Trang chủ Lịch sử Cuộc đấu tranh để xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết (1917-1920)

Cuộc đấu tranh để xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết (1917-1920)

by Ngo Thinh
166 views

1. Công cuộc xây dựng Chính quyền Xô viết

a) Xây dựng hệ thống chính trị – nhà nước Xô viết

Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn để chính quyền. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười, nhiệm vụ hàng đầu của giai cấp công nhân và nông dân nước Nga là phải đập tan hoàn toàn bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ, khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động.

Chính quyền Xô viết đã ban hành hàng loạt các đạo luật và sắc lệnh. Ngày 28-10-1917, sắc lệnh thành lập cảnh sát công nông đã được ban hành, thay thế cho các cơ quan cảnh sát của Chính phủ lâm thời (hầu như duy trì nguyên vẹn từ chế độ Nga hoàng). Các bộ của Chính phủ tư sản đều bị thủ tiêu. Các cơ quan của chính quyền tư sản địa chủ ở các địa phương (như các viện Đuma thành phố) đều bị bãi bỏ. Các quan lại, tay chân của Chính phủ lâm thời đều bị sa thải, cách chức.

Từ cuối năm 1917 đến giữa năm 1918 là thời kì hệ thống chính trị – nhà nước Xô viết từ trung ương đến địa phương được khẩn trương xây dựng. Đó là Ban chấp hành Trung ương các Xô viết toàn Nga, Hội đồng ủy viên nhân dân (chính phủ), các cơ quan trung ương và các Xô viết các cấp. Đại hội các Xô viết và Ban chấp hành Trung ương Xô viết toàn Nga (cơ quan giữa hai kì đại hội) nắm trong tay quyền lập pháp Hội đồng ủy viên nhân dân là cơ quan hành pháp. Ở các địa phương các Xô viết đại biểu nông dân được hợp nhất với các Xô viết đại biểu công nhân và binh lính thành các cơ quan chính quyền duy nhất.

Nhằm xây dựng lực lượng vũ trang của Chính quyền Xô viết, ngày 15-1-1918, Lênin kí sắc luật Về tổ chức Hồng quân công nông và ngày 29-1, sắc luật thành lập Hạm đội Đỏ đã được ban hành. Trước đó, ngày 20-12-1917, Ủy ban đặc biệt toàn Nga – cơ quan an ninh quốc gia – đã được thành lập. Ủy ban đặc biệt toàn Nga đã có công lao to lớn trong việc đập tan các tổ chức phản cách mạng và các hành động phá hoại của chúng bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Chính quyền Xô viết đã khẩn trương và triệt để thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến nông nô nhằm giải quyết những nhiệm vụ còn lại của cách mạng dân chủ tư sản. Sau sắc lệnh xóa bỏ chế độ ruộng đất của giai cấp địa chủ, Ban chấp hành Xô viết toàn Nga đã ban hành Sắc luật xóa bỏ mọi sự phân biệt đẳng cấp, dân tộc và mọi tước vị phong kiến, tất cả mọi người chỉ có một danh hiệu chung là những công dân của nước Cộng hòa Xô viết Nga. Chính quyền Xô viết tuyên bố về sự bình đẳng giữa nam và nữ quyền tự do tín ngưỡng, quyết định nhà thờ tách khỏi nhà nước và trường học. Từ nay, tôn giáo và nhà thờ là việc riêng của các công dân, mọi đặc quyền của nhà thờ đều bị bãi bỏ.

Đối với nước Nga, một quốc gia có nhiều dân tộc, vấn đề dân tộc có ý nghĩa cực kì quan trọng. Trong Chính phủ Xô viết đầu tiên, Bộ ủy viên nhân dân về vấn đề dân tộc đã được thành lập do I. Xtalin đứng đầu. Ngay sau khi cách mạng vừa thắng lợi, ngày 2-11-1917 Chính phủ Xô viết đã công bố bản Tuyên ngôn từ quyền của các dân tộc nước Nga. Tuyên ngôn khẳng định những nguyên tắc căn bản của Chính quyền Xô viết đối với các vấn đề dân tộc là:

1. Bình đẳng và chủ quyền của các dân tộc

2. Quyền của các dân tộc nước Nga được tự quyết một cách tự do, kế cả việc tách ra và thành lập các quốc gia độc lập.

3. Xóa bỏ tất cả các đặc quyền và hạn chế về dân tộc và tôn giáo – dân tộc.

4. Các dân tộc thiểu số và các nhóm nhân chủng sống trên lãnh thổ Nga được phát triển tự do.

Đó là những nguyên tắc pháp lí quan trọng về vấn đề dân tộc. Trung thành với những nguyên tắc đó, Nhà nước Xô viết đã tuyên bố tán thành quyền tách ra của Ucraina, thừa nhận nền độc lập của Phần Lan, Ba Lan xóa bỏ mọi hiếp ước bất hình đẳng của chính phủ Nga hoàng trước đây đổi với Thổ Nhì Kỳ, Ba Tư (Iran) và các nước khác.

Mặc dù đã nắm được chính quyền, nhưng Đảng bônsêvich không thủ tiêu ngay Quốc hội lập hiến (được các tầng lớp dân chúng Nga lúc bấy giờ xem như một thể chế dân chủ của đất nước). Quốc hội lập hiện được bầu ra từ 12-2-1917 (tức trước Cách mạng tháng Mười) nên đa số đại biểu thuộc các tầng lớp tư sản địa chủ và thỏa hiệp. Ngày 5-1-1918, Quốc hội lập hiến khai mạc tại Pêtrôgrat. Với thành phần đa số là các đại biểu tư sản địa chủ. Quốc hội lập hiến đã tuyên bố không thừa nhận Chính quyền Xô viết cũng như mọi sắc lệnh đã ban hành. Quốc hội lập hiến cùng từ chối không thông qua bản “Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động và bị bóc lột” do Ban chấp hành Xô viết toàn Nga công bố.

