Trang chủ Địa lý kinh tế và xã hội Giá công trình xây dựng: Nội dung và Phương pháp lập giá công trình xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư

Giá công trình xây dựng: Nội dung và Phương pháp lập giá công trình xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 459 views

Do đặc điểm của sản phẩm và sản xuất xây dựng mà mỗi công trình có giá xây dựng riêng và được xác định bằng phương pháp lập dự toán xây dựng do Nhà nước quy định.

Theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng, giá công trình xây dựng bao gồm tổng mức đầu tư ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, tổng dự toán công trình, dự toán hạng mục công trình, giá thanh toán công trình ở giai đoạn thực hiện đầu tư và giá quyết toán khi kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.

1. Nội dung giá công trình xây dựng theo các giai đoạn đầu tư

a. Tổng mức đầu tư

Là vốn đầu tư được dự kiến để chi phí cho toàn bộ quá trình đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đầu tư đưa vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của dự án đầu tư được xác định trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.

Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí chuẩn bị thực hiện đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng, chi phí chuẩn bị sản xuất, lãi vay ngân hàng của chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (đối với dự án sản xuất), chi phí bảo hiểm, chi phí dự phòng.

Đối với các dự án nhóm A và một số dự án có yêu cầu đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì tổng mức đầu tư còn bao gồm các chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ có liên quan.

Tổng mức đầu tư được lập trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư làm cơ sở để xét duyệt dự án đầu tư.

b. Tổng dự toán công trình

Tổng dự toán công trình là tổng chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật.

Tổng dự toán công trình bao gồm chi phí xây lắp; chi phí mua sắm m, áy móc thiết bị công nghệ và các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc; chi phí kiến thiết cơ bản khác và chi phí dự phòng.

+ Chi phí xây lắp bao gồm: chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi côngo (đường thi công, điện nước, nhà xưởng …) chi phí xây dựng các hạng mục công trình; chi phí lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp đặt);

+ Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc của công trình (thiết bị lắp đặt và thiết bị không cần lắp đặt); chi phí vận chuyển từ cảng hoặc từ nơi mua đến công trình; chi phí lưu kho lưu bãi, lưu container (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường; thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.

+ Chi phí khác (chi phí kiến thiết cơ bản khác).

  • Giai đoạn chuẩn bị đầu tư bao gồm: chi phí lập, thẩm định dự án đầu tư.
  • Giai đoạn thực hiện đầu tư bao gồm chi phí khởi công công trình (nếu có); chi phí đền bù tiền thuê đất đai hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất; chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí ban quản lý dự án; chi phí bảo hiểm công trình.
  • Giai đoạn kết thúc xây dựng bao gồm chi phí quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; tổ chức nghiệm thu, khánh thành và bàn giao công trình; chi phí đào tạo công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất (nếu có); chi phí thuê chuyên gia vận hành và sản xuất trong thời gian chạy thử (nếu có); chi phí nguyên liệu, năng lượng và nhân lực cho quá trình chạy thử không tải và có tải (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được).

+ Chi phí dự phòng:

Chi phí dự phòng được tính theo tỷ lệ % so với giá trị công trình là lượng vốn được tính dôi ra dùng để thanh toán khối lượng, chi phí phát sinh trong quá trình thi công mà khi thiết kế chưa lường trước được và yếu tố trượt giá trông quá trình thực hiện dự án.

Tổng dự toán được lập trong giai đoạn thực hiện đầu tư dùng để khống chế và quản lý các chi phí trong quá trình thực hiện dự án. Để có mức giá khống chế khi giao thầu hoặc đấu thầu phải xác định giá trị dự toán một cách chi tiết cho từng hạng mục công trình phù hợp với các quy định cho từng khu vực hoặc địa điểm xây dựng cụ thể.

c. Giá trị dự toán xây lắp chi tiết hạng mục công trình (dự toán xây lắp hạng mục công trình).

