Khí áp là gì?

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 254 views

Khí áp là gì?

Khí áp ở một nơi là sức nén của một cột không khí ở nơi ấy, mà tiết diện là 1 cm2 và cao bằng cả khí quyển.

Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân hay là “bar”. Một “bar” chia ra làm 1000 milibar, áp suất thường của khí quyển bằng 760mm thủy ngân tương đương với 1.013,25 milibar.

Khí áp dưới 1013 milibar là khí áp thấp và trên 1013 milibar là khí áp cao.

Khí áp lên xuống theo nhiệt độ. Do đó nhiệt độ tăng thì khí áp giảm và ngược lại.

Khí áp còn thay đổi theo độ cao. Càng lên cao khí áp càng giảm; không khí có nhiều hơi nước thì khí áp cũng giảm.

Phân bố địa lý của khí áp

Trên bản đồ địa lý (mặt đất) người ta vẽ các đường nối liền các điểm có áp suất bằng nhau gọi là đường đẳng áp. Trước khi vẽ các đường đẳng áp, người ta đã rút khí áp ở mỗi điểm về mặt biển theo công thức khí áp, để loại trừ những ảnh hưởng của các chênh lệch về độ cao của các trạm riêng biệt.

Những bản đồ đường đẳng áp cho một hình ảnh về sự phân bố của áp suất trên cùng một mực, cụ thể là trên mặt biển. Các đường đẳng áp được vẽ cách những khoảng đều nhau, chẳng hạn 1mb, 2mb, 5mb tuỳ theo tỷ xích của bản đồ.

Bản đồ đường đẳng áp

Bản đồ đường đẳng áp

Sự phân bố của khí áp trên trái đất liên tục thay đổi. Cho nên người ta lập hàng ngày những bản đồ đường đẳng áp cho mỗi trạm quan trắc. Tuy nhiên cũng có một quy luật xác định và có một sự cố định trong sự sắp xếp của các đường đẳng áp cho trung bình nhiều năm đối với những tháng và mùa trong năm.

Có thể chia các vùng khí áp thành 2 nhóm:

Những vùng khí áp thường xuyên tồn tại (về cơ bản) trong suốt năm gồm:

+ Đai áp suất giảm dọc theo xích đạo.

+ Những cực đại đại dương phó nhiệt đới ở Bắc và Nam bán cầu (Đại Tây Dương gần quần đảo A xo rơ; TBD gần quần đảo Ha Oai).

+ Những cực tiểu Đại dương (Đại Tây Dương ) ít x len và (Thái Bình Dương) A lê út, đặc biệt rộng lớn và sâu vào thời kỳ mùa đông.

+ Đai áp suất giảm ở vĩ độ trung bình của Nam bán cầu.

+ Những cực đại Bắc Băng Dương và Nam Băng Dương (biểu hiện yếu ở những khu vực gần Bắc cực và Nam cực).

Những vùng khí áp theo mùa, quan sát thấy trên các lục địa, ở đó những cực đại mùa đông được thay thế bằng những cực tiểu mùa hạ, bao gồm:

+ Xoáy nghịch Châu Á (Xi bi ri) mùa đông có tâm ở Mông Cổ.

+ Xoáy nghịch Canada mùa đông.

+ Cực tiểu Châu Á mùa hạ (có tâm ở Tây Nam Châu Á).

+ Vùng áp thấp Bắc Mỹ mùa hạ.

+ Những cực đại trên các lục địa ở Nam bán cầu (Úc, Nam Mỹ và Nam Phi về mùa đông của Nam bán cầu (VI -VIII) thay thế bằng những vùng áp thấp mùa hạ (XII-II).

Những vùng khí áp đó xuất hiện là do nguyên nhân nhiệt cũng như nguyên nhân động lực.

Những vùng khí áp cơ bản kể trên có tên là “Những trung tâm tác động của khí quyển” giữ một vai trò rất quan trọng trong hoàn lưu chung của khí quyển.

Trung bình năm có 01 cực tiểu xích đạo, hơi dịch về Bắc bán cầu (tới θ = 100 N), hai cực đại phó nhiệt đới ở vĩ độ 350 Bắc và 300 Nam, tiếp đó là hai cực tiểu gần cực tuyến ở 650 cả hai bán cầu, cuối cùng áp suất tăng một ít về về phía cực. Áp suất trung bình trên mực biển đối với toàn cầu là 1011mb (758mmHg).

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net