Đêm 6-1-1912, Ban chấp hành Xô viết toàn Nga đã thông qua Sắc lệnh giải tán Quốc hội lập hiến.

Ngày 10-1-1918, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ III đã khai mạc. Đại hội tán thành quyết định của Đảng bônsêvích và Chính phủ Xô viết đối với Quốc hội lập hiến. Đại hội quyết định hợp nhất các Xô viết đại biểu nông dân với Xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động và bị bóc lột. Với sự khẳng định nước Nga là một nước Cộng hòa Xô viết và mục tiêu là xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột người, xóa bỏ giai cấp, Tuyên ngôn đã trở thành cơ sở cho bản Hiến pháp đầu tiên của nước Nga Xô viết, được thông qua vào tháng 7-1918. Đại hội đã thông qua quyết định lịch sử cải tổ nước Cộng hòa Xô viết Nga thành Cộng hòa Xô viết xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga, trên cơ sở liên minh tự nguyên giữa các dân tộc ở nước Nga.

Toàn bộ những biện pháp trên đây của Đảng bônsêvích và Chính quyền Xô viết có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đập tan bộ máy nhà nước tư sản – địa chủ cũ và hình thành hệ thống chính trị – Nhà nước Xô viết.

b) Bước đầu xây dựng nền kinh tế của chế độ mới

Trước Cách mạng tháng Mười, những người bônsêvích nhận thức nền kinh tế xã hội chủ nghĩa như một nền kinh tế phi thị trường, một nền kinh tế chỉ huy – trong đó không tồn tại sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tất cả đều được xã hội hóa toàn bộ; các mối liên hệ về kinh tế không phải dựa trên quan hệ tiền tệ – hàng hóa mà là theo nguyên tắc phân phối hành chính – sản phẩm từ một trung tâm duy nhất.

Ngày 14-11-1917, bản “Điều lệ về chế độ kiểm soát của công nhân đã được ban hành. Theo điều lệ, quyền kiểm soát của công nhân – do các Ủy ban nhà máy xí nghiệp đảm nhiệm – được tiến hành trong tất cả các xí nghiệp công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, vận tải và các xí nghiệp hợp tác. Các chủ nhà máy đã chống lại kịch liệt, chúng đóng cửa hàng loạt các nhà máy. Tình hình càng khó khăn thêm, khi sản xuất lâm vào tình trạng hỗn độn do những người công nhân kiểm soát thiếu kinh nghiệm. Trong tình hình như thế, Chính quyền Xô viết quyết định tổ chức “Cuộc tấn công của đội Cận vệ đỏ vào giai cấp tư sản”.

Từ cuối tháng 11-1917, Chính quyền Xô viết bắt đầu quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của giai cấp tư sản. Ngày 14-12-1917, Nhà nước Xô viết ban hành Sắc lệnh quốc hữu hóa tất cả các ngân hàng tư nhân và thành lập Ngân hàng nhà nước thống nhất, sau đó là giao thông đường sắt.

Tháng 1-1918, chính phủ Xô viết tuyên bố xóa bỏ các món nợ trước kia của Nga hoàng và chính phủ tư sản làm thời với tổng số tiền là 50 tỉ rup (nhờ đó, chính quyền mới không phải trả 400 triệu rúp tiền lãi hàng năm). Tháng 4-1918, Chính phủ Xô viết tuyên bố độc quyền ngoại thương và tịch thu các công ti thương nghiệp của tư bản nước ngoài.

Ngày 28-6-1918, Sắc luật quốc hữu hơn toàn bộ nền đại công nghiệp được ban hành và tới đầu tháng 9-1918, hơn 3000 xỉ nghiệp công nghiệp đã được quốc hữu hóa. Như thế, công cuộc quốc hữu hóa đã được thực hiện nhằm đập tan các thế lực kinh tế tư sản, xóa bỏ các quan hệ từ bản chủ nghĩa và thiết lập hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Đầu tháng 12-1917, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao đã được thành lập nhằm thống nhất quản lí toàn bộ nền kinh tế quốc dân của đất nước, thực hiện những chức năng tổ chức kinh tế của Nhà nước Xô viết.

Theo sự ủy nhiệm của Trung ương Đảng, tháng 4-1918 Lênin viết tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền Xô viết. Trong tác phẩm này, Lênin kêu gọi cần “tổ chức thật chặt chẽ sự kiểm sát và kiểm soát của toàn dân đối với sản xuất và phân phối sản phẩm”, củng cố kỉ luật lao động, lôi kéo các chuyên gia tư sản, sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học và kĩ thuật. Tác phẩm của Lênin còn để ra những nguyên tắc và biện pháp quan trọng để xây thắng lợi nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, trong đó nguyên tắc tập trung dân chủ là quan trọng nhất.

