Trang chủ Khoa học Chính trị Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về chính trị

Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về chính trị

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 532 views

Tử tưởng chính trị Mác – Lênin được xây dựng trên nền tảng thế giới quan duy vật biện chứng về lịch sử xã hội, trên những tiền đề khoa học, lí luận phát triền rực rỡ và trong điều kiện cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản đã phát triển đến độ chin muồi. chủ nghĩa Mác- Lênin đã đưa ra 5 quan điểm về chính trị:

1 . BẢN CHẤT CỦA CHÍNH TRỊ, ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ VÀ CÁCH MẠNG CHÍNH TRỊ

Bản chất của chính trị:

– Chính trị luôn mang bản chất giai cấp: bản chất giai cấp của chính trị được quy định bởi lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế của giai cấp. chính trị ra đời và tồn tại gắn liền với xã hội có phân chia giai cấp. khi cơ sở kinh tế làm cho nhà nước mất đi, giai cấp không còn, khi đó chính trị cũng không còn cơ sở tồn tại.

– Chính trị mang tính dân tộc: trong chính trị, việc xử lí quan hệ giai cấp – dân tộc được đặt ra thường xuyên. Không thể tuyệt đối hóa vấn đề giai cấp mà quên vấn đề dân tộc và ngược lạ nếu tuyết đối hóa vấn đề giai cấp sẽ dấn tới chủ nghĩa biệt phái, nếu tuyệt đối hóa vấn đề dân tộc sẽ rơi vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

– Chính trị có tính nhân loại: vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc gắn liền với vấn đề nhân loại giải phóng giai cấp, dân tộc xã hội là những vấn đề quan hệ gắn bó mật thiết với nhau của nền chính trị vô sản và trở thành xu hướng phát triển của chính trị nhân loại.

Đấu tranh chính trị và cách mạng chính trị:

– Đấu tranh chính trị là đỉnh cao của đâu tranh giai cấp đấu tranh giai cấp là hiện tượng tất yếu của lịch sử. cuộc đấu tranh này trải qua ba giai đoạn, phản ánh trình độ phát triển khác nhau của đấu tranh giai cấp từ tự phát đến tự giác, từ sự thỏa mãn những như cầu sinh hoạt tức thời đến nhận thức và hiện thực hóa sứ mệnh lịch sử của giai cấp.

– Trình độ thấp nhất của đấu tranh giai cấp là đấu tranh kinh tế. Tuy là hình thức thấp nhất nhưng đấu tranh kinh tế lại quan trọng, nó tạo môi trường thực tiễn, giúp giai cấp công nhân giác ngộ vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình. giai đoạn thứ hai của đấu tranh giai cấp là đấu tranh tư tưởng lí luận trong cuộc đấu tranh tư tưởng, giai cấp vô sản không những phải đấu tranh chống mọi thứ lí luận phản động của giai cấp tư sản, mà còn phải đấu tranh chống lại mọi trào lưu tư tưởng cơ hội của chủ nghĩa dưới mọi màu sắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. giai đoạn thứ ba (cao nhất) của đấu tranh giai cấp là đấu tranh chính trị. Nhiệm vụ cơ bản của đấu tranh chính trị là thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thiết lập nền chuyên chính mới và sử dụng chính quyền đó để xây dựng xã hội mới.

– Muốn đạt tới đấu tranh chính trị thì giai cấp vô sản phải có lí luận, có đội tiên phong của giai cấp mình – Đảng cộng sả cách mạng vô sản thay thế chế tư sản bằng thể chế vô sản (chuyên chính vô sản). vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền.

– Theo C.Mác, bất cứ một cuộc cách mạng xã hội nào cũng có tính chất chính trị vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề quyền lực chính trị, trực tiếp tuyên chiến với chế độ cũ và bất cứ cuộc cách mạng chính trị nào cũng có tính chất xã hội.

Như vậy, chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra ba hình thức đấu tranh giai cấp cơ bản và khẳng định rằng, các hình thức này có mối quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng và bổ sung cho nhau. Đấu tranh tư tưởng lí luận và đấu tranh kinh tế phục vụ đấu tranh chính trị. Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cao nhất, quyết định thắng lợi cuối cùng và căn bản của giai cấp vô sản đối với giai cấp vô sản.

2. LÍ LUẬN VỀ TÌNH THẾ VÀ THỜI CƠ CÁCH MẠNG

Lênin đưa ra 3 dấu hiệu của tình thế cách mạ một là, giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ, chính trị rơi vào khủng hoảng dường như không còn kiểm soát được xã hội. trong tình hình đó, giai cấp thống trị buộc phải áp dụng biện pháp đàn áp – đàn áp cách mạng, đẩy xã hội tới đối đầu. hai là, quần chúng bị áp bức rơi vào tình trạng bần cùng, sự chịu đựng đã đến giới hạn cuối cùng, không thể chịu đựng hơn nữa, buộc phải đi đến một hành động có tính thời sự.ba là, tầng lớp trung gian đã sẵn sàng ngả về phía quần chúng cách mạng, đứng về phía tiên tiến cách mạng.

Khi xã hội xuất hiện 3 dấu hiệu tình thế cách mạng, nhưng cách mạng muốn nổ ra thì phải có thời cơ cách mạ thời cơ cách mạng là sự phát triển logic của tình thế cách mạng, khi cả 3 dấu hiệu của tình thế cách mạng phát triển đến đỉnh điểm, xã hội khủng hoảng trầm trọng.

