Trang chủ Khoa học Chính trị Tư tưởng chính trị Hi Lạp La Mã cổ đại

Tư tưởng chính trị Hi Lạp La Mã cổ đại

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 726 views

Trình bày tư tưởng chính trị Hi Lạp La Mã cổ đại

Lịch sử tư tưởng chính trị trước chủ nghĩa Mác nghiên cứu các quan điểm tư tưởng học thuyết chính trị được hình thành và phát triển trong lịch sử nghĩa Mác ra đời.

Xét lịch sử tư tưởng chính trị phương Tây: Thời kì Hi Lạp La Mã( Hi- La): khi xã hội có giai cấp đến đầu thế kỉ 19, trước khi chủ

Vào khoảng cuối thế kỉ 3, đế chế La Mã phân chia thành 2 phần: phía Đông và phía Tây. Hi Lạp trở thành một phần của đế chế Đông La Mã.

Văn minh Hi Lạp La Mã cổ đại đã tạo tiền đề hình thành và phát triển khá sớm những tư tưởng chính trị của nhân loại.

Ngay ở thời kì này những vấn đề căn bản của chính trị, những tư duy về chính trị đã được đặt ra và luận giải trên những nét chính yếu.

Trong quá tình phát triển từ chế độ cộng sản Nguyên thuỷ sang chiếm hữu nô lệ ở Hi Lạp đã xuất hiện các quốc gia thành thị chiếm hữu nô lệ.

Ở thời kì này đồ sắt xuất hiện rất phổ biến, sản xuất hàng hóa ra đời, quan hệ tiền hàng xuất hiện và đặc biệt chữ viết được ra đời và phát triển. Xã hội có sự phân hóa sâu sắc giữa giàu và nghèo, có sự phân công lao đọng xã hội giữa trí óc và chân tay.

Ở thì kì này mâu thuẫn xã hội giữa các tập đoàn trong giai cấp chủ nô nhằm tranh giành quyền lực và mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ và tầng lớp thị dân tự do ngày càng gay gắt dẫn đến hình thành các phe phái chính trị.

Các khoa học có sự ra đời và phát triển: toán học, thiên văn học, y học…Chính vì vậy mà xuất hiện những người chuyên sống bằng lao động trí óc, từ đây hình thành các nhà tư tưởng. Họ đứng trên các lập trường khác nhau để bảo vệ lợi ích của giai cấp, tầng lớp mình.

Dưới đây là tư tưởng chính trị của một số nhà tư tưởng lớn:

Hêrôđôt( 484- 425 TCN):

Hêrôđôt được coi là người cha của chính trị học. Ông đưa ra các loại hình thể chế chính trị và chỉ ra ưu điểm cũng như hạn chế cuả từng loại hình. Đó là: quân chủ, quý tộc, vá dân chủ.

Quân chủ: là thể chế độc quyền của một người là vua. Vua có công lập quốc vì nước vì dân. Cho nên vua có quyền cấm tất cả những ý kiến phản biện, phản kháng. Chính những đặc quyền và quá lạm dụng khiến vua dễ trở thành tội lỗi.

Quý tộc: là thể chế đuơc xây dựng trên cơ sở cầm quyền của một nhóm người ưu tú nhất của đất nước vì lợi ích chung. Tuy nhiên thể chế này dễ có sự khác biệt bất hoà, chia bè phái dẫn đến tranh dành tàn sát lẫn nhau.

Dân chủ: là thể chế mà quyền lực do đông đảo nhân dân nắm bằng con đường bỏ phiếu để bầu ra những chức vụ công cộng một cách đúng đắn, xây dựng nhà nước trên nguyên tắc cơ bản: tất cả cả đều bình đẳng trước pháp luật. nhưng hạn chế là ở những dân số có trình độ thấp thì rất có thể họ bầu ra những lãnh đạo kém hiểu biết, dễ bị kích động, từ đó xảy ra tình trạng vô chính phủ.

Hêrôđôt thiên về loại hình thể chế quân chủ. Song ông cho rằng thể chế chính trị tốt nhất là thể chế hỗn hợp những đặc trưng tốt nhất của 3 loại hình nói trên.

Xenophôn (427- 355 TCN)

Ông thuộc tầng lớp quý tộc. Tư tưởng chính trị của ông thể hiên ở quan niệm về thủ lĩnh chính trị.

Bàn về thủ lĩnh chính trị, ông cho rằng: thủ lĩnh chính trị là người biết chỉ huy, giỏi kĩ thuật, giỏi thuyết phục, biết cảm hóa người khác. Nhưng người thủ lĩnh phải có những phẩm chất đặc biệt như biết bảo vệ lợi ích chung, có khả năng tập hợp sức mạnh của quần chúng.