c) Chính sách ruộng đất ở nông thôn

Từ mùa xuân năm 1918, Sắc luật ruộng đất bắt đầu được thực hiện nhằm thỏa mãn những nguyên vọng từ lâu đời của người nông dân Nga. Tới mùa hè, việc tịch thu ruộng đất đã được hoàn thành. Nông dân đã nhận được (không phải trả tiền) hơn 150 triệu hécta ruộng đất từ giai cấp địa chủ, tư sản, nhà thờ và gia đình Nga hoàng. Nông dân đã được giải phóng khỏi những khoán tiền lĩnh canh phải nộp hàng năm, xóa được 3 tỉ tiền nợ các ngân hàng. Chính sách ruộng đất của Chính quyền Xô viết được thực hiện theo hướng vì lợi ích của bần nông. Những nông dân giàu có, chủ yếu là phú nông, đã từ chối không bán lúa mì cho Chính quyền Xô viết: Tình hình lương thực trong nước ngày càng trở nên gay gắt. Nhiều vùng lâm vào nạn đói nghiêm trọng. Tới cuối tháng 4-1918, khẩu phần bánh mì của mỗi công nhân ở Petrográt giảm xuống chỉ còn 50 gram mỗi ngày, ở Matxcơva là 100 gram. Vì bị đói và không có nguyên liệu, các nhà máy phải đóng cửa và công nhân bỏ việc. Theo sau nạn đói những bất mãn trong xã hội tăng lên. Lợi dụng tình trạng đó, các thế lực phản động ngóc đầu dậy, điên cuồng phá hoại để bóp chết Chính quyền Xô viết non trẻ.

Sự thật, nạn đói xảy ra không phải vì nước Nga thiếu lúa mì. Nguyễn nhân chủ yếu của tai họa ghê gớm ấy là do phú nông đã không chịu bán lúa mì theo giá quy định của Chính quyền Xô viết, đồng thời chúng ráo riết đầu cơ lúa mì để làm giàu nhanh chóng.

Chính quyền Xô viết đã áp dụng những biện pháp kiến quyết nhất nhằm đập tan sự chống đối của phú nông, giành lấy lúa mì từ tay chúng, bảo vệ nhưng thành quả cách mạng.

Theo đề nghị của Lênin, tháng 5-1918 Nhà nước Xô viết đã ban hành hàng loạt sắc lệnh nhằm thiết lập chế độ độc quyền lúa mì trong phạm vi cả nước. Các sắc lệnh quy định cấm đầu cơ lúa mì, phải bán lúa mì theo giá của Nhà nước, kiểm kê nghiêm ngặt và phân phối chặt chẻ tất cả số lúa mì dự trữ. Tất cả những kẻ cất giấu lúa mì thừa đều bị coi là kẻ thù của nhân dân và bị đưa ra trước tòa án cách mạng. Tháng 6-1918, Chính quyền Xô viết ban hành Sắc lệnh thành lập các Ủy ban bần nông ở nông thôn để thay thế các Xô viết nông thôn đang bị phú nông (chiếm đa số) khống chế. Các Ủy ban bần nông có nhiệm vụ phân phối lúa mì, vật dụng thiết yếu và nông cụ cho bần nông, giúp đỡ các đội công tác thu mua số lúa mì thừa của phú nông và các nhà giàu khác.

Với việc tịch thu ruộng đất và nông cụ của địa chủ, cũng như tịch thu một phần của phú nông, quá trình trung nông hóa trong nông dân đã bắt đầu (từ 20% lên 60%). Trung nông đã tin tưởng và đi theo Chính quyền Xô viết. Đó là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng ở nông thôn.

Tới cuối năm 1918, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các Ủy ban bần nông đã hợp nhất với các Xô viết thành cơ quan chính quyền duy nhất ở các địa phương (tháng 11-1918 trong cả nước có tới 105 nghìn các ủy ban bần nông). Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, các Ủy ban bần nông đã có công lao to lớn trong việc cùng cố Chính quyền Xô viết, đặc biệt là lôi cuốn quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh chống địa chủ, phú nông và các phần tử bóc lột khác ở nông thôn. Các tổ chức Đảng bônsêvich ở nông thôn trong thời kì này đã phát triển nhanh chóng (tăng 12 lần).

Như thế, cuộc đấu tranh giành lúa mì không phải chỉ giải quyết vấn đề lương thực, mà còn là thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, củng cố Chính quyền Xô viết và sự lãnh đạo của Đảng bônsêvích.

d) Địa vị quốc tế của nước Nga Xô viết. Hòa ước Brét Litốp

Bắt tay vào công cuộc xây dựng và cải tạo đất nước. Nhà nước Xô viết và Đảng bônsêvích cần có được một sự ổn định trong các quan hệ đối ngoại và an ninh biên giới lãnh thổ. Nhưng các nước phe Hiệp ước Anh, Pháp, Mĩ… đã bác bỏ những đề nghị của Sắc lệnh hòa bình về việc nhanh chóng chấm dứt chiến tranh và kí một hòa ước dân chủ, công bằng giữa các nước tham chiến. Do tình hình ngày càng khó khăn và đứng trước nguy cơ bại trận. Đức và các nước cùng phe đã chấp nhận đề nghị của Chính quyền Xô viết.

Ngày 2-12 1917, tại Brét Litốp, Hiệp định đình chiến đã được kí kết giữa nước Nga Xô viết với nước Đức và các nước cùng phe, sau đó bắt đầu thảo luận những điều kiện để kí hòa ước, chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai bên.

Ngày 9–12-1917, cuộc đàm phán bắt đầu. Đoàn đại biểu Xô viết đề nghị kí một hòa ước không có thôn tính đất đai và bồi thường chiến tranh. Lợi dụng tình trạng còn non yếu và cô lập của nước Nga Xô viết, nước Đức theo đuổi một lập trường khác. Họ đưa ra những yêu sách có tính chất xâm lược và nô dịch.

Ngày 1-1-1918, đoàn đại biểu Đức đưa ra tối hậu thư, đòi nước Nga phải chuyển giao cho Đức một lãnh thổ rộng tới 150.000km (gồm Ba Lan, Litva và một phần Belarut, tách Ucraina khỏi Nga).

