành. chính của nền hành chính nhà nước cao nhất. Hành pháp là quyền lực chính trị; quản lý hành chính nhà nước là thực thi quyền hành pháp, nó phục tùng và phục vụ quyền hành pháp nhưng bản thân nó không phải là quyền lực chính trị.

Quản lý hành chính là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh: Trong quản lý hành chính nhà nước, chức năng tổ chức là quan trọng nhất vì không có tổ chức thì không thể quản lý được. Nhà nước phải tổ chức như thế nào để mọi người đều có vị trí tích cực đối với xã hội, góp phần tạo ra lợi ích cho xã hội. Điều chỉnh là quy định về mặt pháp lý thể hiện bằng các quyết định quản lý về quy tắc, tiêu chuẩn, biện pháp... nhằm tạo ra sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý, tạo sự cân bằng, cân đối giữa các mặt hoạt động của quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người.

Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động bằng quyền lực nhà nước: Sự tác động bằng quyền lực nhà nước là sự tác động bằng pháp luật theo nguyên tắc pháp chế. Quyền lực nhà nước mang tính mệnh lệnh đơn phương và tính tổ chức rất cao. Pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Bản chất quản lý hành chính nhà nước

Bản chất của quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành.

Điều hành là việc chỉ đạo trực tiếp đối tượng bị quản lý. Trong hoạt động điều hành, cơ quan quản lý có thể đụng những hình thức tác động trực tiếp và những hình thức ít mang tính pháp lý. Chấp hành thể hiện ở việc thực hiện trên thực tế các luật và các văn bản mang tính luật của nhà nước.

Đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước mang những đặc điểm chủ yếu sau:

Quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực, tính tổ chức và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước: Khách thể quản lý phải phục tùng chủ thể quản lý một cách nghiêm túc; nếu không, phải truy cứu trách nhiệm và xử lý theo pháp luật một cách nghiêm minh, bình đẳng.

Quản lý hành chính nhà nước có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kê’ hoạch để thực hiện mục tiêu: Đặc điểm này đòi hỏi công tác quản lý nhà nước phải có chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm; có chỉ tiêu và biện pháp cụ thể để thực hiện các chỉ tiêu.

Quản lý hành chính nhà nước có tính chủ động, tính sáng tạo và linh hoạt cao: Tính chủ động, sáng tạo thể hiện ở hoạt động xây dựng các văn bản pháp quy hành chính điều chỉnh các hoạt động quản lý, điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh chưa ổn định và chưa được luật điều chỉnh. Nó được quy định bởi chính bản thân sự phức tạp, phong phú đa dạng của khách thể quản lý. Những khách thể đó là mọi mặt của đời sống xã hội luôn biến động và phát triển, đòi hỏi phải ứng phó nhanh nhạy kịp thời, vận dụng sáng tạo pháp luật, tìm kiếm biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả.

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính dưới luật: Tính dưới luật thể hiện ở chỗ bản thân hoạt động quản lý là hoạt động chấp hành pháp luật và điều hành trên cơ sở luật. Các quyết định ban hành trong hoạt động quản lý nhà nước phải phù hợp với pháp luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên, nếu mâu thuẫn sẽ bị đình chỉ và bãi bỏ.

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được đảm bảo về phương diện tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất mà trước hết là bộ máy cơ quan hành chính: Đây là hệ thống nhiều về số lượng cơ quan cũng như số lượng biên chế, phức tạp về tổ chức, cơ cấu và rất đa dạng về chức năng, nhiệm vụ cũng như hình thức, phương pháp hoạt động. Đặc điểm này thể hiện tiềm năng to lớn của quản lý hành chính nhà nước song cũng làm phát sinh những ảnh hưởng tiêu cực do bộ máy quá cồng kềnh. Đồng thời, hoạt động quản lý hành chính nhà nước được đảm bảo về nguồn lực và phương tiện tài chính dồi dào cũng như các tài sản khác (nhà xưởng, thiết bị, máy móc…).

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính kinh tế: Hoạt động kinh tế là chức năng quan trọng của bất kỳ nhà nước. Mọi nhà nước thực hiện chức năng quản lý hành chính của mình cũng là nhằm phục vụ nền kinh tế đó, nên có thể nói quản lý hành chính nhà nước mang tính kinh tế.

