Trang chủ Đạo đức học Tính nguyên tắc là gì? Yêu cầu giáo dục tính nguyên tắc đạo đức

Tính nguyên tắc là gì? Yêu cầu giáo dục tính nguyên tắc đạo đức

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 413 views

Tính nguyên tắc là gì?

Khái niệm và ý nghĩa tính nguyên tắc

a/ Khái niệm

Tính nguyên tắc là tổng hợp một loạt những đức tính cao quý của con người: trung thực, trí tuệ, tình cảm và ý thức trách nhiệm của con người trước người khác, trước tập thể và trước xã hội. Nét cốt yếu của tính nguyên tắc là hành động với sự chỉ đạo xuyên suốt của một tư tưởng cơ bản có tính chất định hướng cho cuộc đời của một con người.

Tính nguyên tắc thể hiện ở hành vi phù hợp với tư tưởng và lương tâm của con người. Tính nguyên tắc mà đạo đức đề cập là hành vi của con người phải phù hợp và tuân theo lẽ phải, theo đạo lý nghĩa là phải bảo đảm được tính khách quan, thực sự trong sáng, không vu lợi cá nhân.

Tính nguyên tắc của đạo đức đối lập hoàn toàn với hành vi vô nguyên tắc, bảo thủ, gàn bướng và cơ hội. Tính vô nguyên tắc thường nảy sinh vì non kém về bản lĩnh, về phẩm chất chính trị, kém hiểu biết, hoặc có sự thoả hiệp. Tính cơ hội cũng có nguồn gốc từ chủ nghĩa cá nhân, từ động cơ vụ lợi, hiếu danh, ích kỷ và những động cơ hèn kém khác như: xu nịnh, bợ đỡ, hoặc thể hiện sự thiếu năng lực làm việc của con người. Tính gàn bướng, bảo thủ thường có nguồn gốc từ sự chủ quan, kiêu căng, sợ sự thật, sợ người khác giỏi hơn mình. Nói chung, những tính cách trên là đối lập với tính nguyên tắc, cần phải loại bỏ khỏi đời sống xã hội.

Tính nguyên tắc khác với chủ nghĩa giáo điều. Những biểu hiện của tính nguyên tắc khi cần thiết phải thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Chẳng hạn như nguyên tắc bình đẳng nam nữ trong quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội, được thay đổi cho phù hợp với thời kỳ lịch sử. Với những nội dung như trên thì tính nguyên tắc có ý nghĩa rất rộng lớn đối với cuộc sống con người và xã hội.

b/ Ý nghĩa của tính nguyên tắc trong đời sống :

Tính nguyên tắc giúp con người khẳng định đước tính tích cực của mình và của xã hội, nó là cơ sở và động lực để giúp con người vươn tới những giá trị đạo đức ngày càng cao.

– Tính nguyên tắc là cơ sở để đạo đức cá nhân phát triển. Điều đó được thể hiện ở chỗ, con người sống có tính nguyên tắc bao giờ cũng giữ được bản lĩnh, cốt cách của mình, dám đương đầu với những khó khăn thử thách, không cơ hội, sống nhiệt tình, chân thực và cống hiến nhiều cho xã hội; đồng thời có tinh thần giúp đỡ người khác một cách tự giác và có trách nhiệm cao trước tập thể và xã hội.

Tính nguyên tắc ở mỗi người không phải ngẫu nhiên hình thành, mà phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện và có sự đấu tranh của bản thân trước nhiều tác động tiêu cực để bảo vệ những mặt tích cực, tiến bộ trong các mối quan hệ xã hội. Quá trình rèn luyện , học tập đó giúp cho con người ngày một trưởng thành. lớn lên và chiến thắng những gì xấu xa, thấp hèn trong cuộc sống để luôn vươn tới cái đẹp và làm những điều có ích lợi cho xã hội.

– Nhờ có tính nguyên tắc mà những chân lý và giá trị cao quý của đạo đức được bảo vệ và phát triển trong xã hội. Trong cuộc sống, con người có nhiều mặt tốt, tích cực và tiến bộ là nhờ có tính nguyên tắc của đạo đức. Những giá trị đạo đức như lương tâm, tính trung thực, tình yêu lao động…là những giá trị đạo đức cao quý, trở thành nguyên tắc sống của những người có đạo đức. Tính nguyên tắc của đạo đức có ý nghĩa rộng lớn như vậy, nên chúng ta cần phải quán triệt đầy đủ trong quá trình giáo dục thế hệ trẻ.

Những yêu cầu giáo dục tính nguyên tắc đạo đức

Trong công tác giáo dục con người nói chung và công tác giáo dục học sinh và sinh viên nói riêng, để xây dựng cho họ có được tính nguyên tắc về đạo đức, cần chú ý bảo đảm những yêu cầu cơ bản dưới đây:

Thứ 1 – Cần trang bị cho họ có được những quan niệm đạo đức đúng đắn, có kiến thức sâu rộng, có tình thương yêu con người, có thái độ và hành động chân thật, kiên định và vững vàng trong mọi tình huống,. Đó là những cơ sở và nền tảng để giúp cho con người có tinh thần trách nhiệm trước xã hội và người khác, từ đó giữ vững được những nguyên tắc sống đúng đắn . Không có được những mặt đạo đức cơ bản và tối thiểu đó thì con người dễ bị những tác động xấu của hoàn cảnh sống hoặc những ham muốn bản năng dẫn đến những hành động mù quáng, làm liều, làm ẩu gây nên những hậu quả tai hại cho con người và cho xã hội.

Thứ 2 – Cần giáo dục và rèn luyện cho mọi người có tinh thần và phong cách làm việc của người công dân dưới chế độ mới: có nề nếp, có kỷ cương , có tình thương và có ý thức trách nhiệm cao. Nguyên tắc này phù hợp với đạo lý làm người, đó cũng là tiêu chí để xây dựng con người xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện

Thứ 3 – Cần phải kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội như sự hèn nhát, thói bàng quan vô trách nhiệm, vụ lợi. Vì chủ nghĩa cơ hội, thực chất là chủ nghĩa cá nhân, nên bất kỳ ở đâu, lúc nào người cơ hội cũng sẵn sàng hy sinh lợi ích của nhân dân, của cách mạng để bảo vệ quyền lợi và bản thân. Họ rời bỏ trận địa, chạy sang hàng ngũ kẻ thù, hoặc bàng quan trong đấu tranh, lẫn tránh trách nhiệm, hoặc tranh công đỗ lỗi cho người khác, nịnh bợ kẻ có chức, có quyền .v.v… Tất cả những hiện tượng đó là biểu hiện sự đánh mất nguyên tắc đạo lý sống “làm người”.

Thứ 4 – Cần phải chống những hiện tượng vô nguyên tắc đạo đức trong làm việc cũng như trong sinh hoạt . Vô nguyên tắc trong làm việc biểu hiện là sự tuỳ tiện, thiếu tính khoa học và không có kế hoạch, thường để lại những hậu quả khó lường như tiết lộ bí mật quốc gia, bị kẻ xấu lợi dụng, làm thiệt hại tài sản, tính mạng của Nhà nước và nhân dân, kém tính hiệu quả trong công việc.

Thứ 5 – Chống sự thỏa hiệp vô nguyên tắc. Trong quá trình hoạt động cách mạng, cũng như trong cuộc sống hàng ngày, có những lúc cần phải có sự thoả hiệp, nhưng không phải là thoả hiệp vô nguyên tắc, mà đó là sự thoả hiệp nhất thời nhắm thực hiện tính nguyên tắc nhất quán trong cuộc sống là bảo đảm lợi ích chính đáng của con người và xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]