Trước những yêu sách của Đức, trong ban lãnh đạo Đảng bônsévich đã có sự bất đồng sâu sắc. Thiểu số các ủy viên Trung ương Đảng, do Lênin đứng đấu, chủ trương phải chấp nhận các yêu sách của Đức với lập trường là phải bảo vệ và giữ vững Chính quyền Xô viết ở nước Nga – “tiền đồn chủ nghĩa xã hội” của phong trào vô sản thế giới. Bởi “Hiện nay, không có gì và không thể có gì giáng vào sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội một đòn mạnh hơn là sự sụp đổ của Chính quyền Xô viết Nga”.

Nhưng đa số các ủy viên Trung ương Đảng lại không tán thành lập trường của Lênin. Họ cho rằng kí hòa ước là một sự đẩy lùi vô thời hạn cuộc cách mạng.

Tình hình càng trở nên phức tạp khi trong Đảng xuất hiện những quan điểm đầy nguy hại của Bộ trưởng ngoại giao Trốtxki và nhóm “Cộng sản phái tả” do Bukharin cầm đầu. Trốtxki chống lại việc kí hòa ước, cho rằng nước Đức không thể và sẽ không thể tấn công, bởi hình như quân Đức đang thua ở trên các mặt trận và cho rằng chỉ kí hòa ước khi chính quyền Xô viết có nguy cơ bị tiêu diệt. Từ đó, Trốtxki đưa ra một công thức đối với cuộc đàm phản là “không hòa, không chiến” nhưng lại chủ trương giải ngũ quân đội. Còn những người “cộng sản phái tả”, Bukharin đã kịch liệt chống lại việc kí hòa ước, thậm chí còn cự tuyệt kí các hiệp định về kinh tế buôn bán với các nước đế quốc nói chung. Họ chủ trương tiến hành cái gọi là “chiến tranh cách mạng”, bất chấp, không cần tính đến những điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết.

Lênin lên án gay gắt những quan điểm của Trốtxki và nhóm “công sản phái tả” Bukharin.

Ngày 10-2-1918 (Từ 1-2-1915, nước Nga Xô viết không dùng lịch Nga cũ mà theo công lịch; trong tài liệu, những sự kiện xảy ra trước ngày 1-2-1918 là theo lịch cũ của nước Nga, chậm 13 ngày so với dương lịch) cuộc đàm phán tiếp tục.

Lần này, phái đoàn Đức đưa ra những yêu sách có tính chất tối hậu thứ. Không chấp hành chỉ thị của Lênin, Trốtxki – người cầm đầu phái đoàn Xô viết tại cuộc đàm phán – đã tuyên bố: Chính phủ Xô viết không kí hòa ước với những điều kiện của nước Đức.

Cuộc đàm phán tan vỡ. Trưa ngày 18-2-1918, quân Đức và Áo đã mở cuộc tấn công trên tất cả các mặt trận nhằm hướng thủ đô Petrôgrát. Chúng dự định trên đường tiến công sẽ tiêu diệt các đơn vị Hồng quân, vừa mới lập ra.

Nước Cộng hòa Xô viết làm nguy!

Ngay chiều 18–2, sau một cuộc đấu tranh hết sức gay gắt, cuối cùng Ban chấp hành Trung ương Đảng bônsêvich đã giao cho Lênin toàn quyền giải quyết vấn đề chiến tranh hòa bình của đất nước.

Sáng hôm sau (19–2), thay mặt Chính phủ Xô viết, Lênin gửi điện cho Chính phủ Đức để bảo tin nước Nga “sẵn sàng kí hòa ước chính thức theo những điều kiện do Chính phủ Đức để ra ở Brét Litốp”… Nhưng Beclin vẫn im lặng. Quân Đức tiếp tục tấn công, uy hiếp Pêtrôgrát và Mátxcơva.

Ngày 21–2, sau cuộc họp bất thường vào đêm trước, Chính phủ Xô viết ban hành Sắc lệnh tổng động viên, huy động toàn bộ lực lượng để bảo vệ nước Cộng hòa Xô viết. Những trận kịch chiến đã diễn ra, quân Đức bị chặn trước Pêtrôgrát. Chỉ sau khi thấy rõ không thể nhanh chóng đánh bại nước Nga Xô viết, Chính phủ Đức mới trả lời đồng ý nối lại cuộc đàm phán với nước Nga.

Ngày 3-3-1918, hòa ước đã được kí tại Brét Lítốp nhưng với những điều kiện nặng nề hơn trước rất nhiều. Hòa ước quy định: chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa nước Nga Xô viết với các nước thuộc phe Liên minh – Đức, Áo – Hung, Thổ Nhĩ Kỳ và Bungari; nước Nga phải cắt đi một bộ phận lãnh thổ (rộng 750.000km với hơn 50 triệu dân) gồm các nước vùng Ban Tích, Belarut, Ba Lan và một phần Ngoại Capcadơ cho Thổ Nhĩ Kỳ. Trên lãnh thổ này có tới 1/3 chiều dài đường sắt của cả nước, sản xuất hơn 70% sản lượng sắt và 90% sản lượng than. Nước Nga phải tiến hành giải ngũ quân đội và bồi thường cho Đức một khoản tiền lớn là 6 tỉ mác.

Hòa ước đã được Đại hội VII Đồng bônsêvích thông qua và được Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ IV phê chuẩn.

Hòa ước được kí kết với cái giá phải trả quá đắt và làm tổn thương tình cảm dân tộc của hàng triệu công dân Nga, nhưng Chính quyền Xô viết đã được giữ vững và nước Nga tranh thủ được một thời gian hòa bình để củng cố lực lượng.

