Trang chủ Tiếng Việt Động từ là gì? Chức năng và phân loại động từ

Động từ là gì? Chức năng và phân loại động từ

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 384 views

Động từ là gì? Chức năng và phân loại động từ

1. Định nghĩa:

Động từ là những từ có ý nghĩa khái quát “ý nghĩa vận động”. Ý nghĩa này được hiểu là những hành động, trạng thái do “tác nhân” gây ra.

Ví dụ: Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà, giữ đồng lúa chín.

Em bé ngủ say.

2. Các tiểu loại:

Động từ ngoại động: bao gồm những động từ chỉ những hoạt động tác động đến đối tượng hoặc hướng tới đối tượng bên ngoài. Sau động từ ngoại động có thể có thành tố phụ chỉ đối tượng: gặt lúa, đánh giặc, làm nhà …

Các động từ ngoại động có thể tách thành nhiều loại nhỏ như sau:

+ Động từ chỉ hoạt động: động từ này tác động đến tương làm cho đối tượng hình thành, biến đổi, thiêu huỷ … Danh từ đứng sau động từ biểu thị đối tượng: xây tường, đào hầm, ăn cơm.

+ Động từ chỉ trạng thái tâm lý: tin, sợ, mong … những động từ này có thể kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ: rất, quá ,lắm; đồng thời có thể có thành tố phụ chỉ đối tượng: (rất ) sợ bố, (rất) tin bạn.

+ Động từ chỉ sự vật động có phương hướng (ra, vào, lên, xuống, đi, đến, tới, qua, sang, lại …). Động từ này có thành tố phụ đi sau chỉ hướng đích: Ra đường, vào nhà, lên gác, xuống sân…

+ Động từ chỉ động tác của các bộ phận cơ thể:

Ví dụ: bĩu (môi), cau (mặt), co (tay), gật (đầu), chau (mày), chép (miệng). Danh từ đi sau có thể đảo lên phía trước động trước động từ, làm chủ ngữ: phưỡn bụng → bụng phưỡn.

+ Động từ chỉ sự tồn tại, xuất hiện, tiêu huỷ: nảy, mọc, xuất hiện, sùi, học, xong, mất, khỏi, phai, tàn, tan .. . Danh từ đi sau có thể đảo lên trước động từ làm chủ ngữ: còn tiền → tiền còn.

+ Động từ chỉ sự phát nhận: cho, biểu, dâng, tặng, cấp, bố thí, lấy, vay, mượn … Sau các động từ này có thể có 2 thành tố phụ: thành tố chỉ người phát (nhận), hoặc chỉ vật phát (nhận): Tặng anh quyển sách, vay anh tiền … Khi đảo thành tố phụ chỉ vật được phát (nhận) là trước thành tố phụ chỉ người phát (hoặc nhận) phải có từ “cho” ,”của”.

Ví dụ: Tặng quyển sách cho anh. Vay tiền của anh.

+ Động từ chỉ hành động có phương hướng của cơ thể: gí, giập, đấm, ấn, chúi … Sau các động từ này, có thể có 2 thành tố phụ: thành tố phụ chỉ đối tượng (sự vật hoặc bộ phận cơ thể), thành tố phụ chỉ phương hướng (có từ phụ chỉ phương hướng đúng trước).

Ví dụ: Nhét khăn mùi xoa vào túi; Chúi đầu xuống đất.

Có thể có trường hợp rút gọn: sâu chỉ vào kim →  sâu kim

+ Động từ chỉ hành động đánh giá, nhận xét: coi, gọi, chứng nhận, bầu, chọn, cử, phong, tôn … Sau các động từ này, có thể có 2 thành tố phụ: thành tố phụ chỉ đối tượng, đánh giá nhận xét và thành tố phụ chỉ kết quả đánh giá, nhận xét. Giữa 2 thành tố phụ phải có các hư từ: là, như …

Ví dụ: Coi các bạn là người thân thiết.