Giá trị dự toán xây lắp hạng mục công trình là toàn bộ chi phí cho phần xây dựng các kết cấu nâng đỡ bao che của công trình và cho phần lắp đặt các thiết bị công nghệ vào công trình do các tổ chức xây dựng tiến hành. Trong giá trị dự toán bao gồm chi phí cho nguyên vật liệu xây dựng, cho nhân công, cho sử dụng máy thi công xây dựng, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng đầu ra. Như vậy, giá trị dự toán xây lắp đóng vai trò giá cả sản phẩm của ngành công nghiệp xây dựng.

Giá trị dự toán xây lắp chi tiết hạng mục công trình là căn cứ để xác định giá xét thầu trong trường hợp đấu thầu theo hạng mục công trình và giá giao thầu trong trường hợp chỉ định thầu.

Nội dung của giá dự toán xây lắp chi tiết hạng mục công trình theo quy định hiện hành bao gồm:

+ Chi phí trực tiếp: là khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến việc hoàn thành các khối lượng công tác xây lắp hạng mục công trình bao gồm:

  • Chi phí vật liệu: là giá trị các loại vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu sử dụng luân chuyển, các loại cấu kiện, bán thành phẩm .v.v… để hoàn thành các khối lượng công tác xây lắp hạng mục công trình. Giá trị của vật liệu bao gồm giá mua từ nguồn cung cấp, chi phí vận chuyển, bảo quản và hao hụt, xếp dỡ. Chi phí vật liệu này được tính theo chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản. Song mức giá sử dụng để tính chi phí vật liệu trong đơn giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào.
  • Chi phí nhân công: là toàn bộ chi phí nhân công để hoàn thành các khối lượng công tác xây lắp của hạng mục công trình bao gồm tiền lương cơ bản, phụ cấp lưu động ở mức thấp nhâtá (20% tiền lương tối thiểu), phụ cấp không ổn định sản xuất ở mức bình quân (10%), lương phụ cho nghỉ lễ, tết và phép (12%), một số khoản chi phí khác có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% so với tiền lương cơ bản. Ngoài ra còn bao gồm một số khoản phụ cấp chưa được tính hoặc tính chưa đủ trong đơn giá. Chi phí nhân công được tính theo chi phí sử dụng nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản và các lhoản phụ cấp khác cho người lao động mà công trình được hưởng.
  • Chi phí sử dụng máy thi công: Là toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công trực tiếpư tham gia hoàn thành các khối lượng công tác xây lắp của hạng mục công trình bao gồm chi phí khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu động lực, tiền lương công nhân lái máy, chi phí quản lý máy và chi phí khác của máy.

Chi phí sử dụng máy được tính theo chi phí sử dụng máy trong đơn giá xây dựng cơ bản, song chi phí nguyên liệu, nhiên liệu động lực chưa tính thuế giá trị gia tăng đầu vào.

+ Chi phí chung: Là những chi phí không liên quan trực tiếp đến việc hoàn thành các khối lượng công tác và kết cấu xây lắp của công trình nhưng rất cần thiết cho quá trình thi công bao gồm:

  • Chi phí quản lý hành chính: Tiền lương, phụ cấp lương, bảo hiểm xã hội của bộ máy quản lý chỉ đạo sản xuất của đơn vị, chi phí về văn phòng phẩm phục vụ cho quá trình làm việc…
  • Chi phí phục vụ công nhân: Chi phí bảo hiểm xã hội, trích nộp kinh phí công đoàn, chi phí về y tế phòng dịch.
  • Chi phí phục vụ thi công: Chi phí cho các dụng cụ thi công loại nhỏ, chi phí an toàn, chi làm các công trình tạm loại nhỏ (lều, lán che mưa, nắng), đo đạc nhỏ phục vụ thi công.
  • Chi phí chung khác: Như chi bảo vệ công trường, bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn…

Một số chi phí thuộc chi phí chung chưa tính thuế giá trị gia tăng đầu vào.

+ Thu nhập chịu thuế tính trước:

Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng giá trị phần trăm so với giá thành dự toán xây lắp theo từng loại công trình. Về bản chất nó là mức lãi được xác định cho ngành thi công xây lắp làm cơ sở để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và hình thành các quỹ theo chế độ hiện hành.

