Trang chủ Vật liệu may Một số đặc tính cơ bản của vải

Một số đặc tính cơ bản của vải

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 857 views

Nhận biết được các đặc tính cơ bản và tính chất của vải như chiều dài, chiều rộng, bề dày, khối lượng, độ nhàu, độ thẩm thấu, độ chịu nhiệt, độ co, độ bền và độ hao mòn của vải.

1. Chiều dài

Chiều dài vải được đo dọc theo biên vải. Chiều dài không giới hạn, phụ thuộc vào khối lượng vải và chiều rộng của khổ vải. Có thể ở dạng cuộn hay dạng xấp, đơn vị tính bằng mét hoặc yard (1yard = 0,914m).

Trong sản xuất cần lựa chọn chiều dài tấm vải sao cho phù hợp với công nghệ trải, cắt, giúp tiết kiệm nguyên liệu

2. Chiều rộng

Khổ vải được giới hạn giữa hai biên, chiều rộng qui định theo máy dệt.

Khổ vải được tính bằng mét hoặc inch (1inch = 2,545cm), có nhiều loại khác nhau: 0,9m; 1,15m; 1m20; 1m50; 1,60m, …

Khổ vải có ý nghĩa rất lớn trong cắt may công nghiệp, khổ vải có ảnh hưởng đến việc lựa chọn mẫu quần áo, thiết kế mẫu và ảnh hưởng đến khâu giác sơ đồ phục vụ cho công đoạn cắt nhằm tiết kiệm nguyên phụ liệu hạ giá thành sản phẩm.

Bảng khổ vải thông dụng

Tên vảiTên sản phẩm mayKhổ vải ( đơn vị: cm )
Vải bôngÁo sơ mi75, 80, 85, 90, 115
Complê100, 120, 130, 140, 150
Vải lanhÁo sơ mi, Complê80, 90, 120, 130, 140
Vải len, vải pha lenÁo sơ mi80, 85, 140, 150
Complê, măng tô, quần âu120 – 140
Vải lụaVáy, áo sơ mi90 – 100
Măng tô120 – 160

3. Bề dày

Là khoảng cách giữa hai bề mặt tấm vải. Bề dày của vải phụ thuộc vào cỡ sợi, mật độ sợi, kiểu đan kết giữa sợi dọc và sợi ngang. Độ dày của vải dùng trong may mặc có nhiều loại khác nhau tùy theo công dụng của từng loại sản phẩm.

Bề dày của vải không được ngành dệt may đưa vào để đánh giá chất lượng vải.

Độ dày mỏng của vải dẫn đến sự thay đổi các tính chất cơ lý và tạo dáng, ảnh hưởng đến việc lựa chọn thiết kế mẫu quần áo, đến khả năng tạo dáng và giữ nếp của các chi tiết trên sản phẩm…

4. Khối lượng

Khối lượng vải thường được tính trên đơn vị là 1m2 vải (g/m2)

Khối lượng vải phụ thuộc vào chi số của sợi, mật độ sợi dọc và mật độ sợi ngang.

Căn cứ vào khối lượng tính bằng gam/m2 người ta chia vải làm 3 loại: vải nhẹ, vải trung bình, vải nặng.

Bảng phân loại vải theo khối lượng

Phân loại / Loại vảiVải nhẹ (g/m2) Vải trung bình (g/m2) Vải nặng (g/m2)
Lụa tơ tằmDưới 5050-100> 100
Vải bông và lụa nhân tạoDưới 100100-200> 200
Dạ nén mỏngDưới 150150-300>300
Dạ nén dàyDưới 300300-500>500

5. Độ nhàu

Độ nhàu là khả năng của vải tạo nên vết gấp khi vải bị đè nén hoặc bị gấp xếp. Các vết gấp xuất hiện do kết quả của các loại biến dạng dẻo và nhão khi sợi bị uốn cong và bị nén.

