Trang chủ Tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

by Ngo Thinh
8 views

Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ

Tính chất của thời kỳ quá độ: thực hiện con đường quá độ gián tiếp tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN; đây là thời kỳ cải biến sâu sắc nhất nhưng phức tạp, lâu dài, khó khăn, gian khổ. Trong điều kiện nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, mới thoát khỏi ách thực dân, phong kiến nên nó là công cuộc biến đổi sâu sắc nhất, khó khăn nhất, thậm chí còn khó khăn, phức tạp hơn cả việc đánh giặc, vì vậy, tiến lên chủ nghĩa xã hội không thể một sớm một chiều, không thể làm mau được mà phải làm dần dần.

Đặc điểm của thời kỳ quá độ: Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ: Kết hợp giữa cải tạo, xóa bỏ tàn tích của chế độ xã hội cũ với xây dựng các yếu tố của xã hội mới. Trọng tâm là tiến hành công nghiệp hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, đồng thời xây dựng các tiền đề về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Phải xây dựng một xã hội hoàn toàn chưa từng có trong lịch sử dân tộc, phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm; phải xóa bỏ giai cấp bóc lột; phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc.

Một số nguyên tắc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ

Thứ nhất, Xây dụng CNXH là vấn đề có tính phổ biến, vì vậy nhận thức và hành động phải quán triệt những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, vận dụng linh hoạt, sáng tạo.

Thứ hai, phải giữ vững độc lập dân tộc, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ  chiến lược, lấy xây dựng CNXH là nhiệm vụ trọng tâm, bảo vệ là  nhiệm  vụ  thường xuyên.

Thứ ba, phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, học tập kinh nghiệm của các nước anh em, vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tiến đất nước:“Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác…. ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Thứ tư, xây phải tổng kết thực tiễn sinh động công cuộc xây  dựng CNXH trong nước, những thành tựu, những hạn chế, những kinh nghiệm để bổ sung phát triển lý luận.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]