Trang chủ Tâm lý học Lý thuyết tâm lý của Abraham Harold Maslow

Lý thuyết tâm lý của Abraham Harold Maslow

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 286 views

Lý thuyết của Abraham Harold Maslow (1908?)

Maslow sinh tại Brooklyn, NewYork, con của một gia đình thường dân người Do Thái. Lớn lên, ông vào Đại học Wisconsin, ngành tâm lý học và đậu cử nhân năm 1930, đến năm 1934 ông đậu tiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về NewYork tiếp tục làm việc và nghiên cứu tại Đại học Columbia. Maslow đã từng làm việc, tiếp xúc với các nhà tâm lý học nổi tiếng như E.L. Thorndike, E. Fromm, A. Adler, M. Wertheimer…, và đề tài mà ông chuyên chú nhất là về lý thuyết nhân tính.

Theo nhận xét của L. Broom, và P. Selznick, thì Maslow là một trong những lý thuyết gia nhân bản về nhân tính nổi tiếng nhất, ông cũng là người đầu tiên đề ra hệ thống các nhu cầu con người theo mô hình tháp có 5 bậc :

  1. Nhu cầu sinh lý cơ bản : ăn, ở, vệ sinh, tình dục…
  2. Nhu cầu bảo toàn tính mạng.
  3. Nhu cầu văn hóa xã hội.
  4. Nhu cầu được kính trọng.
  5. Nhu cầu tự thể hiện, tự khẳng định, nói theo ngôn ngữ của Mỹ ngày nay là nhu cầu “bùng nổ cá nhân”. (The personality broke out)

Ngày nay, lý thuyết này được phương Tây khẳng định và bổ sung thêm về nội dung. Vì lẽ, khi đời sống càng cao, thì nhu cầu càng nhiều. Nhu cầu sinh ra động cơ, và động cơ là ý lực làm thỏa mãn nhu cầu.

Maslow đã lý giải các nhu cầu, thậm chí là nhu cầu tình dục, như là những ý lực nhằm tự khẳng định của nhân tính, ông quan niệm rằng, sự thúc giục của sinh lý có thể thay đổi hoặc chuyển hướng, cả trong loài thú cũng như loài người37.

Ông quan sát và cho rằng, hành động nhục dục của loài khỉ có tính cách xã hội hơn là sinh lý. Khỉ dùng hành động hành dục để chứng tỏ trạng thái ngự trị và phục tùng38. Và do đó, nhu cầu tự khẳng định là ý hướng phát triển của sinh thú cũng như của con người.

Về động cơ và nhu cầu, theo Schiffman và cộng sự, được định nghĩa như sau: “Động cơ là động lực nội tâm thúc đẩy cá thể hành động. Động lực đó sinh ra do một trạng thái căng thẳng không dễ chịu, là kết quả của một nhu cầu chưa được thỏa mãn”. (Motivation is the driving force within individuals that impels them to action. This driving force is produced by a state of uncomfortable tension, which exists as the result of an unfilled need). 39

Từ những chi tiết trên, Maslow kết luận : “Con người là trung tâm của mọi vấn đề”. Nghĩa là con người phải tự chọn cho mình một lối sống và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về lối sống của mình. Đây là quan điểm của các nhà triết học hiện sinh. Điều này tương tự như Jean Paul Sartre đã khẳng định : “Con người là kết quả của mọi hành động mà nó tạo ra” 40

Như thế, đứng ở góc độ nào đó, lý thuyết của Maslow cũng có phần tương tự như của Freud, về bản năng “khát vọng sống” của nhân tính. Nó cũng là cái trục nhân tính trong quan điểm của Carl. G. Jung, và cái tính phối ngẫu (nhân và thú tính) của Fromm… Tuy nhiên, giải pháp của Maslow cũng chỉ là giải pháp “tạm thời” nhằm ôn hòa mọi khát vọng thống thiết của con người mà thôi. Maslow không thể tìm ra được cái căn nguyên của nhân tính là gì mà chỉ đề ra các hoạt động và đòi hỏi của nhân tính trong tư thế của kẻ vừa chủ động lại vừa bị động. Một giải pháp như thế sẽ không thể giúp con người đạt đến sự hạnh phúc lâu dài và thực thụ.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]