Quan niệm của xã hội học về con người xã hội
Con người là một thực thể tự nhiên – xã hội có ý thức, ngôn ngữ, lao động và sống thành nhóm nhất định thông qua các quá trình hành động, tương tác xã hội trong môi trường xã hội – lịch sử xác định. Theo quan niệm này, con người đã được xã hội hóa thành con người xã hội. Trong thực tiễn, con người được coi là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học. Với tư cách là một đơn vị sinh lý, con người được nghiên cứu bởi sinh học, y học. Với tư cách là một đơn vị tâm – sinh lý với những nhu cầu cùng quá trình, trạng thái, thuộc tính tâm – sinh lý phức tạp, con người được các nhà tâm lý học, phân tâm học, thần kinh học đi vào tìm hiểu. Những giá trị trong cuộc sống vật chất – tinh thần của con người được nghiên cứu bởi đạo đức học, triết học, luật học, chính trị học, xã hội học, kinh tế học giáo dục, giáo dục học v.v…
Khi nghiên cứu về con người, nhà xã hội học tuy vẫn thừa nhận những thuộc tính sinh học nhưng cái chính yếu mà họ tập trung ý thức để đi sâu vào tìm hiểu là những khía cạnh mang tính xã hội của chủ thể như do đâu, trong chừng mực cùng giới hạn nào các cá nhân thuộc một nhóm xã hội hay một cộng đồng xác định nào đó lại có
được những đặc điểm chung về nhân cách và phương thức ứng xử. Con người được các nhà xã hội học nhìn nhận như thế nào là vấn đề mà chúng ta phải tập trung phân tích. Theo quan điểm của nhà xã hội học Nhật Bản T. Makiguchi thì khái niệm con người không chỉ bao hàm một thực thể vật chất, cảm quan, hữu hình mà còn bao gồm một khía cạnh tâm linh khác với thể chất nhưng lại được tồn tại trên cơ sở bản thể vật chất ấy. J. Fichter thì cho rằng, con người khác loài vật ở chỗ có khả năng tư duy trừu tượng để có thể đưa ra được các quyết định và sự lựa chọn theo ý mình. Con người là một thực thể tự nhiên, xã hội có khả năng tự điều khiển lấy mình. Con người hoàn toàn có khả năng làm ra những dự án, biết trù liệu, tính toán cho tương lai, biết suy nghĩ về chính những hành động, tương tác xã hội của mình, biết chịu trách nhiệm về hành động, quan hệ của mình, có khả năng phát triển ý thức trách nhiệm đối với người khác cũng như với nhóm và xã hội. Xã hội học nghiên cứu con người nhưng không phải là con người với tư cách là một cá nhân riêng lẻ mà là con người xã hội. Con người xã hội được coi là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống xã hội. Điều đó có nghĩa là nhà xã hội học không quan tâm nghiên cứu nhửng con người “riêng biệt” hay con người “cô lập” mà là con người thực đang tồn tại trong các hành động xã hội cùng mối quan hệ xã hội ràng buộc và tương tác xã hội với nhau.
Con người xã hội là cơ sở của các tập hợp, các nhóm, các tầng lớp xã hội, một thành viên của cộng đồng người và của nhân loại. Các nhà xã hội học không đi vào nghiên cứu những biểu hiện của hành vi cũng như tương tác ở trình độ sinh hoạt dưới “mữc” x± hội như lối sống bầy đàn của các loài động vật mà trong đó, mọi hành vi đều thể hiện tính bản năng của giống loài. Nói đến con người xã hội là con người có ngôn ngữ, có ý thức – tự ý thức, sống thành xã hội thông qua các quá trình hoạt động – giao tiếp, có phong cách xã hội, mang đậm nét ý thức xã hội và sống bằng lao động với việc sử dụng công cụ, phương tiện, kỹ thuật.
Bản chất xã hội của con người
Theo K. Marx, trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Trong quá trình phát triển và tiến bộ xã hội, hành động của con người luôn được định hướng vào tương lai. Các cá nhân với tư cách là một thành viên của xã hội luôn luôn thực hiện hành động và tương tác qua lại với nhau. Qua đó, họ luôn học hỏi được những hành động xã hội thích hợp nhằm nắm bắt, lĩnh hội lấy toàn bộ cái ý và cái nghĩa của chúng. Xét một cách khái quát, điều đó chính là văn hóa xã hội, cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại, hợp tác và cùng chung sống của các thành viên trong xã hội với nhau. Văn hóa xã hội tác động vào mỗi con người, thực hiện sự chuyển giao nội dung của cái xã hội thông qua các thiết chế, cơ chế cùng các tác nhân xã hội hóa chính thức như gia đình, nhà trường, các cơ quan văn hóa xã hội và các tác nhân xã hội hóa không chính thức như các phương tiện truyền thông, các nhóm xã hội để góp phần tạo nên bản chất xã hội của con người.
Trong cuộc sống của mình, con người luôn luôn biết tự học hỏi lấy phương thức ứng xử, giao tiếp với người khác và hình thành nên những nhu cầu cõ “tính x± hội” mang đặc trưng của con người. Nói cách khác, nhờ có sự học hỏi ý thức xã hội một cách thường xuyên, chủ thể có khả năng biết đáp ứng được những đòi hỏi của “yêu cầu x± hội” và củng biết cách thực hiện các “ph°n ững” theo ý riêng của mình. Như vậy, con người không phải là một thực thể bị động trước hoàn cảnh, trước tác động của xã hội mà luôn biết chủ động tự điều chỉnh hành động, quan hệ của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Do đó, con người luôn có khả năng biết thay đổi phong cách hành động, tương tác xã hội của mình và biết tác động, gây ảnh hưởng tích cực trở lại với chính cái xã hội – Nơi mà mình đang sống. Con người có thể sáng tạo ra chính bản thân mình, góp phần tạo nên văn hóa và sáng tạo ra xã hội. Như vậy, con người luôn luôn tự đào luyện, được đào tạo và là sản phẩm của nền kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua quá trình xã hội hóa.
Xã hội hóa được thể hiện ở chính quá trình tương tác giữa cá nhân với xã hội mà qua đó, các cá nhân có thể học hỏi, thực hành toàn bộ những tri thức, kỹ năng và phương thức cần thiết để sống, hành động, tương tác nhằm hội nhập dần dần với xã hội. Quá trình xã hội hóa cá nhân dùng để chỉ quá trình chuyển biến từ chỉnh thể sinh vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diện của xã hội loài người chính là con người xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ của quá trình xã hội hóa, chúng ta phải đưa con người vào môi trường xã hội để khuôn đúc họ sống, hành động và tương tác đúng theo những chuẩn giá trị xã hội xác định đồng thời, cũng phải tạo cho họ có ý thức tích cực tham gia vào quá trình thực hiện các hành động cũng như tương tác xã hội để học lấy phương thức sống, quan hệ ứng xử hợp lý cho mình.