Trang chủ Nông nghiệp Rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa và biện pháp phòng trừ

Rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa và biện pháp phòng trừ

by Ngo Thinh
219 views

Bài hướng dẫn – Rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa và biện pháp phòng trừ.

1. Triệu chứng gây hại

– Tác hại trực tiếp:

+ Rầy dùng vòi chích hút nhựa cây để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng, cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưỡng làm thân, lá bị khô héo.

+ Gây hại giai đoạn đẻ nhánh-đòng làm cây úa vàng và cằn;

+ Gây hại giai đoạn trỗ – chắc xanh, mật độ cao gây ra hiện tượng cháy rầy.

– Tác hại gián tiếp:

+ Rầy nâu Là môi giới truyền bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá.

+ Rầy lưng trắng truyền virus gây bệnh lùn sọc đen

Ruộng lúa bị rầy nâu gây hại

Ruộng lúa bị rầy nâu gây hại

2. Đặc điểm hình thái

Rầy nâuRầy lưng trắng
Trưởng thành– Có 2 loại: Cánh dài và cánh ngắn
+Cánh dài: Màu nâu, cánh phủ kín bụngCó một vệt trắng rõ ràng trên lưng ngực và một chấm đen trên mép cánh
+Cánh ngắn: Cánh phủ 1/3 lưng bụng, bụng tròn màu nâuMàu xám, bụng thon hơn rầy nâu
Rầy non– 5 tuổi, bụng tròn. Mới nở màu trắng xám, sau có màu nâu, bụng tròn– 5 tuổi, bụng thon hơn. Màu trắng và linh hoạt hơn rầy nâu
Trứng– Trong suốt, đẻ ở bẹ, gân lá, ổ giống nải chuối– Trong suốt, đẻ ở bẹ, gân lá, ổ giống nải chuối

3. Quy luật phát sinh gây hại

* Vòng đời : 20-30 ngày

+ Trứng: 6-7 ngày

+ Rầy non: 12-14 ngày

+ Trưởng thành: 10-12 ngày

– Trưởng thành được 4-5 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một trưởng thành đẻ được 400-600 trứng. Có xu tính nhẹ với ánh sáng.

– Rầy non thường tập trung ở gốc sát mặt nước, ít di chuyển. Khi bị động có thể nhảy lên các bộ phận khác của cây hoặc rơi xuống nước. Nhiệt độ thích hợp cho rầy phát triển là 25-30oC, ẩm độ 80-85%.

– Điều kiện môi trường thuận lợi, thức ăn phong phú thì rầy cánh ngắn xuất hiện nhiều; trong điều kiện không thuận lợi (cuối vụ rầy hết thức ăn) thì rầy cánh dài là chủ yếu.

Khi trưởng thành cánh ngắn xuất hiện nhiều (0,5-2 con/khóm) báo hiệu rầy lứa mới sẽ phát sinh thành dịch.

– Một năm có 6-7 lứa. Vụ xuân thường gây hại nặng lứa 2, 3 (tháng 4-5). Vụ mùa gây hại nặng lứa 6, 7 (tháng 9-10).

– Bón nhiều đạm, cấy to và dầy sẽ bị hại nặng hơn. Ruộng nước ra vào ít (nước tù) sẽ thuận lợi cho rầy phát triển.

4.  Biện pháp quản lý

– Sử dụng giống kháng hoặc ít nhiễm rầy.

– Cấy đúng mật độ, cấy nhỏ dảnh, chăm bón cân đối.

– Phun thuốc khi trứng nở được 80% với mật độ > 50 con/khóm.

– Sau phun 3 ngày đối với rầy lưng trắng, 1-2 ngày với rầy nâu cần kiểm tra ruộng; nếu mật độ rầy còn > 50 con/khóm phải phun lại.

(Nguồn tài liệu: Kỹ thuật thâm canh lúa tiên tiến, Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Nam, 2016)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]