Trang chủ Tâm lý học Các quy luật của tri giác

Các quy luật của tri giác

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 1,8K views

Liên quan: Tri giác là gì? Đặc điểm và các loại tri giác.

Quy luật về tính đối tượng của tri giác

Tri giác bao giờ cũng Có đối tượng là các sự vật trong hiện thực khách quan. Tri giác phản ánh các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan không phải dưới hình thức tập hợp đơn thuần các cảm giác lẫn lộn về mọi sự vật hiện tượng, mà nó phản ánh một cách trọn vẹn, cụ thể sự vật hiện tượng độc lập với sự vật hiện tượng khác. Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lai bao giờ cũng thuộc về một sự vật hiện tượng nhất định của thế giới khách quan. Nhờ sự phản ánh chân thực của tri giác mà con người có thể hoạt động với đồ vật tổ chức hoạt động của mình một cách có kết quả.

Tính ổn định của tri giác

Trong thực tế, đối tượng được tri giác không phải bao giờ cũng hiện ra một cách đầy đủ và rõ ràng trước chủ thể. Để tri giác không nhất thiết phải có đầy đủ thông tin về mọi thuộc tính của sự vật, mà chỉ cần một số thuộc tính nào đó: hình dạng, màu sắc, kích thước… Chủ thể sẽ “lấp đầy”, tạo ra hình ảnh của sự vật một cách đầy đủ nhờ kinh nghiệm của mình. Tính ổn định của tri giác chính là khả năng tri giác sự vật hiện tượng một cách không thay đổi trong những điều kiện luôn biến đổi.cCn người Có đươc tính ổn nđịnh trong tri iác chủ yếu là do kinh nghiệm.

Quy luật về tính lựa chọn của tri giác

Bất kì đối tượng nào khi tác động vào các cơ quan cảm giác của chúng ta cũng đều nằm trong một bối cảnh nào đó, tri giác sẽ tách đối tượng đó ra khỏi các sự vật xung quanh để phản ánh chính bản thân đối tượng. Đối tượng được tri giác gọi là hình, còn bối cảnh gọi là nền. Tron quan hệ hình và nền, vai trò của hình và nền có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích tri giác, điều kiện tri giác.

Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác

Hình ảnh tri giác bao giờ cũng có một ý nghĩa nào đó, được gắn với một tên gọi nhất định. Điều này có được do sự gắn bó chặt chẽ của tri giác với tư duy. Các cảm giác khi được tổ hợp lại thành một hình ảnh trọn vẹn, sẽ được đem so sánh đối chiếu với các biểu tượng của sự vật, hiện tượng đã được lưu giữ trong trí nhớ và được xếp vào một nhóm, một lớp hay một loại hiện tượng nhất định. Từ đó ta gọi được tên của sự vật.

Quy luật tổng giác

Trong quá trình tri giác, hình ảnh tri giác không chỉ phụ thuộc vào chính đối tượng được tri giác mà còn phụ thuộc vào một số nhân tố thuộc về chủ thể tri giác. Các nhân tố đó có thể là:

+ Xu hướng của chủ thể đối với một cấu trúc ổn định + Kinh nghiệm trước đây: chủ thể không tri giác đối tượng độc lập với các kinh nghiệm của mình mà đưa kinh nghiệm vào quá trình tri giác, không tri giác sự vật với não “tẩy trắng” mà với các kì vọng, các giả thuyết nào đó.

+ Điều kiện cơ thể

+ Hứng thú, động cơ

+ Một số nhân tố giá trị xã hội, hạn chế và ưu thế xã hội, những gợi ý xã hội.

+ Một số nhân tố tương tác giữa các cảm giác sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lí con người, vào đặc điểm nhân cách như vậy gọi là tổng giác

Ảo giác

Ảo giác là sự phản ánh không chính xác về sự vật, hiện tượng. Trong thực tế hay gặp các ảo giác quang học và ảo giác hình học.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net