Trang chủ Tôn giáo học Nội dung khái quát Giáo lý Công giáo

Nội dung khái quát Giáo lý Công giáo

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 467 views

Giáo lý Công giáo được chứa đựng trong hai bộ Kinh Thánh: Cựu ước và Tân ước.

Cựu ước là bộ dã sử của dân tộc Do Thái và là Thánh kinh của người Do Thái. Cựu ước gồm 46 quyển chia làm ba loại:

  1. Sách lịch sử gồm, 5 quyển “Sáng thế ký”, “Ê-díp-tô ký”, “Lê-vi ký”, “Dân số ký”, “Phục truyền luật lệ ký” do Mai-sen viết về sự tạo dựng vũ trụ và con người của Thiên Chúa, về sự tích dân cùng pháp luật, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa của đạo Do Thái; 12 quyển “Giô-suê”, “Các quan sát”, “Ru-tơ”, “I-sa-mu-en I”, “I-sa-mu-en II”, “Các vua I”, “Các vua II”, “Sử ký I”, “Sử ký II”, “Ê-xơ-ra”, “Nê-he-mi”, “Ê-xơ-tê” viết về các Vua và dân Do Thái sau khi lập quốc và tan rã.
  2. Sách văn thơ gồm có sách của Gióp và các sách Ca vịnh, Thi thiên, Châm ngôn, Truyền đạo, Nhã ca.
  3. Sách tiên tri (sấm ký) của các Thánh tiên tri như Ê-sai, Giê-rê-mi, Ê-xê-chiên, Đa-nhiên, Ô-sê, Giô-ên, A-mốt…

Tân ước gồm 27 quyển kể về cuộc đời và sưi nghiệp của Chúa Giê- su Ki-tô, hoạt động của các Thánh tông đồ, những lời răn dạy chỉ bảo về đạo lý của Chúa Giê-su và các Thánh tông đồ đối với con người. Có thể chia tân ước thành bốn loại:

  1. Sách tin mừng còn gọi là Phúc âm được ghi lại bởi bốn Thánh sử là Lu-ca, Mác-cô, Ma-thi-ơ, Gioan.
  2. Sách công vụ sứ đồ kể về hoạt động của các Thánh tông đồ do Thánh Lu-ca chép.
  3. Sách Thánh thư gồm các thư của các Thánh tông đồ gửi cho các giáo đoàn (14 thư của Thánh Phao-lồ gửi cho các Hội thánh, cho riêng từng người và 7 thư chung khác).
  4. Sách khải huyền của Thánh Gioan tiên đoán về tương lai đạo Ki-tô và của nước Do Thái trong quan hệ với đế chế La-mã. Sách Khải Huyền được viết sớm nhất trong Tân ước vào khoảng giữa thế kỷ I scn.

Đạo Công giáo cho rằng Kinh thánh là lời mạc khải của Thiên Chúa đối với loài người, là mẫu mực tối cao của đức tin phải được đề cao và tôn sùng như Thánh thể Chúa. Họ cho rằng, Hội thánh do Chúa Giê-su sáng lập có nhiệm vụ truyền giảng Kinh thánh. Truyền đạo là nhiệm vụ thiêng liêng mang ý nghĩa Thánh truyền.

Nội dung khái quát của giáo lý Công giáo có mấy điểm chủ yếu sau:

Về thế giới, người Công giáo tin vào Thiên Chúa và sự màu nhiệm của Thiên Chúa. Thiên Chúa có trước đời đời, có trước cả không gian và thời gian, là vị sáng lập ra vũ trụ, trời đất, con người và vạn vật. Thiên Chúa là nhất thể nhưng có ba ngôi: Cha, Con và Thánh thần. Ngôi Con bởi Ngôi Cha mà ra. Ngôi Thánh thần nhờ ngôi Cha và ngôi Con mà có. Ba ngôi “đồng đẳng”, “đồng vinh”, “đồng quyền” nhưng mỗi ngôi có chức năng vai trò riêng đối với con người: Ngôi Cha là tạo dựng, Ngôi Con là Cứu chuộc, Ngôi Thánh thần là thánh hóa.