Bằng việc kí hòa ước, Lênin đã để lại một bài học sâu sắc cho những người cách mạng các nước: nghệ thuật đấu tranh với kẻ thù – nghệ thuật tấn công và biết rút lui (kể cả thỏa hiệp) khi cần thiết.

Tháng 11–1918, khi cách mạng bùng nổ ở nước Đức, Chính phủ Xô viết đã nhanh chóng tuyên bố xóa bỏ hòa ước Brét Litốp. Những dự đoán của Lênin đã được thực tiễn khẳng định. Người cho rằng hòa ước Brét Litốp sẽ không thể tồn tại lâu dài.

2. Đánh bại thù trong, giặc ngoài

a) Chiến tranh và nổi loạn

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của Nhà nước Xô viết đã làm cho các nước đế quốc hết sức lo láng. Chúng nhanh chóng tập hợp lực lượng phối hợp hành động và ráo riết tiến hành chống phá, mưu đồ bóp chết nước Cộng hòa Xô viết trẻ tuổi. Đó là cuộc nội chiến do các thế lực phản động trong nước và cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước để quốc bên ngoài tiến hành, kéo dài trong ba năm từ đầu năm 1918 đến cuối năm 1920.

Ngay từ cuối tháng 11-1917, các nước đế quốc đã họp nhau tại Pari và bốn nước Mĩ, Anh, Pháp, Nhật Bản đã giữ vai trò chủ yếu trong “cuộc thập tự chinh chống cộng” này. Tháng 12-1917, quân chư hầu Rumani (được Pháp hỗ trợ) đã chiếm Bétxarabi. Từ tháng 3 đến tháng 4 – 1918, quân đội các nước Hiệp ước đã xuất hiện tại vùng biên giới của nước Nga. Quân đội Anh, Mĩ, Pháp đổ bộ lên hải cảng Muốcmangxcơ ở phía cực Bắc. Quân đội Nhật, sau đó là Mĩ, chiếm Vladivôxtốc, hải cảng ở miền cực Đông nước Nga. Quân Anh lại kéo tới Tuốcmênixtan và Ngoại Capcado. Ngoài quân đội các nước Hiệp ước, quân Đức còn chiếm đóng các nước vùng Ban Tích, một phần Bêlarút, Ngoại Cápcado và Bắc Ngoại Capcado. Trên thực tế, quân Đức còn kiểm soát cả Ucraina, dựng lên tại đây một chính quyền thân Đức.

Lúc này, Bộ chỉ huy tối cao các nước Hiệp ước quyết định sử dụng 60 nghìn binh lính của quân đoàn Tiệp Khắc để chống Chính quyền Xô viết. Ngày 25-5-1918, quân đoàn Tiệp Khắc nổi loạn. Cùng với bọn bạch vệ Nga và các thế lực phản động khác, quân đoàn Tiệp Khắc đã chiếm được toàn bộ vùng Xibia rộng lớn và nhiều thành phố dọc sông Vonga như Xamara, Ximbiếc, Cadan… ở nhiều nơi, Chính quyền Xô viết đã bị lật đố. Tại Cadan, bọn nổi loạn đã chiếm được kho bạc quốc gia với hơn 600 triều rúp vàng, đó là phần lớn số vàng dự trữ của Nhà nước Xô viết.

Cuộc nổi loạn của quân đoàn Tiệp Khắc đã đánh dấu thời kì mở rộng can thiệp vũ trang của các nước đế quốc.

Theo sau cuộc nổi loạn của quân đoàn Tiệp Khắc và được sự giúp đỡ ráo riết của các nước đế quốc bên ngoài, các thế lực phản động đủ loại trong nước đua nhau nổi dậy ở khắp nơi (như các vùng dọc sông Vonga, Uran, Xibia, Viễn Đông Trung Á và phía bắc…). Tại các nơi này, chúng lật đổ Chính quyền Xô viết, dựng lên hàng loạt chính phủ phản cách mạng (như ở Ackhanghenxea, Tômxer, Askhabit …) với sự tham gia của đa số bọn Xã hội cách mạng, bọn mensêvích cùng nhiều thành viên của quốc hội lập hiến vừa bị giải tán.

Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi sự rối ren lại xảy ra trong nội bộ nước Nga Xô viết. Tại Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ V (7-1918), những phần tử Xã hội cách mạng phái tả đòi bãi bỏ chế độ độc quyền lúa mì, hủy bỏ hòa ước Brét Litốp, giải tán các Ủy ban bần nông. Bọn Xã hội cách mạng cánh tả còn gây ra vụ ám sát đại sứ Đức tại Nga, chiếm các tòa nhà ở Mátxcơva và tấn công cả vào điện Cremli…

Cuộc nội chiến đã diễn ra trên toàn lãnh thổ. Ở nhiều vùng, các đội quân bạch vệ liên tiếp nổi dậy. Sau khi Coocnilốp chết, tướng Đênikin cầm đầu “Đội quân tình nguyện” đã chiếm phần lớn vùng Bắc Cápcado. Đội quân bạch vệ Côdắc của Craxnốp và Mamôngtốp chiếm vùng sông Đông và tiến đánh thành phố Xarixưn (nay là Vongagrát). Đội quân Côdắc của Ataman Đutốp (ở Uran) đã chiếm Orenbua – cắt dứt Tuôcmênixtan với trung tâm đất nước.

Như thế, các kẻ thù nổi loạn trong nước và quân nước ngoài can thiệp đã chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn, từ sông Vonga tới cảng Vladivoxtôc, trên bờ Thái Bình Dương. Ở hậu phương, bọn phản cách mạng điên cuồng tổ chức những vụ nổi loạn phá hoại và khủng bố ám sát đầy tội ác. Chỉ riêng trong tháng 7-1918 chúng đã nổi loạn ở 23 thành phố thuộc vùng trung tâm nước Nga, kể cả ở ngay thủ đô Mátxcơva. Chúng đã giết hại nhiều cán bộ và công nhân cách mạng. Đặc biệt nghiêm trọng. ngày 30-8-1918 bọn Xã hội cách mạng đã ám sát hụt Lênin và cùng ngày chúng giết chết Urixki, Chủ tịch Ủy ban đặc biệt toàn Nga ở Petrográt.