Theo V.I.Lênin tình thế cách mạng là khách quan, đòi hỏi sự nhạy bén, quyết đoán của chủ thế cách mạng thời cơ cách mạng gắn liền với các sự kiện, những tình huống trực tiếp có khả năng đẩy cách mạng đến bước ngoặt quyết định, nó gắn với thời điểm cụ thể, tức là gắn với không gian, thời gian chính trị. Thời cơ xuất hiện rất nhanh và trôi cũng rất mau sau đó cách mạng nổ ra hay không và có thành công hay không sẽ phụ thuộc ở vai trò của chủ thể, ở sự chuẩn bị đầy đủ và toàn diện cho cách mạng.

Ví dụ: thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga do Đảng Boonssevich và V.I.Lênin lãnh đạo và sự thành công của cách mạng tháng tám ở Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo là những bài học thắng lợi điển hình của nghệ thuật xử lí tình thế và thời cơ cách mạng.

3. PHƯƠNG THỨC GIÀNH CHÍNH QUYỀN VÀ NGHỆ THUẬT THỎA HIỆP

Các nhà kinh điển macsxit chỉ ra hai phương thức (hai khả năng) giành quyền lực chính trị: phương thức giành chính quyền bằng bạo lực và phương thức giành chính quyền bằng hòa bình.

Phương thức giành chính quyền bằng bạo lực là phương thức phổ biến trong lịch sử. cần lưu y rằng, quan điểm mác xít không đồng nhất bạo lực cách mạng với chiến tranh. Bạo lực ở đây bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, là gắn kết sức mạnh tinh thần với sức mạnh vật chất.

Việc giành chính quyền bằng con đường hòa bình là rất quy’ và hiế rất quy’ vì không đổ máu, rất hiếm vì xưa nay nó chưa có tiền lệ và chưa từng xảy ra. Các nhà kinh điển cũng đồng thời đưa ra chỉ dẫn có tính phương pháp: nếu khả năng giành quyền lực bằng con đường hòa bình xuất hiện, dù là mầm mống, thì cũng hết sức tận dụng. còn khả năng ấy không còn nữa thì giai cấp vô sản không được mơ hồ, ảo tưởng, mà phải dứt khoát và nhanh chóng chuyển đổi phương thức đấu tranh.

Hiện nay phương thức đấu tranh giành quyền lực đang là tiêu điểm của cuộc đấu tranh tư tưởng giữa những người macsxit chân chính và những kẻ cơ hội mọi màu sắc.

Đây là một vấn đề khoa học, cũng đồng thời là nghệ thuật xử lí tình huố việc lựa chọn phương pháp nảy sinh vẫn đề thỏa hiệp. Lênin đã chỉ ra có hai loại thỏa hiệp: thỏa hiệp có nguyên tắc và thỏa hiệp vô nguyên tắc. thỏa hiếp có nguyên tắc là loại thỏa hiệp không bao giờ xa rời mục tiêu, nhưng biện pháp, cách thức tiến hành có thể thay đổi, thậm chí trong những hoàn cảnh cụ thể có thể phải hi sinh một số lợi ích trước mắt để bảo vệ mục tiêu lâu dài . thỏa hiệp vô nguyên tắc về thực chất là sự đầu hàng, bán rẻ phong trào vì một lợi ích hẹp hòi trước mắt, sớm muộn sẽ rơi vào hàng ngũ kẻ thù của cách mạng

4. XÂY DỰNG THỂ CHẾ SAU THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG CHÍNH TRI

Xây dựng thể chế sau thắng lợi cách mạng chính trị là một vấn đề rất lớn, cũng là trọng tâm tư tưởng chính trị của C.mác và Lênin, nó bao gồm một số nội dung sau:

  • Xác lập cơ sỏ kinh tế – xã hội của thế chế mớ đó là việc xác lập quan hệ sản xuất mới – thay sở hữa tư nhân tư bản chủ nghĩa bằng sở hữu xã hội, tạo cơ sỏ xóa bỏ mọi áp bức bóc lột, đồng thời phát triển lực lượng toàn xã hội.
  • Đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng hối lộ, thực hành dân chủ. Chủ nghĩa Mác – Lênin luôn coi quan liêu, tham nhũng là kẻ thù nguy hiểm nhất của chủ nghĩa xã hội và không bao giờ được nương nhẹ cuộc đấu tranh chống quan liêu, hối lộ, thực hành dân chủ rộng rãi.

5. CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN LÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ QUÁ ĐỘ ĐI TỚI XÃ HỘI KHÔNG CÒN GIAI CẤP VÀ NHÀ NƯỚC

Một trong những tư tưởng chính trị cơ bản của toàn bộ học thuyết Mác – Lênin là đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản và bản thân nền chuyên chính này cũng là hình thức chính trị quá độ để đi đến xã hội không còn giai cấp và nhà nước

Mác – Lênin cho rằng “ mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành chính quyền”.

Chuyên chính vô sản không chỉ là bạo lực, mà nhiệm vụ chủ yếu của nó – quyết định thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản, là tổ chức xây dựng.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sự thống trị của giai cấp công nhân chính là giai cấp công nhân giành quyền lực chính trị về tay mình không phải để tiếp tục duy trì sự thống trị, thay thế áp bức này bằng một áp bức khác, mà sự thống trị ấy chỉ là một phương tiện, một điều kiện cần thiết để đi tới hủy bỏ sự thống tri, đi tới giải phóng con người.

3/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]