Kinh cựu ước cho rằng, Thiên Chúa tạo dựng trời đất và vạn vật trong sáu ngày: ngày thứ nhất Chúa tạo nên ngày và đêm; ngày thứ hai tạo ra trời (không gian và thời gian); ngày thứ ba tạo ra đất, nước, cây, cỏ; ngày thứ tư tạo ra các tinh tú trên trời làm cơ sở phân chia ngày đêm, năm tháng, thời tiết trong đó có mặt trời và mặt trăng; ngày thứ năm tạo ra vạn vật chim, cá, muông thú,; ngày thứ sáu tạo ra con người; ngày thứ bảy sau khi đã hoàn tất công việc tạo dựng Chúa nghỉ nên còn gọi là ngày Chúa nhật (lâu dần ta gọi là Chủ nhật).

Như vậy, Chúa là đấng tối cao, thiêng liêng, sáng láng, chúa tể của trời đất và muôn loài, có quyền phép vạn năng sắp xếp trật tự và vận hành của vạn vật và vũ trụ. Thiên Chúa tiền định một cách hợp lý và tuyệt đối với vạn vật và vũ trụ.

Về con người, Công giáo cho rằng, Thiên Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa, có nhiệm vụ thờ phụng Chúa và tiếp tục công việc kiến tạo trái đất của Chúa. Lúc đầu Chúa dùng bụi đất tạo nên người đàn ông rồi hà sinh khí vào cho ông ta có ý thức. Người đàn ông đầu tiên ấy là A-Đam. Người đàn bà đầu tiên do Chúa tạo ra bằng chính xương sườn của A-Đam có tên là Ê-va (có nghĩa là mẹ của sự sống). Con người là sản phẩm tuyệt hảo của Chúa, có trí khôn, có lương tâm, có đạo đức và được làm chủ thế giới, làm chủ muôn loài.

Con người có hai phần thể xác và linh hồn. Linh hồn là sinh khí do Chúa truyền vào, khi con người chết linh hồn không chết mà đầu thai ở kiếp khác. Phần thể xác khi chết thì trở về với cát bụi.

Theo kinh Cựu ước, do A-Đam và Ê-va ăn trái cấm trong vườn Địa Đàng mà họ đem lòng yêu nhau. Điều đó đã làm Thiên Chúa nổi giận đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng và đày xuống trần gian với lời nguyền họ và con cháu họ phải lao động vất vả, phải bới đất nhặt cỏ để kiếm ăn và phải chết. Riêng Ê-va và con cháu bà là nữ thì phải mang nặng đẻ đau. Theo lời nguyền đó, loài người đời đời phải mang tội do vợ chồng A-Đam gây ra, gọi là tội tông truyền.

Con chau của tổ phụ A-Đam ngày càng sinh sôi nảy nở đông đúc và cũng phạm nhiều tội lỗi mất lòng Thiên Chúa, do nhiều lần Thiên Chúa răn dạy qua các tiên tri mà không có kết quả. Cuối cùng Thiên Chúa đã trừng phạt loài người bằng nạn đại hồng thủy. Trong nạn đại hồng thủy chỉ duy có ông già Nô-ê với gia đình vợ con và muông thú mỗi loài một cặp đực, cái để lưu giống về sau, được Thiên Chúa báo trước cho sống là còn sống sót.

Sau nạn đại hồng thủy, con cháu của Nô-ê vẫn lỗi nghịch với Thiên Chúa, thậm chí toan xây tháp Ba-ben định vào cõi trời sống với Thiên Chúa. Thiên Chúa tức giận đã ban cho loài người nhiều tiếng nói khác nhau, loài người vì bất đồng ngôn ngữ đã không xây được tháp Ba-ben. Con cháu Nô-ê vẫn sinh sôi nảy nở đông thêm mãi và chia nhau sống khắp thế giới. Trong các dân tộc con cháu của Nô-ê, dân Do Thái là dân tộc thượng đẳng được Chúa yêu thương ban cho Mai-sen có tài trí hơn người, dũng cảm vô song đưa dân Do Thái từ các nơi, đặc biệt là từ Ai-cập vượt biển Đỏ trở về Tổ quốc. Thiên Chúa ban cho họ Mười điều răn khắc vào những phiến đá để họ làm lẽ sống và thờ phụng mình.

