Trang chủ Địa lý kinh tế và xã hội Luồng hàng trong vận tải

Luồng hàng trong vận tải

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 422 views

1. Khái niệm

– Khối lượng, lượng luân chuyển hàng hoá

 Khối lượng hàng được vận chuyển trong một thời gian là tổng lượng hàng được vận chuyển trong thời gian đó tính bằng tấn (viết tắt là T). Khối lượng hàng này được phương tiện chuyên chở đi một khoảng cách nhất định. Tích số của khối lượng hàng với khoảng cách vận chuyển là lượng luân chuyển hàng hoá (TKm).

– Luồng hàng

Sự giao lưu hàng hoá giữa các khu vực với nhau tạo thành luồng hàng, luồng hàng là số lượng tấn hàng được vận chuyển theo một chiều, trong vận tải hàng hoá quy ước chiều của luồng hàng là chiều nào có khối lượng hàng hoá lớn hơn gọi là chiều thuận (chiều đi), chiều nào có khối lượng hàng hoá nhỏ hơn gọi là chiều ngược (chiều về).

– Công suất luồng hàng

Khối lượng hàng vận chuyển qua một mặt cắt trong một đơn vị thời gian gọi là công suất luồng hàng. Cường độ vận chuyển là số tấn hàng chuyên chở qua một kilômét của tuyến đường trong một đơn vị thời gian. Cường độ vận chuyển quyết định cường độ vận hành tức là số lượng xe ô tô chạy qua trong đơn vị thời gian đó.

Giữa các doanh nghiệp, các cơ sở trong một khu vực hoặc giữa các khu vực có sự trao đổi hàng hoá với nhau nên nảy sinh quan hệ vận tải. Biểu hiện vật chất của mối quan hệ đó là khối lượng vận chuyển và lượng luân chuyển hàng hoá.

Theo đặc điểm của mối quan hệ vận tải, khối lượng và lượng luân chuyển hàng hoá phân ra khối lượng và lượng luân chuyển trong nội bộ khu vực và giữa các khu vực, chúng ta thường gọi là vận chuyển nội tỉnh và vận chuyển liên tỉnh, ngày nay có vận chuyển liên quốc gia. Vận chuyển nội tỉnh ở khoảng cách ngắn thường dưới 50 Km, còn vận chuyển liên tỉnh ở khoảng cách dài hơn hàng trăm thậm chí hàng ngàn Km. Vận tải liên tỉnh bằng ô tô đang có khuynh hướng tăng lên do vận tải ô tô phát huy được nhiều ưu điểm và thích nghi cao hơn với tính chất của nền sản xuất xã hội.

Không nhất thiết toàn bộ sản phẩm của xí nghiệp sản xuất đều đưa vào vận chuyển, vì có thể một phần sản phẩm đó được dùng cho tiêu dùng nội bộ, phần sản phẩm được chuyên chở đi mới là hàng hoá của vận tải.

– Lô hàng

Tổng hợp tất cả các loại hàng hoá để vận chuyển theo một hoá đơn gọi là lô hàng, lô hàng nhỏ là khối lượng của nó chất lên thùng xe không sử dụng hết trọng tải thiết kế của phương tiện. Trong vận tải ô tô phục vụ cư dân nhất là cư dân đô thị lô hàng nhỏ rất là phổ biến. Để vận chuyển các lô hàng nhỏ thường sử dụng các loại phương tiện có trọng tải nhỏ và rất nhỏ.

2. Tính chất của hàng hoá trong quá trình vận tải

 – Vận chuyển lặp: Một sản phẩm có thể được vận chuyển nhiều lần, ví dụ vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến tổng kho phân phối, rồi lại vận chuyển từ tổng kho phân phối đến các đại lý bán lẻ. Như vậy chỉ một tấn sản phẩm của nhà máy sản xuất ra nhưng qua hai lần vận chuyển như trên thì vận tải được tính hai lần khối lượng vận chuyển là 2 tấn. Việc vận chuyển nhiều lần một khối lượng sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ được gọi là vận chuyển lặp. Tính vận chuyển lặp phụ thuộc vào loại hàng và cách thức phân phối loại hàng đó của xã hội và sự phân bố sản xuất. Bản thân việc tổ chức và phân công vận tải cũng làm cho tính vận chuyển lặp thay đổi.

Hệ số vận chuyển lặp được tính bằng tỷ số giữa tổng khối lượng hàng hoá qua các lần vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng với khối lượng hàng hoá từ nơi sản xuất đưa ra vận chuyển. Nếu hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng chỉ qua một lần vận chuyển thì hệ số vận chuyển lặp bằng 1; trong mạng lưới thương nghiệp hệ số vận chuyển lặp có thể đạt đến 2 – 3. Hệ số vận chuyển lặp càng cao thì chi phí lưu thông trong xã hội càng lớn.

 ηL = Qkl / Qvc

Trong đó:

  • ηL – hệ số vận chuyển lặp;
  • Qkl – khối lượng hàng hóa cần vận chuyển;
  • Qvc – khối lượng hàng hóa vận chuyển trên phương tiện vận tải.

Do đặc điểm của sản xuất và các điều kiện ngoại cảnh khác, khối lượng vận chuyển và lượng luân chuyển hàng hoá thường không ổn định theo thời gian, thường thay đổi theo quý, tháng, thậm chí theo ngày. Sự thay đổi đó tạo ra mùa vận chuyển. Hệ số không đồng đều về khối lượng vận chuyển được xác định theo công thức:

  • Trong đó:
  • QTmax – khối lượng vận chuyển của tháng lớn nhất (Tấn).
  • Qn – khối lượng hàng vận chuyển cả năm (Tấn).

Hệ số không đều về lượng luân chuyển cũng tính tương tự. Hệ số không đồng đều về khối lượng vận chuyển và hệ số không đồng đều về lượng luân chuyển hàng hoá trong năm có thể không giống nhau đối với toàn bộ nền kinh tế và nếu tính riêng cho từng ngành thì hệ số này lại càng khác nhau.

Khối lượng vận chuyển không đồng đều, đặc biệt là lượng luân chuyển hàng hoá không đồng đều làm cho công tác vận tải không nhịp nhàng. Doanh nghiệp vận tải ô tô cần phải khắc phục sự mất cân đối này bằng cách vận chuyển trước thời hạn, tăng giờ làm việc của phương tiện khi có hệ số không đồng đều lớn, thay đổi thời gian đưa xe vào bảo dưỡng sửa chữa…

– Khối lượng vận chuyển lượng luân chuyển và luồng hàng đặc trưng bằng trị số, cơ cấu, thời gian khai thác và hệ số không đồng đều. Theo trị số của khối lượng người ta phân ra vận chuyển khối lượng lớn và vận chuyển hàng lẻ.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]