Độ nhàu phụ thuộc vào độ cứng và thành phần biến dạng đàn hồi và dẻo của xơ sợi. Để khắc phục tính chất này, trong giai đoạn hoàn thành vải người ta thường tẩm chất chóng nhàu.

6. Độ thẩm thấu

Độ thẩm thấu của vải được xác định trên một diện tích vải, trong một đơn vị thời gian và áp suất nhất định, lượng không khí, lượng chất lỏng, lượng chất rắn lọt qua. Nếu lượng không khí, lượng chất lỏng, lượng chất rắn lọt qua không lớn thì độ thẩm thấu càng lớn và ngược lại.

Độ thấm ẩm vải vừa phụ thuộc vào độ thông thoáng của vải, vừa phụ thuộc khả năng hút ẩm của vật liệu làm ra vải.

+ Thẩm thấu không khí:

Là khả năng tạo vải có khả năng cho xuyên qua nó không khí, hơi ẩm hoặc nước dễ dàng. Tỉ lệ diện tích lỗ trống giữa các sợi càng lớn càng giúp

cho vải thông thoáng tốt.

Trong hoạt động hàng ngày, cơ thể cần thoát mồ hôi, cần tỏa nhiệt ra bên ngoài nên quần áo rất cần độ thông thoáng. Điều này có lợi cho sức khỏe con người vì ngoài việc bảo vệ cơ thể vẫn cho phép cơ thể tiếp xúc với không khí bên ngoài.

+ Thẩm thấu hơi nước:

Là khả năng vải cho hơi ẩm đi qua từ môi trường có độ ẩm cao sang môi trường có độ ẩm thấp. Độ thẩm thấu nước của vải thể hiện lượng nước (dm3) truyền qua 1m2 trong thời gian 1 giây khi có áp suất P xác định ( N/m2)

Độ thẩm thấu nước của vải có ý nghĩa rất lớn đến việc sử dụng vải trong may mặc. Nhờ tính chất này mà các hạt lỏng hoặc nước được thoát ra từ các lớp da hoặc là cách biệt cơ thể con người với độ ẩm bên ngoài.

+ Thẩm thấu bụi:

Là khả năng cho lọt qua hoặc bám vào mặt vải một lượng bụi, loại vải nào chứa nhiều tĩnh điện do ma sát thì khả năng thăm thấu bụi càng cao làm cho cơ thể bứt rứt khó chịu, làm cho quần áo mau bẩn, dễ bắt bụi nếu bụi mang điện tích khác dấu với điện tích xuất hiện trên quần áo.

Độ thẩm thấu có liên quan đến việc sử dụng, thiết kế các sản phẩm may. Vải có độ thẩm thấu lớn dùng cho các sản phẩm mùa hè, vải có độ thẩm thấu ít dùng cho các sản phẩm mùa đông. Ngoài ra độ thẩm thấu của vải còn phụ thuộc vào số lớp vải, số lớp vải càng tăng độ thẩm thấu càng giảm.

7. Độ chịu nhiệt

Độ chịu nhiệt của vải được đặc trưng bằng khả năng chịu đựng của vải dưới tác dụng trực tiếp của nhiệt độ. Độ chịu nhiệt phụ thuộc vào bản chất của nguyên liệu dệt. Tùy điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí trong môi trường mà độ chịu nhiệt của vải là khác nhau.

Trong thực tế sản xuất thường tiến hành gia công nhiệt ẩm để tạo cho sản phẩm ( hoặc bán thành phẩm ) có hình dạng cần thiết ( khi là hoặc ép vải)

8. Độ co

Trong quá trình cất giữ sản xuất, sử dụng, khi thấm ướt và khi giặt nhận thấy vải bị giảm ngắn về kích thước gọi là độ co vải. Mỗi loại vải thể hiện các dạng co khác nhau: co thẳng (co dọc) và co theo diện tích (co ngang).

