Trang chủ Tâm lý học Phương pháp tâm lý học

Phương pháp tâm lý học

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 610 views

Thông thường ngành tâm lý học dùng các phương pháp chuyên môn để đoán định, phân tích, giải kiến các hiện tượng tâm lý một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Ở đây, có thể liệt kê một số phương pháp chuyên môn như sau :

Phương pháp nội quan (Méthode introspective)

Là phương pháp mà tự chủ thể quan sát các hiện tượng diễn tiến trong tâm lý của chính mình. Phương pháp này được dùng một cách phổ biến trong tâm lý học của Ribot, trong phân tâm học của Freud, và tâm lý học thực nghiệm (introspection expérimentale) của Wurzbourg…

Phương pháp ngoại quan (Méthode objective)

Phương pháp này được dùng để quan sát đối tượng khác nó; ở đây, chủ thể quan sát và đối tượng được quan sát hoàn toàn khác nhau. Phương pháp ngoại quan được ứng dụng bằng nhiều cách khác nhau như :

  • Quan sát : ghi nhận, khảo sát các biểu hiện từ bên ngoài.
  • Thí nghiệm : bao gồm thí nghiệm tự nhiên và thí nghiệm qua dụng cụ.
  • Trắc nghiệm : bao gồm trắc nghiệm tổng hợp (test synthétiques), trắc nghiệm phân tích (test analytiques), trắc nghiệm phẩm chất (test qualitatifs), trắc nghiệm số lượng (test quantitatifs), trắc nghiệm định hướng (test d’aptitudes) v…
  • Phỏng vấn.
  • Dùng bảng câu hỏi v.v…

Phương pháp ngoại quan thường áp dụng cho các ngành tâm lý học như : tâm sinh lý học (psycho-physiologie), phản xạ học (réflexologic) của Pavlov và Bechterev, tánh hạnh học (behaviourism, psychologie du comportement) của Watson, tâm vật lý học (psychophysique) của Weber và Fechner, tâm lý động vật (psychologie animale) của Auguste Forel, Piéron, Kohler, Boulan…, tâm lý trẻ em (psychologie des enfants) của Watson, Guillaume …, tâm bệnh lý học (psychologie pathologique) của Freud, Ribot, Jaspers v.v…

Những giới hạn của phương pháp nội quan và ngoại quan

  1. Nội quan : Như cách ngôn “dòng ý thức” (stream of consciousness) của
  2. James, ý thức không phải là một thực thể (entity) đơn nhất mà là một tiến trình trôi chảy bất tận. Do đó, những ghi nhận về tâm lý của con người chính nó bao giờ cũng sai lệch, khó chính xác; vì ý thức trong từng chập tư tưởng luôn luôn thay đổi. Vả lại, nội quan là một thế giới khép kín của ý thức chủ quan ; nó chỉ cho phép (chủ thể quan sát) biết được chính nó, tức thế giới ý thức, tinh thần, tình cảm… của riêng mình, chứ không thể biết được dòng tâm thức của người khác, ngoại trừ những phán đoán và suy luận mang tính cách công ước.
  3. Ngoại quan : Các giới hạn lớn nhất của ngoại quan là không thể trực tiếp ghi nhận các hiện tượng diễn tiến của tâm lý mà phải thông qua các phản ứng sinh lý. Do vậy, những kết quả đem lại từ ngoại quan không hẳn lúc nào cũng chính xác.

Ngoài những giới hạn vừa nêu, phương pháp nội quan và ngoại quan đã đóng góp một một cách hữu ích thiết thực cho tiến trình nghiên cứu tâm lý học từ xưa đến nay.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net