+ Động từ chỉ hoạt động sai khiến: khuyên, bảo, mời, chúc, yêu cầu, cấm, bắt buộc, hướng dẫn … Sau động từ này có thể có 2 thành tố phụ. Thành tố phụ là danh từ chỉ đối tượng tiếp thu sự sai khiến và thành tố phụ là động từ chỉ nội dung sai khiến.

Ví dụ: Bảo anh làm, cấm mọi người hút thuốc.

+ Động từ cảm nghỉ nói năng: Nghỉ, nói, tưởng, ngờ, nhớ, tin, ngờ, lo, đảm bảo, chủ trương, tuyên bố, tiếc, boa … các động từ này có thể có thành tố phụ sau là danh từ đối tượng (biết anh, thấy em) hoặc là 1 kết cấu … C -V (biết anh đến, thấy anh về), có thể mở đấu bằng “rằng” hoặc “là” (biết anh rằng anh đã đến, thấy là em sang) .

 – Động từ nội động: Bao gồm những động từ không biểu thị hoạt động hướng tới đối tượng. Danh từ đứng sau biểu thị trạng thái, phương thức, khối lượng, thời gian, địa điểm.

Ví dụ: ngã (xe đạp), nhảy (dù), bay (lên trời).

Các động từ nội động có thể tách thành những loại nhỏ sau:

+ Động từ chỉ trạng thái sự vật: sôi, chảy, tắt, tan, nỗi, chìm ..

+ Động từ chỉ động tác, tư thế: đứng, chạy, nhảy, bay, ngã, ngã .

Các động từ nội động, ngoại động là những động từ độc lập có thể dùng một mình để cấu tạo câu. Trong tiếng Việt còn có những động từ không độc lập, không thể dùng một mình để cấu tạo câu.

Ví dụ: Các động từ chỉ sự cần thiết (phải, cần, nên cần, phải..), các động từ chỉ ý hành động (toan, định, chưa, muốn ..), các động từ chỉ sự biến hoá (hoá thành, hoá, thành …). Các động từ này đòi hỏi phải có thành tố phụ đi sau.

Ví dụ:

Anh trở thành giáo viên.

Đỏ hoá xanh.

3. Đặc điểm khái quát về khả năng kết hợp

Trên đại thể các động từ đều có đặc điểm chung nhất về khả năng kết hợp như sau:

– Có thể đặt sau các từ chỉ sự tiếp diễn như: vẫn, còn, cứ … và các từ chỉ thời gian cho hành động như: đã, đang, sẽ…

Ví dụ: Vẫn ngủ, cứ đi, còn suy nghĩ

Đã học tập, đang đấu tranh, sẽ có …

– Có thể đặt sau các từ hàm ý ra lệnh, yêu cầu như: hãy, đừng, chớ.

Ví dụ: Hãy ăn, đừng sợ, chớ làm

– Có thể đặt sau các từ hàm ý phủ định như: không, chưa, chẳng Ví dụ: Không uống, chưa phát triển, chẳng cần.

– Có thể đặt trước các từ chỉ hưởng tiến đến, đối tượng mà hành động tác động đến hoặc chỉ đối tượng tồn tại.

Ví dụ: Đi Hà Nội, ăn cơm, còn bánh mì

4. Vai trò ngữ pháp của động từ

– Làm vị ngữ trong câu.

Ví dụ: Chúng tôi học môn tiếng Việt

– Làm yếu tố chính trong cấu tạo ngữ động từ

Ví dụ: Đã đọc xong cuốn truyện này

Một số động từ có khái niệm chuyển loại bằng danh từ, khi chúng kết hợp với các từ: Cái, những, ấy, kia … hoặc xem xét chức năng cú pháp của chúng trong câu cụ thể.

Cái cuốc này đã hỏng. (danh từ)

Mẹ đang cuốc đất ngoài vườn. (Động từ)

3/5 - (2 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]