Trang chủ Tài chính Tiền tệ Chi ngân sách nhà nước là gì? Nội dung, phân loại, nguyên tắc chi

Chi ngân sách nhà nước là gì? Nội dung, phân loại, nguyên tắc chi

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 941 views

1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách Nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước để thực hiện các chức năng của Nhà nước. Chi ngân sách là một trong những hoạt động quan trọng của ngân sách Nhà nước, nó là một mặt của chức năng phân phối tài chính.

Xét về bản chất, chi ngân sách Nhà nước là hệ thống những quan hệ phân phối lại khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước phát triển sự nghiệp văn hóa – xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước và đảm bảo an ninh quốc phòng.

2. Nội dung chi ngân sách Nhà nước.

Nội dung chi ngân sách Nhà nước gồm:

2.1. Chi thường xuyên

Chi thường xuyên là khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn với chức năng quản lý xã hội của Nhà nước. Nguồn vốn chi cho mục đích tiêu dùng xã hội gồm nhiều nguồn khác nhau, như: cấp phát của ngân sách Nhà nước, nguồn tự tạo của các đơn vị, nguồn huy động từ sự đóng góp của dân cư theo chính sách hoặc tự nguyện trong đó, cấp phát tài chính của ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi về tiêu dùng xã hội.

Chi thường xuyên gồm: chi sự nghiệp, chỉ quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, chỉ cho hoạt động của cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội và các khoản chi thường xuyên khác.

2.1.1. Chi sự nghiệp

Chi sự nghiệp bao gồm:

– Sự nghiệp kinh tế: là các khoản chi cho dịch vụ và các hoạt động xã hội phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao dân trí như: Chi điều tra cơ bản (đo đạc địa giới hành chính các cấp), đo vẻ bản đỏ, đo đạc biên giới, cắm mốc biên giới; Chỉ sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngư lâm nghiệp như công tác khuyến nông, khuyến lâm, phòng chống cháy rừng; Chi sự nghiệp giao thông như: sửa chữa, bảo dưỡng cầu đường, công trình giao thông khác và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.

– Chi sự nghiệp văn hóa – xã hội gồm:

Chi về sự nghiệp giáo dục, đào tạo để tăng số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho mục đích tăng trưởng kinh tế như chỉ giáo dục phổ thông, nhà trẻ mẫu giáo, hệ thống tiểu học và trung học, hệ bổ túc văn hóa, đào tạo đại học, sau đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề,

Chi sự nghiệp y tế bao gồm chi phòng bệnh (đảm bảo sự hoạt động của các viện nghiên cứu, phòng khám, trạm chuyên khoa), chỉ chữa bệnh (nhằm duy trì hoạt động của hệ thống các bệnh viện, bệnh xá, nhà điều dưỡng) và chỉ cho các chương trình trọng điểm của ngành y tế.

Chi sự nghiệp văn hóa, nghệ thuật, thể thao nhằm phát triển văn hóa, nghệ thuật, thể thao theo định hướng Nhà nước (vừa giữ gìn bản sắc dân tộc, vừa mang tính hiện đại theo xu thế phát triển của các quốc gia trong khu vực và thế giới) như: Chi cho hệ thống bảo tồn, bảo tàng, thư viện; chi cho hệ thống phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác; Chi thực hiện trùng tu các di tích lịch sử đã xếp hạng văn hóa; Chi thể dục, thể thao.

Chi sự nghiệp xã hội, bao gồm: chỉ đảm bảo xã hội (chi thực hiện các chính sách đối với thương binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, chi thực hiện các chính sách xã hội khác), chỉ cứu tế xã hội (chi giúp đỡ đời sống nhân dân ở những vùng xảy ra thiên tai sự cổ bất ngờ, chi cho phòng chống tệ nạn xã hội.), chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ.

– Chi về khoa học, công nghệ mục đích tạo điều kiện cho việc nghiên cứu cũng như ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, tạo động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân. Chi về khoa học công nghệ, gồm chi cho mạng lưới cơ quan nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (hệ thống viện, phân viện khoa học và công nghệ, chi lương và phụ cấp lương cho cán bộ khoa học), chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cho các công trình nghiên cứu.