Trong quá trình may, định hình, hoàn tất cũng như khi trở thành quần áo, vải thường xuyên chịu tác dụng lực kéo là chính. Lực kéo vải không được lớn đến mức vải bị rách hoặc sợi vải trở nên lỏng lẻo làm ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng sau này.

Nếu vải sau khi giặt bị co nhiều, quần áo mặc bị ngắn, bị chật sau nhiều lần giặt là do biến dạng phục hồi chậm còn lại trên vải quá lớn. Vì vậy, quần áo sau khi xuất xưởng cần phải giảm thiểu thành phần biến dạng phục hồi chậm để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của ngành may và người sử dụng.

Sợi vải tốt sẽ có thành phần biến dạng phục hồi nhanh chiếm tỷ lệ lớn trong biến dạng chung, nó làm cho sợi vải có tuổi thọ cao đồng thời giữ tốt nếp định hình của quần áo.

Trong quá trình sử dụng vải, ngoài chịu đựng thường xuyên lực kéo còn có lực nén, lực uốn, lực xoắn, lực ma sát. Những lực này bé không làm phá hỏng vải ngay nhưng nếu tác dụng lập lại nhiều lần đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa.

Công thức tính độ co của vải :

Trong đó: K: là độ co của vải; L1: là chiều dài ban đầu của vải (m); L2: là chiều của vải khi đã bị co (m)

9. Độ bền

Trong quá trình may, định hình, hoàn tất cũng như khi trở thành quần áo, vải thường xuyên chịu tác dụng lực kéo là chính. Lực kéo vải không được lớn  đến mức vải bị rách làm ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng sau này.

Nếu vải sau khi giặt bị co nhiều, quần áo mặc bị ngắn, bị chật sau nhiều  lần giặt là do biến dạng phục hồi chậm còn lại trên vải quá lớn. Vì vậy, quần áo sau khi xuất xưởng cần phải giảm thiểu thành phần biến dạng phục hồi chậm để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của ngành may và người sử dụng.

Sợi vải tốt sẽ có thành phần biến dạng phục hồi nhanh chiếm tỷ lệ lớn  trong biến dạng chung, nó làm cho sợi vải có tuổi thọ cao đồng thời giữ tốt nếp định hình của quần áo.

Trong quá trình sử dụng vải, ngoài chịu đựng thường xuyên lực kéo còn   có lực nén, lực uốn, lực xoắn, lực ma sát. Những lực này bé không làm phá hỏng vải ngay nhưng nếu tác dụng lập lại nhiều lần vải bị mệt mỏi, đến một  lúc nào  đó sẽ không còn sử dụng được nữa.

10. Độ hao mòn của vải

Hao mòn là quá trình phá hủy vật liệu sợi dưới tác dụng của nhiều yếu tố khác nhau, dẫn đến trạng thái vật liệu sợi bị phá hủy hàng loạt. Có hai dạng hao mòn: hao mòn cục bộ và hao mòn toàn phần.

+ Hao mòn cục bộ: là dạng hao mòn chỉ thể hiện trên những yếu điểm  riêng biệt của sản phẩm may mặc như: khủy tay, đầu gối, …

+ Hao mòn toàn phần: được thể hiện đông đủ toàn bộ sản phẩm đạt hao mòn tới mức tối đa

Trong quá trình sử dụng do bị cọ xát, xô giặt, bị kéo giãn làm cho sợi bị biến dạng nhiều lần, dẫn đến trạng thái phá hủy sợi.  Do tác dụng của nhiệt,  thuốc nhuộm và các loại hóa chất. Do quá trình vận chuyển, cất giữ trong điều kiện không thuận lợi, bị các vi sinh vật phá hủy.

Để hạn chế độ hao mòn của vải,  nâng cao tuổi thọ sản phẩm, cần nắm  chắc được tính chất của từng loại vải, từ đó lừa chọn vải cho từng sản phẩm cho phù hợp đồng thời có các biện pháp gia công, sử dụng, bảo quản cho thích hợp.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net