Tình hình lại càng khó khăn hơn do việc quân Đức còn chiếm đóng nhiều vùng đất đai rộng lớn và cung cấp vũ khí cho các đội quân bạch vệ. Trên thực tế, Đức đã cùng các nước đế quốc khác tham gia chống phá nước Nga Xô viết.

Như thế, từ giữa năm 1918 nước Nga Xô viết lâm vào tình hình cực kì gay gắt và khó khăn. Chính quyền Xô viết chi kiểm soát được 1/4 lãnh thổ của nước Nga sa hoàng trước kía và đã mất đi những vùng lương thực, nguyên liệu và nhiên liệu quan trọng nhất của đất nước.

b) Nước Cộng hòa Xô viết – một mặt trận quân sự thống nhất

Trước những thách thức khốc liệt, Đảng bônsêvích và Nhà nước Xô viết đã trả lời bằng những biện pháp kiên quyết và tập trung toàn bộ sức lực vào một mục tiêu: giữ vững Chính quyền Xô viết. Tháng 9-1918, nước Cộng hòa Xô viết được tuyên bố là một một trận quân sự thống nhất với việc thực hiện mọi biện pháp khẩn cấp cho cuộc chiến đấu đánh bại thù trong giặc ngoài. Chính quyền Xô viết tuyên bố thi hành chính sách “khủng bố đỏ” nhằm vào những phần tử có quan hệ với các tổ chức bạch vệ, các âm mưu và bạo loạn”.

Tháng 11-1918, Hội đồng quốc phòng công nông được thành lập do Lênin đứng đầu. Trong tình hình chiến sự khẩn trương, mùa thu năm 1919 các Xô viết ở các vùng mặt trận và gần mặt trận được quy định đều phải phục tùng một cơ quan đặc biệt – các Ủy ban cách mạng.

Tháng 6-1919, các nước Cộng hòa Xô viết – Nga, Ucraina, Belarút, Litva, Latvia và Extônia đã kí kết liên minh quân sự, thành lập bộ chỉ huy quân sự thống nhất, tập trung thống nhất mọi điều hành về tài chính, công nghiệp và giao thông vận tải.

Việc xây dựng và củng cố sức chiến đấu của Hồng quân – lực lượng vũ trang của Nhà nước Xô viết – có ý nghĩa cực kì quan trọng và cấp bách. Lênin chỉ rõ: đất nước cần phải có một đội quân 3 triệu người. Chế độ nghĩa vụ quân sự được thực hiện, thay cho chế độ tình nguyện trước đây. Nhờ đó, từ một đội quân chỉ gần nửa triệu người vào trước mùa hè 1918, đến tháng 9-1919 Hồng quân đã có 3 triệu rưỡi chiến sĩ và cuối năm 1920 đã lên tới 5 triệu 300 nghìn người. Trong việc xây dựng lực lượng, Hồng quân đặc biệt coi trọng chất lượng chính trị, nguyên tắc giai cấp và kỉ luật nghiêm minh. Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ mùa hè 1919 nước Nga Xô viết quyết định chuyển sang thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến.

Nội dung chủ yếu của Chính sách công sản thời chiến là:

– Nhà nước độc quyền lúa mì, cấm tư nhân buôn bán lúa mì. Từ tháng 1-1919, ban hành chế độ trưng thu lương thực thừa đối với nông dân theo nguyên tắc “không thu một chút gì của nông dân nghèo, thu của trung nông với mức độ vừa phải và thu nhiều của phú nông”. Năm 1920, chế độ này đã được áp dụng với cá việc trưng thu khoai tây, rau đậu và nhiều nông phẩm khác.

– Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp. Tháng 11-1920, tiến hành quốc hữu hóa không những đối với đại công nghiệp mà cả công nghiệp hạng vừa và nhỏ. Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao (thành lập đầu tháng 12-1917) là cơ quan tập trung việc quản lý, điều hành sản xuất công nghiệp cũng như nền kinh tế quốc dân.

– Thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với toàn dân. Mọi công dân từ 16 đến 50 tuổi đều có nghĩa vụ phải tham gia lao động công ích cho xã hội. Năm 1918, chế độ này được áp dụng đối với các giai cấp bóc lột, năm 1920 – đối với toàn dân và dựa trên nguyên tắc: “Ai không làm thì không hưởng”.

– Trong hoàn cảnh chiến tranh, đồng tiền bị mất giá nhanh chóng, khắp nơi trên đất nước đã tiến hành việc trả lương bằng hiện vật và phổ biến là dựa theo nguyên tác bình quân. Chế độ ăn uống không mất tiến được áp dụng đối với trẻ em, công nhân công nghiệp, đường sắt và giao thông. Chính sách cộng sản thời chiến nhằm huy động tối đa và sử dụng hợp lí mọi nguồn của cải của đất nước, cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho quân đội, nhân dân thành thị và nông thôn, phục vụ cho cuộc chiến đấu chống thù trong giác ngoài.

