Trong số 510,2 triệu km2 của bề mặt Trái Đất, biển chiếm 361,1 triệu km 2 (70,8%), đất nổi chiếm 149,1 triệu km2 (29,2%). Lục địa tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu, chiếm 39% toàn bộ diện tích bán cầu đó. ở Nam bán cầu chủ yếu do đại dương bao phủ, phần đất liền chỉ chiếm 19% diện tích chung nên khí hậu điều hòa hơn.
1. Đại dương thế giới
1.1. Các đại dương trên thế giới
Toàn bộ bề mặt đại dương trên địa cầu có tên là Đại dương thế giới. Đại dương thế giới gồm 4 bộ phận chính: Bắc Băng Dương (13,10 triệu km 2), Đại Tây Dương (93,10 triệu km2), Ấn Độ Dương (74,62 triệu km 2) và Thái Bình Dương (179,68 triệu km 2). Giới hạn tự nhiên giữa các đai dương là bờ của các lục địa hay đảo mà đại dương bao bọc, còn giới hạn quy ước là vòng Bắc cực và các kinh tuyến chạy qua các mũi Nam đảo Taxmani, mũi Kim – cực Nam châu Phi và mũi Horn cực Nam của Nam Mỹ.
1.2. Các hợp phần của đại dương
a/ Biển, Vịnh, Vũng: Những bộ phận ở rìa các đại dương có kích thước lớn, ít hay nhiều tách biệt với đại dương gọi là biển, những bộ phận tương tự như thế của biển gọi là vịnh, nhỏ hơn gọi là vụng. Theo mức độ tách biệt với đại dương, các biển có thể được phân thành các loại sau:
– Biển kín là các biển hầu như được lục địa bao bọc bốn phía, chỉ thông với đại dương hay các biển khác qua eo biển (Địa Trung Hải, Hồng Hải, Hắc Hải,-Ban Tích v.v…).
– Biển nửa kín bị lục địa bao bọc một phần, còn các phần khác bị các bán đảo hay các dãy đảo phân cách với đại dương hay với biển lân cận Bêrinh, Okhôt, Bắc Hải, Nhật Bản v.v…).
– Biển giữa các đảo là bộ phận của đại dương bị các vòng cung đảo bao bọc xung quanh (biển Giava, Xulu v.v…).
– Biển mỏ nằm ở rìa lục địa và mỏ rộng tới đại dương (biển Arabi, Baren, Nam Hải v.v…).
b/ Địa hình đáy đại dương: Theo độ sâu và đặc điểm hình thái, cấu trúc, địa hình đáy đại dương thế giới được phân ra các khu vực sau:
– Vùng bờ biển là dải đất nằm giới hạn giữa biển và lục địa, dưới ảnh hưởng của thủy triều khi thì ngập nước, khi thì khô cạn.
– Thềm lục địa là dải rìa lục địa kéo dài dưới nước tối độ sâu 200m (có khi đến 5.000 – 6.000m). Thềm lục địa hầu như nằm ngang, nhưng trên bề mặt của nó vẫn có miền đồi, miền trũng, thung lũng ngầm v.v… Điều đó chứng tỏ thềm lục địa đã từng là lục địa, sau đó mới bị nước biển tràn ngập.
– Sườn lục địa bao chiếm miền có độ sâu từ 200 – 2.500m vói độ dốc phổ biến không vượt quá 4 – 7°, nhưng cá biệt có những khu vực độ dốc đạt tối 40 – 50°. Bề mặt của sườn lục địa có khi bị các thung lũng ngầm chia cắt. Có những thung lũng là sự tiếp tục kéo dài của một số thung lũng lớn trên đất liền qua thềm lục địa như Công Gô, Amazon…
– Đáy đại dương thế giới có độ sâu từ 2.500 – 6.000m. Địa hình ở đây cũng giống như trên đất nổi, có những bình nguyên, sơn nguyên và những dãy núi chia cắt đáy đại dương thành hệ thông những bồn địa.
– Vực thẳm đại dương là những vùng của đáy đại dương có độ sâu lớn hơn 6.000m. Các vực sâu nhất là Marian (10.863m); Philipin (10.540m), Kurin – Kamchatca (10.382m) và Nhật Bản (10.375m).
Phân tích bản đồ độ sâu của Đại dương thế giới cho thấy mặc dù bề mặt đáy của chúng khá phức tạp, nhưng cũng có thể rút ra một số đặc điểm chính sau:
– Phần trung tâm của đáy các đại dương đều nâng cao lên tạo thành các dãy núi ngầm. Thí dụ như ở giữa Bắc Băng Dương có dãy núi ngầm Lomonoxov, ở giữa Đại Tây Dương có dãy Đại Tây Dương, ở giữa Ân Độ Dương có dãy Ấn Độ Dương và ở giữa Thái Bình Dương có dãy Haoai. Chúng có tên gọi là các dải núi trung tâm đại dương.
– Những nơi sâu nhất của các đại dương không nằm ở trung tâm của chúng, mà ở rìa (vực Atacama) hoặc tiếp cận với các dãy đảo (vực Giava, Kurin, Kamchatca, Philipin…).
