Nước cứng là gì? Các loại nước cứng. Tìm hiểu tác hại của nước cứng và các phương pháp làm mềm nước cứng.
Khái niệm Nước cứng
Nước tự nhiên: nước từ sông, suối, hồ,…thường chứa nhiều muối của kim loại của canxi, magie, sắt,….
Nước cứng là nước chứa nhiều cation. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên gọi là nước mềm.
Phân loại
a. Nước có tính cứng tạm thời (nước cứng tạm thời)
Là tính cứng gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO)2, khi đun sôi sẽ bị mất tính cứng, do bị phân hủy tạo CaCO3 và MgCO3 kết tủa.
b. Tính cứng vĩnh cửu (nước cứng vĩnh cửu)
Là tính cứng gây nên bởi các muối sunfat, clorua của canxi và magie, khi đun sôi các muối này không phân hủy nên tính cứng không mất đi.
Ví dụ: dung dịch chứa nhiều muối CaCl2, MgSO4
c. Tính cứng toàn phần (nước cứng toàn phần)
Vừa có tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
Ví dụ: dung dịch chứa nhiều muối CaCl2, MgSO4, Ca(HCO3)2
Tác hại nước cứng
- Xà phòng ít bọt, tốn xà phòng, quần áo bị hỏng do tạo kết tủa khó tan bám lên bề mặt vải sợi:
- Làm tắt đường ống dẫn nước, tạo cặn trong nồi hơi dày, tốn nhiên liệu khi đun nấu.
- Giảm hương vị nước uống, làm thực phẩm lâu chín, giảm mùi vị.
Làm mềm nước cứng
Nguyên tắc: làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng.
a. Phương pháp kết tủa
Loại nước cứng | Hóa chất sử dụng | ||
Tính cứng tạm thời | Đun nóng | Dung dịch kiềm | Dung dịch chứa CO 2-, PO 3-,.. Ví dụ: Na2CO3, Na3PO4 |
Tính cứng vĩnh cửu | – | – | |
Tính cứng toàn phần |
b. Phương pháp trao đổi ion
Sử dụng vật liệu vô cơ hoặc hữu cơ có khả năng trao đổi ion với Ca2+, Mg2+, thường là các polime có khả năng trao đổi cation, gọi chung là cationit. Ví dụ: Zeolit.