Vừa chiến đấu vừa xây dựng. Hồng quân và nhân dân Xô viết đã vượt qua được những thử thách cực kì hiểm nghèo, từng bước đấy lui các cuộc tấn công của kẻ thù. Trong nửa sau năm 1918, Hồng quân đã đánh tan quân đoàn Tiệp Khắc và bọn bạch vệ, đẩy lùi chúng về bên kia dãy Uran. Ở mặt trận phía nam, Hồng quân cũng giành được những tháng lợi quan trọng, đánh tan quân đoàn sông Đông của tướng Craxnốp. Ở hậu phương, các cuộc bạo loạn của bọn phản cách mạng đều bị trấn áp.

Hồng quân tiếp tục tấn công ở khắp nơi.

c) Năm 1919 – bước ngoặt căn bản trong cuộc nội chiến

Tháng 3-1919, Đảng bônsêvích tiến hành Đại hội lần thứ VII Đại hội đã thông qua Cương lĩnh mới của Đảng, do Lênin dự thảo, với nội dung chủ yếu là xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước Nga. Đại hội quyết định đổi tên Đảng, từ tên cũ là Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga (bônsêvích) thành Đảng Cộng sản Nga (bônsêvích). Đại hội kết thúc vào lúc bọn đế quốc quốc tế và phản động trong nước lại tổ chức một cuộc tấn công mới nhằm tiêu diệt Nhà nước Xô viết.

Từ năm 1919, sau khi cuộc chiến tranh thế giới kết thúc, các nước Anh, Pháp, Mĩ lại tăng cường can thiệp và đẩy mạnh việc giúp bon bạch vệ phản động. Các chiến hạn của Anh, Pháp tiến vào bờ Biển Đen thuộc Nga Quân Anh đổ bộ lên Batum và Nôvơrốtxixki, còn quân Pháp tiến vào Odetxa và Xêvaxtôpôn. Tới tháng 2-1919, quân đội can thiệp của các nước đế quốc tập trung ở miền Nam nước Nga lên tới 130 nghìn tên, còn ở Viễn Đông – 150 nghìn, ở phía bắc – 20 nghìn tên (tất cả là 300 nghìn quân). Tuy nhiên, chúng vẫn coi các đội quân bạch vệ của Cônsắc, Denikin, Iuđênit và Milerơ là những lực lượng chủ yếu trong cuộc tấn công tiêu diệt Chính quyền Xô viết.

Mùa xuân năm 1919, cuộc tấn công của kẻ thù bất đầu từ nhiều hướng khác nhau nhằm vào thủ đô Mátxcơva.

Tại phía đông, đội quân bạch vệ của đô đốc Cônsắc (trong đó có quân đoàn Tiệp Khắc) chiếm đóng Xibia và Uran nhằm hướng tiến tới sông Vonga, uy hiếp các thành phố Xamara và Cadan.

Ở phía nam, quân của Đenikin tiến đánh các thành phố Kiép, Kháccốp và có lúc uy hiếp cả Tula và thủ đô Matxcơva.

Quân của tướng Milerơ cùng quân can thiệp Mĩ, Anh, Pháp tấn công từ phía bắc; còn ở phía tây nam là đội quân bạch vệ của tướng luđênit…

Ở phía tây, theo lệnh của các nước đế quốc, quân đội bạch vệ Ba Lan đã tiến vào Litva và Belarut.

Một lần nữa, nước Nga Xô viết lại bị đe dọa bởi những gọng kìm tấn công hết sức nguy hiểm của kẻ thù và trải qua thời kì nặng nề nhất của cuộc nội chiến.

Bằng cuộc chiến đấu ngoan cường vô song, dưới sự lãnh đạo của Đảng bônsêvích và Nhà nước Xô viết, Hồng quân và nhân dân Xô viết đã lần lượt bẻ gãy các cuộc tấn công và đánh bại các lực lượng quân sự quan trọng của kẻ thủ.

Trước hết, Nhà nước Xô viết tập trung lực lượng cho mặt trận phía đông với khẩu hiệu “Tất cả để chiến đấu với Cônsắc”. Mọi lực lượng đều dồn cho việc đánh bại Cônsắc. Tới tháng 7-1919, Hồng quân đã giải phóng được khu công nghiệp Uran, đẩy lùi quân Consắc về tận Xibia. Đến cuối năm, đội quân bạch vệ của Cônsắc bị đánh tan. Cônsắc đã bị bắt và sau đó bị xử bắn ở Iếccút.

Hồng quân đã đánh bại cuộc tấn công của quân luđênit vào Petrográt.

Sau những thất bại nâng nổ của Consắc và ludenit, từ nửa sau năm 1919 bọn đế quốc can thiệp và bạch vệ đã thay đổi kế hoạch, chuyển mũi nhọn của cuộc tấn công xuống phía nam với lực lượng chủ yếu là các đội quân của Đônikin.

Một lần nữa nước Nga Xô viết lại lâm vào tình trạng nghiêm trọng. Bọn Đênikin chiếm đóng toàn bộ miền Nam với những vùng nhiên liệu chủ yếu và những vùng lúa mì quan trọng. Chúng lại được sự giúp đỡ rất lớn của bọn can thiệp về vũ khí, các phương tiện chiến tranh (kể cả xe tăng, máy bay) và các sĩ quan chỉ huy (Anh phái tới gần 2000 sĩ quan và vũ khí đạn dược của Mĩ có thể trang bị cho đội quân 100 nghìn người…)

Mặt trận phía nam lại trở thành mặt trận chủ yếu. Dưới khẩu hiệu “Tất cả để chiến đấu với Đênikin”, Đảng và Nhà nước Xô viết đã thi hành nhiều biện pháp khẩn cấp, huy động mọi lực lượng quân sự, kinh tế và điều động trên 80 nghìn đảng viên cộng sản, đoàn viên thanh niên và đoàn viên công đoàn phục vụ cho cuộc chiến đấu đánh bại bọn Đênikin.