2.1.2. Chi quản lý Nhà nước

Chi quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước từ trung ương đến địa phương (cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp), chỉ về hoạt động của các cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉ về hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội… Trong đó chi về tiền lương là chủ yếu, chiếm khoảng 60% trong tổng chi phí quản lý của Nhà nước.

2.1.3. Chi quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội

Chi về quốc phòng là chi từ ngân sách cho việc phòng thủ và bảo vệ đất nước chống sự xâm lược, tấn công, đe dọa từ bên ngoài, bao gồm các khoản chi đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần, chính sách cho toàn quân, chi đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, mua sắm trang thiết bị, vũ khí và phương tiện quân sự cho toàn quân, xây dựng mới, sửa chữa các công trình quân sự đặc biệt, trụ sở làm việc, doanh trại, kho tàng của các cơ quan quân sự từ cấp huyện trở lên.

Chi cho an ninh trật tự, an toàn xã hội là các khoản chi cho bảo vệ, giữ gìn chế độ xã hội, an ninh của dân cư trong nước bao gồm các khoản chi đảm bảo đời sống vật chất tinh thần, chính sách cho lực lượng công an nhân dân, chỉ đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, mua sắm trang thiết bị, vũ khí và phương tiện quân sự cho lực lượng công an nhân dân, xây dựng mới sửa chữa các công trình quân sự đặc biệt, trụ sở làm việc, kho tàng, doanh trại lực lượng công an nhân dân, sửa chữa trại giam, trại cải tạo phạm nhân từ cấp huyện trở lên, quản lý và cải tạo phạm nhân, phòng cháy, chữa cháy…

2.1.4. Các khoản chi thường xuyên khác

Là các khoản chi ngoài các khoản chi thường xuyên nói trên như chi trả lãi tiền vay của Chính phủ, chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước, chi viện trợ..

2.2. Chi đầu tư, phát triển

Chi đầu tư phát triển tạo ra cơ sở vật chất cho sản xuất phát triển, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Chi đầu tư phát triển bao gồm:

2.2.1. Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội

Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn tài chính Nhà nước hướng vào củng cố và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của nền kinh tế (đầu tư cho cầu cống, bến cảng, sân bay, hệ thống thủy lợi, năng lượng, vận tải, viễn thông), xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, các công trình kinh tế có tính chất chiến lược, các công trình trọng điểm phục vụ phát triển văn hóa xã hội, phúc lợi công cộng. Thực chất các khoản chi này là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định các ngành sản xuất vật chất và không vật chất, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế – xã hội, góp phần hình thành cơ cấu kinh tế theo định hướng, kích thích đầu tư, tạo ra khu kinh tế mới. Vì vậy, khoản chi này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi đầu tư phát triển.

2.2.2. Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các Doanh nghiệp Nhà nước

Mục đích khoản chi này để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao là hình thành, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước ở các ngành, các lĩnh vực then chốt, đảm bảo kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước can thiệp vào các hoạt động kinh tế có hiệu quả.

Các doanh nghiệp Nhà nước được ngân sách cấp phát vốn lẫn đầu và có thể cấp bổ sung trong quá trình hoạt động có nhiệm vụ phải sử dụng vốn có hiệu quả, đồng thời phải đảm bảo an toàn và phát triển vốn kinh doanh.

2.2.3. Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết theo một tỷ lệ nhất định để thực hiện vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với sự phát triển của nền kinh tế. Mặt khác, để thực hiện vai trò hướng dẫn, kiểm soát hoặc khống chế hoạt động của các doanh nghiệp phát triển theo định hướng của Nhà nước. Bên cạnh đó, còn làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

2.2.4. Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia

Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia là một tổ chức tài chính Nhà nước có tư cách pháp nhân, có chức năng huy động vốn và tiếp nhận các nguồn vốn của Nhà nước để cho vay đối với các dự án đầu tư phát triển các ngành nghề thuộc diện ưu đãi, các vùng khó khăn theo quy định của Chính phủ. Một phần vốn điều lệ của quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia được ngân sách cấp và Nhà nước hàng năm có thể tăng thêm vốn điều lệ cho quỹ này.