Platôn (428-347 TCN)

Ông là người đầu tiên đạt tới quan niệm giá trị phổ biến, tầm vĩ mô của chính trị, tiêu chuẩn của nền chính trị đích thực. Ông cho rằng chính trị là nghệ thuật cai trị, cai trị bằng thuyết phục mới đích thực là chính trị. Chính trị phải là sự chuyên chế, tất cả các cá nhân phải phục tùng quyền uy. Tự do chỉ dẫn đến hỗn loạn gây tai hoạ cho đới sống công dân.

Ông chia xã hội thành 3 hạng người:

Các nhà triết học thông thái đảm nhận vai trò lãnh đạo, cai quản nhà nước. Tầng lớp chiến binh bảo vệ an ninh xã hội.

Tầng lớp nông dân, thợ thủ công làm ra của cải vật chất đảm bảo cuộc sống cho xã hội.

Ông chủ chương xóa sở hữu cá nhân vì một xã hội lý tưởng. Đó là khởi nguồn của chủ nghĩa cộng sản không tưởng.

Quan điểm chính trị của Platon có nhiều mâu thuẫn: vừa đòi hỏi xóa bỏ tư hữu vừa muốn duy trì chế độ xã hội đẳng cấp. Ông đưa ra mô hình xã hội lý tưởng nhưng lại bảo vệ tầng lớp quý tộc, chủ nô. Tuy vậy, ông đã có những quan điểm cụ thể và hệ thống chính trị, sự phát triển của xã hôi nói chung.

Aritxtot (384- 322 TCN)

Theo Aritxtot, nhà nước xuất hiện tự nhiên, được hình thành do lịch sử. Con người là động vật chính trị. Như vậy nhà nước xuất hiện khách quan.

Nhà nước ra đời trên cơ sở gia đình, chính quyền nhà nước là sự tiếp tục chính quyền trong gia đình. Thể chế chính trị là trật tự làm cơ sở để phân bố chính quyền nhà nước. Thể chế chính trị điều hành và quản lý xã hội về 3 phương diện: Lập pháp, hành pháp và phân xử.

Sứ mạng của nhà nước là lãnh đạo tập thể các công dân, quan tâm đến các quyền chung của công dân làm cho mọi người sống hạnh phúc. Đó chính là bản chất và chức năng của pháp luật. Pháp luật chính là quy tắc mang tính khách quan và chia làm 2 loại: pháp luật chung và pháp luật riêng. Pháp luật chung là pháp luật tự nhiên hay con gọi là pháp quyền tự nhiên. Pháp luật riêng là pháp luật được xác lập bởi con người.

Aritxtot cũng chỉ ra các loại hình chính phủ. Chính phủ chân chính là: quân chủ, quý tộc, cộng hoà và loại chính phủ biến chất là: độc tài, quả đầu, dân trị. Ông ủng hộ chế độ quân chủ và coi đó như hình thức ưu việt nhất.

Tư tưởng chính trị của Aritxtot chứa đựng những giá trị tích cực:

Con người có khuynh hướng tự nhiên gắn bó với nhau thành xã hội. Do đó con người là động vật chính trị, sống có trách nhiệm với cộng đồng.

Chính trị là làm sao cho đời sống cộng đồng, cái chung cao hơn cái cá nhân riêng biệt, con người sống ngày càng tốt hơn.

Chính tri phải giáo dục đạo đức và phẩm hạnh cao đẹp cho công dân.

Chính trị là khoa học lãnh đạo con người, khoa học kiến trúc xã hội của mọi công dân.

Chế độ dân chủ sẽ chuyển thành chế độ mị dân hoặc độc tài nếu: ý chí cá nhân thay thế pháp luật, chế độ bị trao cho những tên nịnh bợ ham quyền lực…

Chế độ quân chủ là hình thức sơ khai vì không có ai uy tín bằng lãnh tụ chiến thắng, nhưng khi xã hội phát triển người tốt, có trình độ có nhiều thì chế độ chính trị phải thay đổi.

Có thể nói với nhãn quan uyên thâm và sâu sắc tư tưởng chính trị của Aritxtot có ý nghĩa là sự tổng hợp và khái quát hóa những giá trị cơ bản của tư tưởng chính trị Hi Lạp cổ đại.

Polybe ( 201- 120 TCN)

Polybe có tư tưởng chính trị có nhiều nét giống với Hêrôđôt. Ông cũng cho rằng thể chế chính trị hỗn hợp( Quân chủ, quý tộc và dân chủ) là tốt nhất, tránh được sự suy đồi, phát triển trì trệ của xã hội. Và thể chế này được đế chế La Mã vận dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net