Nhưng loài người, kể cả dân Do Thái vẫn sa ngã và phạm tội. Thiên Chúa không nỡ quở phạt mãi, với tình yêu thương loài người Thiên Chúa quyết định cho ngôi hai – Chúa Con – xuống trần cứu chuộc tội lỗi cho con người.

Về Chúa Giê-su và công cuộc cứu chuộc , theo giáo lý Công giáo thì Chúa Con – Đấng Cứu thế – xuống trần một cách huyền diệu bởi phép Đức Chúa Thánh thần. Chúa Giê-su được đầu thai mầu nhiệm nơi Đức Mẹ đồng trinh (do Chúa chọn) ở làng Na-gia-rét gần thành Giê-ru-xa-lem. Thiên Chúa cũng chọn Giu-sê, người thợ mộc thuộc dòng dỗi Đa-vít đến đính hôn và chung sống với Ma-ri-a. Chúa Giê-su giáng sinh tại hang đá lạnh lẽo trên đường từ Na-gia-rét về Bê-lem xứ Giu-đê quê hương của Giu-sê. Nhà vua xứ Giê-ru-xa-lem sợ Chúa dẫn dắt dân tộc Do Thái, tranh quyền với mình nên đã giết tất cả những trẻ trai có cùng năm sinh với Chúa. Vợ chồng Giu- sê được Thiên thần báo trước đã dưa Chúa lánh sang Ai-cập.

Giê-su sống cùng bố mẹ một cách bình thường và giữ trọn đạo hiếu thảo. Năm 30 tuổi Chúa bắt đầu đi giảng đạo, dùng nhiều phép lạ cứu chữa cho nhiều người vượt qua nghèo đói, bệnh tật. Trong 12 môn đệ được Chúa tuyển chọn thì Giu-đa-ít-ca-ri-ốt, sau này là kẻ phản Chúa. Ông ta đã báo cho vua Hê-rô-đê bắt và hành hình Chúa vào năm Chúa 33 tuổi. Chúa chết ba ngày thì sống lại, ở với các môn đệ thêm 40 ngày nữa rồi sau đó lên trời.

Trước khi về trời Chúa đã lập bảy phép bí tích để loài người được hưởng ân sủng của Thiên Chúa. Trong đó phép Mình Thánh Chúa là phương tiện màu nhiệm để con người thông công với Chúa. Chúa cũng lập ra Giáo hội, đặt môn đệ Phê-rô đứng đầu là vị Giáo Hoàng tiên khởi của Giáo hội Công giáo. Sau khi Chúa lên trời mười ngày thì Thiên Chúa cử ngôi ba – Chúa Thánh thần – xuống trần thánh hóa Hội Thánh, ban sức mạnh và lòng can đảm cho các môn đệ của Chúa Giê-su để họ đi truyền đạo.

Giáo lý Công giáo cho rằng, một ngày kia toàn thế giới sẽ tận thế. Khi con người từ trong tro bụi, tất cả các thế hệ cùng sống lại, Chúa Giê-su lại xuống trần để có lời phán xét cuối cùng (gọi là ngày phán xét chung), người có tội phải xuống Hỏa ngục, người không có tội được lên Thiên Đàng sống sung sướng mãi mãi như thời A-Đam và Ê-va ở vườn Địa Đàng.

Như vậy, Giáo lý Công giáo thể hiện:

  • Chúa Giê-su xuống trần thể hiện hai bản tính là nhân tính và thần tính rất gần gũi mà cũng rất thiêng liêng huyền diệu.
  • Chúa Giê-su chịu nạn, chịu chết là hành động cao cả nhất trong công cuộc cứu chuộc – Chúa chết cho thế gian và mọi người được sống.
  • Chúa lập các phép bí tích và xây dựng Hội Thánh, khai sinh nước trời trên thế gian, tạo môi giới duy nhất để con người hiệp thông với Thiên Chúa.
5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net