2.3. Chi dự trữ Nhà nước.

Quỹ dự trữ quốc gia hàng năm được tăng thêm từ nguồn chỉ ngân sách và số kết dư ngân sách Nhà nước, nhằm điều tiết sự biến động của thị trường giá cả và kiểm chế lạm phát. Đồng thời, giải quyết hậu quả các trường hợp rủi ra bất ngờ xảy ra làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống xã hội, từ đó duy trì sự cân đối và ổn định trong phát triển kinh tế.

2.4. Chi trả nợ gốc tiền vay của Chính phủ

Hàng năm một phần vốn của ngân sách được dùng chi trả nợ gốc tiền vay của Chính phủ đến hạn cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

2.5. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

Hàng năm một phần nguồn vốn ngân sách được dùng chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính để sử dụng đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước trong khi nguồn thu chưa thu kịp. Các khoản chi từ quỹ dự trữ tài chính phải được hoàn trả ngay trong năm ngân sách Nhà nước, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Đặc điểm chi ngân sách

Nội dung và cơ cấu các khoản chi ngân sách khác nhau giữa các thời kỳ, nhưng có đặc điểm chung như sau:

– Chi ngân sách gắn liền việc với sử dụng quyền lực Nhà nước, gắn với việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ và hiệu quả các khoản chi ngân sách khó định lượng. Cơ quan quyền lực cao nhất -Quốc hội là chủ thể chủ yếu và duy nhất quyết định nội dung, cơ cấu và mức độ các khoản chỉ ngân sách Nhà nước.

– Chi ngân sách mang tính chất không hoàn trả trực tiếp.

– Chi ngân sách là một công cụ tài chính để quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế – xã hội, nó gắn liền với các phạm trù tiền lương, lãi suất, tỷ giá, do đó, cần phải có sự kết hợp giữa chính sách thu nhập, chính sách tỷ giá, với chỉ ngân sách trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế.

4. Phân loại chi ngân sách Nhà nước.

Để tạo thuận lợi cho việc phân tích, đánh giá và quản lý các khoản chỉ ngân sách cẩn phân loại chỉ ngân sách. Có nhiều tiêu thức phân loại khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu.

4.1. Căn cứ vào lĩnh vực chi

– Chi cho đầu tư kinh tế.

– Chi cho y tế.

– Chi cho giáo dục.

– Chi cho phúc lợi xã hội.

– Chi cho quản lý hành chính.

– Chỉ cho an ninh quốc phòng.

4.2. Căn cứ vào tính chất sử dụng

– Chi cho lĩnh vực sản xuất vật chất như: công nghiệp, nông nghiệp…

– Chi cho lĩnh vực phi sản xuất vật chất như: y tế, văn hóa, giáo dục,..

4.3. Căn cứ vào chức năng quản lý của Nhà nước

– Chi nghiệp vụ: Là những khoản chi gắn với nghiệp vụ của Nhà nước gồm chi tiền lương, tiền công, trả nợ trong và ngoài nước..

– Chi phát triển: chi phát triển công nghiệp, nông nghiệp, giao thông…

4.4. Căn cứ vào mục đích kinh tế – xã hội

– Chi thường xuyên là các khoản chỉ mang tính chất tiêu dùng xã hội, chi cho nhu cầu quản lý Nhà nước, chi cho văn hóa, y tế…

– Chi đầu tư phát triển là những khoản chỉ có tính chất tích lũy, bao gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp Nhà nước, chi dự trữ.

5. Nguyên tắc chi và những nhân tố ảnh hưởng đến chi ngân sách

Nhà nước Chi ngân sách phụ thuộc vào nguồn thu ngân sách và nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ.

Chi ngân sách cần quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và có hiệu quả, thực hiện nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm trong các khoản chỉ mang tính chất phúc lợi.

Cần xây dựng cơ cấu các khoản chi hợp lý trên cơ sở định hướng của Nhà nước gắn với khả năng thu ngân sách Nhà nước. Chỉ đầu tư phát triển cẩn tập trung, có trọng điểm, không nên tràn lan. Trong trường hợp nhu cầu chi ngân sách bị thiếu hụt, có thể vay nhưng chỉ nên vay để chỉ cho đầu tư phát triển, không vay để chỉ cho tiêu dùng.

Cần kết hợp hài hòa giữa chỉ ngân sách với các công cụ khác của chính sách tiền tệ như lãi suất, tỷ giá, nghiệp vụ thị trường mở để thực hiện và quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế – xã hội.

(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, 2010)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net