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chính trị rõ rệt: Nhà nước là một tổ chức chính trị thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và ý chí đó được các cơ quan nhà nước đưa vào cuộc sống. Khi bộ máy nhà nước hoạt động, quản lý hành chính nhà nước là những kênh thực hiện quyền lực nhà nước. Vì vậy, khi giải quyết bất cứ vấn đề nào trong công tác quản lý hành chính luôn luôn phải tính đến nhiệm vụ và mục tiêu chính trị.

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính chuyên nghiệp, liên tục: Tính chuyên nghiệp đòi hỏi cán bộ quản lý không chỉ cần có kiến thức và lý luận quản lý hành chính nhà nước mà còn phải vững vàng về mặt pháp lý, hiểu biết về bộ máy nhà nước, có kinh nghiệm thực tiễn và đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về ngành, về lĩnh vực khoa học kỹ thuật hoặc sản xuất mà mình đảm nhiệm. Tính liên tục đòi hỏi hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải được tiến hành thường xuyên liên tục không bị gián đoạn.

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính thứ bậc chặt chẽ: Quản lý hành chính nhà nước là hệ thống thông suốt lừ trên xuống dưới, cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên (khác với các cơ quan dân cử hay hệ thống cơ quan xét xử).

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động không mang tính vụ lợi:

Quản lý hành chính nhà nước có nhiệm vụ là phục vụ lợi ích công và lợi ích của công dân nên không được đòi hỏi người được phục vụ phải trả thù lao, không được theo đuổi mục tiêu doanh lợi nên hơn bất cứ tổ chức nào trong xã hội, nó phải mang tính chất vô tư, công tâm, trong sạch, liêm khiết nhất.

Chức năng của quản lý hành chính nhà nước

Theo Hoàng Anh Đức (1995), quản lý hành chính nhà nước có một số chức năng cơ bản như sau:

Chức năng dự báo: là sự phán đoán trước trên cơ sở thông tin chính xác và kết luận khoa học về khả năng phát triển, thiếu nó không thể xác định trạng thái tương lai của xã hội vì thế nó có ý nghĩa đặc biệt để thực hiện tết các chức năng quản lý khác.

Chức năng kế hoạch hóa: là xác định mục tiêu nhiệm vụ cụ thể về tỷ lệ, tốc độ, phường hướng và chỉ tiêu về ~số lượng,chất lượng cụ thể.

Chức năng tổ chức: là hoạt tạo lập hệ. thống quản lý và bị quản lý. Tổ  chức là hoạt động thành lập, giải thể, hợp pnhất, hân định chức năng, nhiệm vụ, xác định các quan hệ qua lại, lựa chọn sắp xếp cá n bộ.

Chức năng điều chỉnh: là chức năng có mục đích thiết lập chế độ cho hoạt động nào đó mà không tác động trực tiếp đến nội dung hoạt động, nó được thực hiện bằng việc ban hành các văn bản pháp quy.

Chức năng lãnh đạo: là chức năng định hướng cho hoạt động quản lý, xác định cách xử sự của các đối tượng bị quản lý thông qua hình thức ban hành các chủ trương đường lối có tính chất chiến lược.

Chức năng điều hành: là hoạt động chỉ đạo trực tiếp hành vi của đối tượng bị quản lý thông qua việc ban hành các quyết định cá biệt, cụ thể có tính chất tác nghiệp. Đây là chức năng đặc trưng của các chủ thể quản lý cấp “vĩ mô”.

Chức năng phối hợp (còn gọi là chức năng điều hoà): là sự phối hợp các hoạt

động riêng rẽ của từng người, cơ quan, tổ chức thừa hành để thực hiện các

nhiệm vụ chung. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, quá trình chuyên môn hoá sâu sắc, nhiều quá trình diễn ra đồng thời với xu hướng ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề phải giải quyết theo quan điểm tổng thể thì hoạt động điều hòa phối hợp càng có ý nghĩa quan trọng.

Chức năng kiểm tra: là chức năng quản lý có ý nghĩa xác định xem thực tế hoạt động của đối tượng bị quản lý phù hợp hay không phù hợp với trạng thái định trước. Nó cho phép phát hiện và loại bỏ các lệch lạc có thể có của đối tượng bị quản lý hoặc chỉnh lý lại các quyết định đã ban hành trước đây cho phù hợp với thực tế và yêu cầu của nhiệm vụ quản lý.

Các chức năng quản lý nằm trong một hệ thống thống nhất liên quan chặt chẽ với nhau. Chức năng này có thể là khách thể của một chức năng khác và ngược lại. Ví dụ: điều chỉnh công tác tổ chức, kiểm tra công việc dự báo -điều hành, điều hoà phối hợp hoạt động kế hoạch.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]