+ Thuế giá trị gia tăng đầu ra

Thuế giá trị gia tăng đầu ra sử dụng để trả số thuế giá trị gia tăng đầo vào mà doanh nghiệp xây dựng đã ứng trả trước khi mua các loại vật liệu, nhiên liệu, năng lượng… nhưng chưa được tính vào chi phí vật liệu, chi phí máy thi công và chi phí chung trong giá trị dự toán xây lắp trước thuế và phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp.

Trên đây là nội dung dự toán xây lắp hạng mục công tình được phản ánh theo kết cấu chi phí sản của của doanh nghiệp xây dựng. Nếu xét cho toàn bộ công trình thì dự toán xây lắp của toàn bộ công trình cũng phản ánh các khoản mục chi phí như vậy nhưng được mở rộng hơn cho toàn bộ công trình.

d. Giá thanh toán công trình

Giá thanh toán là giá trúng thầu cùng các điều kiện ghi trong hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng đối với các trường hợp đấu thầu. Còn đối với trường hợp chỉ định thầu thì giá thanh toán là giá dự toán hạng mục công trình hoặc loại công tác xây lắp riêng biệt hay toàn bộ công trình được duyệt và trên cơ sở nghiệm thu khối lượng và chất lượng từng kỳ thanh toán.

e. Giá quyết toán công trình

Theo quy định hiện hành là toàn bộ chi phí hợp lý, hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng.

2. Phương pháp lập giá công trình xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư

2.1. Các căn cứ lập

a. Thiết kế xây dựng

Căn cứ vào thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công để tính khối lượng công tác xây, lắp, mua sắm máy móc thiết bị, kiến thiết cơ bản khác – cơ sở hiện vật để lập giá công trình.

b. Định mức dự toán trong xây dựng:

Định mức dự toán trong xây dựng: là định mức kinh tế kỹ thuật quy định mức hao phí trực tiếp cần thiết hợp lý về vật liệu, nhân công, máy móc thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp của công trình như 1m3 tường gạch, 1m3 bê tông, 1m2 lát gạch, 1 tấn máy móc thiết bị lắp đặt …

Ví dụ, định mức dự toán xây tường thẳng 1m3 bằng gạch chỉ (6,5×10,5×22).

Vật liệu: Gạch 643 viên, vữa 0,23m3 …; nhân công 2,41 công; máy thi công 0,036 ca. Định mức này được áp dụng để lập đơn giá xây dựng cơ bản. Ngoài ra còn có định mức các chi phí tính theo tỷ lệ % như chi phí chung, chi phí quản lý dự án … là cơ sở để lập giá công trình.

* Đơn giá xây dựng cơ bản

Đơn giá xây dựng cơ bản: là chỉ tiêu kinh tế phản ánh bằng tiền chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy thi công), hay toàn bộ chi phí xã hội cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp tạo nên công trình.

Công thức: Đg = DVL + DNC + DM

Trong đó: Đg là đơn giá XDCB; DVL là chi phí vật liệu DNC chi phí nhân công; DM là chi phí sử dụng máy

Ví dụ: đơn giá 1m3 tường xây bằng gạch chỉ là 412.677đ trong đó gồm tiền vật liệu (gạch, cát, xi măng …), nhân công, máy thi công (máy trộn vữa).

Đơn giá xây dựng cơ bản gồm đơn giá địa phương (đơn giá của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng) dùng để lập giá các công trình nằm trong địa phương và đơn giá công trình dùng để lập giá cho công trình đó.

* Giá chuẩn cho một đơn vị diện tích sử dụng hay một đơn vị công suất thiết kế của hạng mục công trình thông dụng.

Giá này bao gồm chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước.

* Giá mua thiết bị, giá cước vận tải bốc xếp, bảo quản, bảo hiểm.

* Bảng giá chuẩn như giá đền bù, giá phá dỡ kiến trúc cũ …

* Các chính sách chế độ khác có liên quan như tiền lương, các khoản phụ cấp …

2.2. Phương pháp lập

a) Tổng dự toán

Tổng dự toán được lập cho cả công trình trên cơ sở tổng hợp chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự phòng.

* Tính chi phí xây lắp

Chi phí xây lắp công trình xây dựng là toàn bộ chi phí để thực hiện công tác xây dựng và lắp đặt của từng hạng mục công trình thuộc công trình đó cộng lại.