2. Lục địa và đảo
2.1. Lục địa
Lục địa là những phần đất nổi lớn trên mặt các đại dường, chiếm 139 triệu km 2. Phần đất liền của thế giới gồm có 6 lục địa: Âu, Á, Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, úc và Nam cực. Nói chung lục địa không tính các đảo, còn các châu có tính các đảo. Các châu trên thế giói bao gồm: châu Âu cỏ diên tích là 10.523 triệu km 2, châu Á : 43.475 triệu km 2, châu Phi: 30.152 triệu km 2, châu Mỹ: 24.228 triệu km2, châu Úc và Đại dương: 8.6 triệu km2 và châu Nam cực: 14.107 triệu km
Lục địa Úc và Nam cực nằm giữa đại dương nên có biên giới rõ ràng. Biên giới giữa lục địa Âu – Á và Phi được vạch rạ theo quy ước qua kênh đào Xuyê, giữa lục địa Bắc và Nam Mỹ qua kênh đào Panama. Còn biên giới giữa châu Âu và châu Á là vấn đề được tranh luận nhiều nhất, cả hai châu này về thực chất tạo nên một lục địa duy nhất (lục địa Âu – Á). Hiện nay biên giới hai châu Âu, Á được thống nhất lấy qua sườn Đông dãy Uran, Sông Embơ, bờ Bắc biển Caxpi, miền trũng Cumomanưchơ đến Hắc Hải.
2.2. Các dải núi lớn trên các lục địa
Xem xét địa hình bề mặt đất liền ta thấy nổi bật lên hai dải núi chính:
a/ Dải Thái Bình Dương kéo dài theo hưống kinh tuyến dọc rìa phía Đông của Thái Bình Dương, từ quần đảo Alêuxiuen, qua Laoeđic, Ăngđơ và Nam cực.
b/ Dải núi Âu – Á có xu thế chạy theo hướng vĩ tuyến từ Pyrênê, qua Anpơ, Cacpat, Apenin, Ban Căng, qua các núi Anatôni, Kapkazơ, các núi Pamia, Hymalaya, các mạch núi Đông Dương và Inđônêxia.
Trên bề mặt Trái Đất còn có dải núi cao đáng lưu ý chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, từ Thiên Sơn, Antai đến Đông Bắc Xibêri.
Nghiên cứu bề mặt địa hình đất nổi nhận thấy hầu như mỗi lục địa đều chia thành ba vòng đai: vòng đai thấp và hai vòng đai cao. Vòng đai thấp thường nằm giữa hai vòng đai đất cao được biểu hiện rõ ở Bắc và Nam Mỹ. Phía Tây của các lục địa này có mạch núi Coócđie và Anđơ, ở rìa phía Đông có những núi thấp hơn, còn giữa lục địa là dải bình nguyên chạy từ Plata đến khu vực vịnh Hut – Xơn.
2.3. Đảo
Đảo là những phần đất nổi có kích thước khác nhau có biển và đại dương bao bọc xung quanh. Tất cả các đảo chiếm diện tích khoảng gần 10 triệu km2. Theo đặc điểm hình thành, các đảo được chia ra hai nhóm: đảo lục địa và đảo đại dương.
a/ Các đảo lục địa là các bộ phận của lục địa bị tách ra do sự xâm nhập của biển khi các bộ phận khác hạ thấp xuống do ảnh hưởng của các quá trình bên trong (đảo Mađagaxca, Xrilanca Corse, Ireland v…).
b/ Các đảo đại dương có nguồn gốc hình thành hoàn toàn không phụ thuộc vào lục địa. Các đảo thuộc nhóm này bao gồm đảo san hô và đảo núi lửa.
3. Những đặc điểm cơ bản cấu tạo của bề mặt Trái Đất
Bề mặt Trái Đất có những đặc điểm cấu tạo cơ bản sau:
1/ Diện tích của các khối lục địa ở Bắc bán cầu lốn hơn ở Nam bán cầu.
2/ Tất cả các lục địa, trừ Nam cực đều hợp thành từng cặp: Bắc Mỹ – Nam Mỹ, châu Âu – châu Phi, châu Á – châu úc. Từng cặp tạo thành tia lục địa. Các tia lục địa chụm lại ở khoảng không gian Bắc cực, tạo ra “sao lục địa”, ở mỗi tia, lục địa Bắc phân cách so với lục địa Nam do một đới dập vỡ của vỏ Trái Đất. Tại đây tồn tại những hói biển sâu cùng vô số đảo. Đây chính là khu vực hoạt động mạnh mẽ của núi lửa và động đất. Vòng đai đứt gẫy lớn chạy qua biển Caribê và vịnh Mêhicô, dọc theo Địa Trung Hải, các biển và quần đảo Á – úc.
3/ Tất cả các lục địa đều có hình tam giác, đáy mỏ rộng về phía Bắc.
4/ Các lục địa Nam đều lõm về phía Tây (Vịnh Arica ở Nam Mỹ, vịnh Ghinê ở châu Phi và vịnh Úc lớn ở châu Úc) và lồi về phía Đông.
5/ Một vài lục địa tồn tại chuỗi đảo chạy dọc theo rìa phía Đông, tạo thành những vòng cung đảo lõm về phía Đông (vòng cung Anti, Nam Anđơ, vòng cung Đông Á).
6/ ở các lục địa phía Nam của mỗi tia, lục địa hình như hơi dịch về phía Đông so với lục địa phía Bắc và không phải đoạn kéo dài trực tiếp theo kinh tuyến của lục địa Bắc.
7/ Bề mặt lục địa ỏ trung tâm thấp hơn ở rìa, trái lại ỏ các đại dương thì trung tâm cao hơn rìa. Như vậy toàn bộ thạch quyển nói chung gồm có những vòng đai địa hình cao và địa hình thấp liên tiếp chạy theo hướng kinh tuyến.
8/ Diện tích Bắc Băng Dương xấp xỉ bằng diện tích lục địa Nam cực.
Những quy luật làm phát sinh các đặc điểm nêu trên đang được các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu và giải thích.