Thuyết hành vi chủ quan – thuyết “TOTE” – chữ đầu của các từ tiếng Anh: T: Test, O: Operate; T: Test, E: Exit, tức là thuyết thử – thao tác – thử – thoát ra. Đại biểu là O.Mille, Galanter, Pribram. Thuyết này là tổng hợp của thuyết hành vi với tâm lý học nội quan, giữ hành vi lại làm đối tượng của tâm lý học. Công thức trên bắt đầu từ sự tác động là cơ thể; hành vi nói chung tuân thủ sự kiểm tra của kế hoạch và biểu tượng, tức là của hoạt động tượng trưng.
Theo thuyết này, bên trong cơ thể là các cơ chế, các quá trình gián tiếp giữa phản ứng với kích thích. Cho rằng, hình ảnh và kế hoạch là hai yếu tố liên kết kích thích với phản ứng. Hình ảnh là tri giác được tích lũy, được tổ chức trong cơ thể về bản thân về thế giới mà cơ thể đang tồn tại trong đó. Còn kế hoạch là quá trình được xây dựng kiểu thứ bậc của cơ thể, có khả năng kiểm tra các trật tự của thao tác. Hình ảnh mang tính chất thông tin, còn kế hoạch đề cập đến các thuật toán của hành vi. Hành vi chỉ là một loạt các cử động, còn con người là một cái máy vi tính phức tạp. Chiến lược của kế hoạch được xây dựng trên các lần thử, tiến hành trong các điều kiện đã được định sẵn. Thử nghiệm là sơ sở của quá trình hành vi trọn vẹn, từ đó mà các thao tác diễn ra một cách chính xác. Như vậy, hệ thống TOTE bao hàm cả tư tưởng liên hệ ngược, vì vậy mỗi một thao tác của cơ thể diễn ra thường xuyên được điều chỉnh bởi kết của của các thử nghiệm khác nhau.
Hành vi chủ quan coi hành vi của con người một cách phi xã hội, quan niệm về con người phi lịch sử – đặc trưng đã làm cho hành vi chủ quan không phát hiện ra thực chất về tâm lý con người và chức năng thực sự của tâm lý trong cuộc sống, trong hoạt động của con người.
(Nguồn: tổng hợp)