Trang chủ Đạo đức học Danh dự, Nhân phẩm là gì? [Đạo đức học]

Danh dự, Nhân phẩm là gì? [Đạo đức học]

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 487 views

Danh dự và nhân phẩm là gì?

Nhân phẩm là gì?

a/ Khái niệm nhân phẩm :

Nhân phẩm chỉ nhân cách của một con người như là đối tượng của sự đánh giá về mặt đạo đức, là toàn bộ phẩm chất của một cá nhân, là bản chất người trong một con người, là giá tri làm người của một con người.

b/ Những yếu tố của ý thức tự tôn nhân phẩm

Ý thức tự tôn nhân phẩm là ý thức được giá trị của mình với tư cách là một con người. Trong ý thức tự tôn nhân phẩm có sự tác động biện chứng giữa lòng trung thành đối với nghĩa vụ, ý thức tự do và sự nhìn nhận kính trọng xã hội.

– Lòng trung thành với nghĩa vụ:

Con người càng có ý thức cao về lòng tự trọng bao nhiêu thì con người càng trung thành với nghĩa vụ trước người khác và xã hội, càng yêu con người bấy nhiêu. Người nào biết quý trọng danh dự và nhân phẩm của mình, biết tự trọng thì người đó mới biết xem trọng trách nhiệm mình đối với xã hội, biết thương yêu con người và muốn làm mọi việc để phục vụ cho hạnh phúc của con người.

– Ý thức tự do:

Ý thức tự tôn nhân phẩm có được khi tự mỗi người ý thức được rằng mình là một thành viên có ích cho xã hội. Đồng thời ý thức được rằng mình làm điều có ích cho xã hội không bị một sự cưỡng bức nào mà do chính ý chí của riêng mình quyết định. Sự ý thức được rằng mình không bị cưỡng bức tức là ý thức được mình tự do. Đây là nội dung quan trọng bậc nhất của lòng tự trọng và của ý thức tự tôn nhân phẩm.

– Sự nhìn nhận và kính trọng của xã hội:

Khái niệm “nhân phẩm” bao hàm yếu tố đánh giá, giá trị. Không có sự đánh giá thì không có giá trị. Cần có sự đánh giá về mặt khách quan và chủ quan của hành vi để khẳng định nhân phẩm của một con người. Phải có sự nhìn nhận của xã hội hoặc ít ra là của một người khác về cái thiện ở một con người để khẳng định ý nghĩa của nhân phẩm trong xã hội. Với ý nghĩa này khái niệm ý thức nhân phẩm nhất thiết gắn liền vối những khái niệm: nhìn nhận, kính trọng, tôn kính, danh giá và quang vinh. Sự đánh giá của cá nhân và của người khác về nhân phẩm của cá nhân là nội dung của danh giá và danh dự.

Mục đích đạt được sự nhìn nhận của xã hội và có được tiếng tốt chỉ có giá trị đạo đức trong trường hợp nó là một động lực bổ sung, không phải là động cơ chủ yếu của hành vi. Nếu động cơ của hành vi không phải là khát vọng vươn tới bản thân điều thiện, khát vọng thực hiện nghĩa vụ mà là việc chạy theo quang vinh và sự nhìn nhận của xã hội thì đây là sự hiếu danh.

Sự quý trọng của người khác và xã hội là một trong những điều kiện phát triển của đạo đức, nó đảm bảo cho sự tiến bộ đạo đức của xã hội. Vì vậy cần có sự khuyến thiện, khen thưởng của xã hội.

Lòng tin vào sự nhìn nhận của xã hội là một yếu tố kích thích đối với hành vi đạo đức và sự giữ gìn nhân phẩm, nhất là trong trường hợp đối với người trung thực, trung kiên mà bị bức hại.( Các chiến sĩ Cộng Sản bị tù đày, bị tra tấn dã man, thậm chí chấp nhận cả sự hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ tổ chức cách mạng và đồng đội với niềm tin vào các giá trị của xã hội. Ông Nguyễn Minh Tánh ở Bình Thuận ( năm 1998) dù bị bức hại nhưng ông vẫn kiên trì tìm cách tố cáo bọn phá rừng Tánh Linh với niềm tin vào cái thiện sẽ thắng cái ác

Đạo đức học Mácxít dựa vào nguyên tắc hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội nên coi trọng cả 3 yếu tố: ý thức tự do, nghĩa vụ và sự nhìn nhận của xã hội . Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau không thể thiếu được nhưng trước hết phải là lòng trung thành với nghĩa vụ.

Danh dự là gì?

a/ Khái niệm danh dự

Danh dự là lòng tôn trọng và ý thức bảo vệ gìn giữ những gì tốt đẹp mà bản thân chủ thể lấy làm tự hào và được xã hội nhìn nhận.

Danh dự của một con người là nhân phẩm tốt đẹp của người đó thể hiện trong một vai trò, vị trí của mình và được xã hội nhìn nhận. Danh dự con người là một mặt của nhân phẩm. Ví dụ: danh dự là người Việt Nam, danh dự làm cha, danh dự làm thầy…Cái cốt lỏi của danh dự là nhân phẩm .

b/ Ý nghĩa của danh dự và ý thức tự tôn nhân phẩm trong đời sống con người :

  • Ý thức tự tôn nhân phẩm gắn liền với tính người: Ai không có ý thức về nhân phẩm thì người đó không biết tự trọng. Ở đâu không có tự trọng thì ờ đó không thể có tình cảm nghĩa vụ và đạo đức cao quý. Không có ý thức nhân phẩm không thể có con người chân chính. Điều đó giải thích vì sao có những người “thà chết vinh hơn sống nhục”.
  • Ý thức tự tôn nhân phẩm làm cho con người cảm thấy hạnh phúc: Sự thực hiện nghĩa vụ bao giờ cũng kèm theo sự thích thú, niềm vui đạo đức, nhưng nghĩa vụ không phải được thực hiện vì niềm vui mà vì bản thân nghĩa vụ, vì hạnh phúc của xã hội. Spinoza: “hạnh phúc chân chính, hạnh phúc cao nhất ở bản thân đạo đức, tức là ở cuộc sống lương thiên, trung thực”.
  • Danh dự và nhân phẩm tạo nên uy tín của con người. Người có uy tín là người có danh dự và nhân phẩm được xã hội thừa nhận chứ không phải là sự tự thừa nhận của bản thân. Trong cuộc sống có nhiều người muốn tạo uy tín cho mình bằng nhiều cách như: tạo khoảng cách với những người xung quanh, vuốt ve, xu nịnh, mị dân, ô dù cấp trên. Uy tín thật cho con người tình cảm tự hào. Tự cao, ngạo mạng và hiếu danh hoàn toàn xa lạ với uy tín của con người.

Các phạm trù Thiện – Ác, lẽ sống, hạnh phúc, nghĩa vụ, lương tâm, danh dự quan hệ chặt chẽ nhau. Chúng là lý tưởng đạo đức có vai trò định hướng cho các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Nội dung đạo đức học Macxit về các phạm trù đạo đức đem lại cho con người những định hướng đúng đắn trong đời sống đạo đức.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net