– Đối với những hạng mục công trình xây dựng theo thiết kế riêng biệt thì giá trị dự toán xây lắp sau thúe hạng mục công trình được tính theo phương pháp lập dự toán xây lắp hạng mục công trình.

– Đối với những hạng mục công trình thông dụng (như nhà ở, nhà làm việc, hội trường, kho tàng, đường sá, sân bãi …) thì giá trị dự toán xây lắp sau thuế được xác định bằng cách lấy diện tích hay công suất sử dụng của từng hạng mục công trình nâhn với mức giá chuẩn cho một đơn vị diện tích hay một đơn vị công suất sử dụng của từng hạng mục công trình sau đó cộng lại.

* Tính chi phí thiết bị

Chi phí mua sắm thiết bị cho toàn bộ công trình là chi phí mua sắm cho từng loại thiết bị thuộc công trình đó cộng lại.

– Chi phí mua sắm từng loại thiết bị được xác định bằng cách lấy số tấn, hoặc số cái thiết bị nhân với giá của một tấn hoặc một cái.

– Chi phí mua sắm từng loại thiết bị bao gồm cả thuế GTGT quy định đối với thiết bị đó.

* Chi phí khác

Chi phí khác của toàn bộ công trình được xác định bằng cách lấy giá trị của các khoản mục chi phí khác thuộc nhóm chi phí, lệ phí tính theo định mức tỷ lệ % cộng với giá trị của các khoản mục chi phí khác thuộc nhóm chi phí phải lập dự toán (đối với chi phí khác là đối tượng chịu thuế GTGT thì tính thêm thuế GTGT).

* Chi phí dự phòng

Chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên toàn bộ chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và chi phí khác của công trình.

b) Giá trị dự toán xây lắp chi tiết hạng mục công trình (dự toán xây lắp hạng mục công trình)

Giá trị dự toán xây lắp sau thuế hạng mục công trình được lập trên cơ sở khối lượng công tác xây lắp của thiết kế bản vẽ thi công, đơn giá xây dựng cơ bản chi tiết của địa phương nơi công trình xây dựng hoặc đơn giá công trình (đối với công trình được phép lập đơn giá riêng), định mức các chi phí tính theo tỷ lệ và các chế độ, chính sách có liên quan.

Cách tính cụ thể dự toán xây lắp hạng mục công trình được tổng hợp qua bảng tính như sau:

Bảng tổng hợp dự toán xây lắp hạng mục công trình xây dựng:

Trong đó:

  • Qj: Khối lượng công tác xây lắp thứ j
  • DjVL, DjNC , DjM: Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công trong đơn giá xây dựng cơ bản của công tác xây lắp thứ j.
  • F1: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.
  • F2: Các khoản phụ cấp lương (nếu có) tính theo tiền lương cơ bản mà chưa được tính hoặc chưa đủ trong đơn giá xây dựng.
  • H1n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cơ bản của các nhóm lương thứ n; ví dụ nhóm i: h11=1,378
  • h2n: Hệ số biểu thị quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương cơ bản của các nhóm lương thứ n; ví dụ nhóm i: h21=1,378
  • CLVL: Chênh lệch vật liệu (nếu có)
  • txl: Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định cho công tác xây dựng, lắp đặt

Giá công trình xây dựng trong giai đoạn thực hiện đầu tư là cơ sở để khống chế các chi phí trong quá trình thực hiện. Khi lập giá công trình phải chấp hành đúng định mức dự toán nhà nước đã ban hành thống nhất. Áp dụng đúng đơn giá xây dựng cơ bản nơi công trình xây dựng, bóc khối lượng từ thiết kế phải chính xác. Khi thực hiện giá công trình, trong một số trường hợp cấp quyết định đầu tư cho phép thay đổi thiết kế một số bộ phận, hạng mục công trình hoặc có sự thay đổi giá cả vật tư, vật liệu xây dựng, tiền lương và các chế độ khác có liên quan do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ban hành thì phải điều chỉnh giá xây dựng công trình cho phù hợp.

(Nguồn tài liệu: Giáo trình Kinh tế phát triển, Trường cao đẳng nghề Nam Định)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net