Hồng quân bắt đầu phản công. Tới cuối tháng 10, đội quân Đenikin đã bị Hồng quân đánh bại bởi những trận đánh quyết định ở Ôren và Varônhegiơ. Tàn quân Đênikin vội và bỏ chạy xuống Crưm. Tới đầu năm 1920, toàn bộ Ucraina và Bắc Cápcadơ đã được giải phóng.

Như vậy là trong năm 1919, Hồng quân đã đánh tan những lực lượng quân sự chủ yếu của bọn bạch vệ và can thiệp – các đội quân của Cônsắc, Đênikin, Iudenit và Milerơ. Bọn can thiệp nước ngoài cũng bị đẩy lùi tại nhiều mặt trận như ở phía bác, phía nam Uran và Trung Á, mà chúng buộc phải rút dẫn quân ngay từ mùa xuân năm 1919. Những thắng lợi có ý nghĩa quyết định trong năm 1919 đã đánh dấu bước ngoặt của cuộc nội chiến, tạo thuận lợi cho Hồng quân và Chính quyền Xô viết.

d) Đánh bại hoàn toàn thủ trong, giác ngoài

Từ tháng 3-1920, sau khi đánh tan những lực lượng chủ yếu của bạn bạch vệ, nước Cộng hòa Xô viết đã tranh thủ thời gian đình chiến để khỏi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Đại hội Đảng bônsêvích lần thứ IX (họp ngày 29-3-1920) đề ra nhiệm vụ khôi phục nền kinh tế quốc dân mà điều kiện chính là thực hiện triệt để một kế hoạch kinh tế thống nhất trên cơ sở điện khí hóa đất nước. Cùng lúc Hội đồng Ủy viên nhân dân quyết định thành lập Ủy ban nhà nước điện khí hóa nước Nga (GOELRO) với kế hoạch xây dựng 30 nhà máy nhiệt điện và thủy điện lớn trong vòng 10-15 năm. Nên kinh tế Xô viết bắt đầu có những chuyển biến, việc cung cấp lương thực cho Hồng quân và nhân dân thành thị được đảm bảo tốt hơn.

Nhưng công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Xô viết chưa kịp bắt đấu đã bị phá hoại. Được sự giúp đỡ to lớn của các nước Mĩ, Anh, Pháp về vũ khí và tiền bạc, ngày 25-4-1920, quân đội Ba Lan mở cuộc tấn công vào lãnh thổ Ucraina. Ngày 6-6, chúng chiếm được Kiép. Cùng lúc, quân bạch vệ của Vranghen, Pethuara và đám tàn quân của Iudenit đã nổi dậy hỗ trợ cho bọn Ba Lan. Vranghen đã đề ra kế hoạch tấn công vào Mátxeova.

Một lần nữa, nước Cộng hòa Xô viết buộc phải dốc sức vào cuộc chiến đầu mới chống bọn can thiệp và bạch vệ.

Ngày 14-5-1920, Hồng quân bắt đầu phản công và tới tháng 7, các cuộc tấn công của Hồng quân mới thu được kết quả. Tới giữa tháng 8, Hồng quân tiến gắn tới Vácxava. Nhưng cuộc tấn công vào thủ đô Ba Lan đã không thành công. Ngày 12-10-1920, hai bên kí hiệp định đình chiến và sau đó, ngày 18-3-1921 hòa ước giữa hai nước được kí kết. Theo hòa ước, hai bên chấm dứt các hoạt động quân sự, cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Ba Lan phải rút quân khỏi các vùng đất đã từ lâu thuộc Ucraina và Belarut.

Sau đó, Hồng quân tập trung lực lượng đánh tan đội quân bạch vệ (đông tới 6 vạn tên) của tướng Vranghen. Tới giữa tháng 11-1920, Hồng quân chiếm được Crưm. Vranghen và đám tàn quân ít ỏi phải bỏ chạy ra nước ngoài. Cuộc nội chiến và can thiệp ở nước Nga đã chấm dứt. Cũng trong năm 1920, chiến sự được chấm dứt ở Trung Á và lớn lượt các nước Cộng hòa Adecbaigian, Tuốcnênixtan, Acmenia và Grudia đã được giải phóng.

Như thế, trải qua ba năm chiến đấu cực kì gian khổ và khốc liệt, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Xô viết đã bảo vệ thắng lợi Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Chính quyền Xô viết được giữ vững, nền độc lập và tự chủ của đất nước được khẳng định. Đó là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và quốc tế sâu sắc, cổ vũ mạnh mẽ giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản thế giới.

Nguyên nhân có tính chất quyết định làm cho nước Nga Xô viết đánh bại thủ trong giặc ngoài là sự lãnh đạo của Đảng bônsêvich, do Lênin vĩ đại đứng đầu. Là người tổ chức và lãnh đạo cuộc chiến đấu, Đảng Cộng sản đã động viên, lôi cuốn và tổ chức giai cấp công nhân, nông dân lao động và nhân dân các dân tộc thiểu số đứng lên đấu tranh với kẻ thù. Đảng có đường lối lãnh đạo đứng đầu, khai thác và phát huy cao nhất mọi sức mạnh, mọi nguồn của cải của nhân dân và đất nước để giành chiến thắng.

Sức mạnh của khối liên minh công nông, tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc Xô viết, cuộc chiến đấu vô cùng ngoan cường của Hồng quân và các đội du kích, sự đoàn kết và ủng hộ mạnh mẽ của giai cấp công nhân quốc tế và nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới là những nhân tố quan trọng, không thể thiếu được đã đưa tới thắng lợi vẻ vang của Chính quyền Xô viết.

Nguồn: Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại 1917-1995, NXB Giáo dục

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net