Trang chủ Tiếng Việt Chủ ngữ, vị ngữ là gì?

Chủ ngữ, vị ngữ là gì?

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 395 views

Chủ ngữ là gì?

Trong các tài liệu ngữ pháp tiếng Việt, khái niệm Chủ ngữ thường được định nghĩa là thành phần chính của câu biểu thị đối tượng mà hành động, tính chất, trạng thái của nó độc lập với các thành phần khác của câu và được xác định bởi vị ngữ.

Cấu tạo: * Xét về phương diện tổ chức cấu trúc, chủ ngữ có cấu tạo khá đa dạng, nó có thể là một từ, một (những) cụm từ, một (những) tiểu cú.

Chủ ngữ trong phần lớn các trường hợp mang ý nghĩa chỉ người và sự vật nhưng nó có thể có các ý nghĩa khác. Chủ ngữ có thể được phản ánh bằng danh từ, danh ngữ, đại từ, tính từ, tính ngữ, số từ, động từ, động ngữ.

Chủ ngữ là danh ngữ:

Ví dụ:

Cả Thứ và San cùng hơi ngượng nghịu.

Những di vật ở dưới đất là một kho tàng rất quý báu, vô giá.

Mô hình tổng quát:

<Chủ ngữ> = <Danh từ/ngữ>

Chủ ngữ là cụm C-V:

Ví dụ:

Cách mạng tháng tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Mô hình tổng quát:

<Chủ ngữ> = <Chủ ngữ> <Vị ngữ>

Chủ ngữ là kiến trúc: “ <Từ phủ định> <Danh từ> <Đại từ phiếm định>”.

Ví dụ:

Không đế quốc nào có thể quay lại bóp chết đời sống các em.

Mô hình tổng quát:

<Chủ ngữ> = <Từ phủ định> <danh từ/ngữ> <Đại từ phiếm định>

Chủ ngữ là kiến trúc: “ có (phiếm định) <Danh từ>”

Ví dụ:

Có những điều anh hỏi nghe thật buồn cười.

Mô hình tổng quát:

<Chủ ngữ> = có <Danh từ/ngữ>

Chủ ngữ là kiến trúc: “ <kết từ> <danh từ>”.

Ví dụ:

Gần sáng là lúc người ta hay ngủ say.

Mô hình tổng quát:

<Chủ ngữ> = <Kết từ> <Danh từ/ngữ>

Chủ ngữ là kiến trúc song hành chỉ khoảng cách không gian và thời gian.

Ví dụ:

Từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km.

Mô hình tổng quát:

<Chủ ngữ> = từ <Danh từ/ngữ> đến <Danh từ/ngữ>

Chủ ngữ là ngữ cố định:

Ví dụ:

Chỉ tay năm ngón thường làm hỏng việc.

Mô hình tổng quát:

<Chủ ngữ> = <ngữ cố định>

Tỉnh lược chủ ngữ

Trong hoạt động ngôn từ, chủ ngữ là thành phần dễ bị tỉnh lược so với vị ngữ. Tỉnh lược đưa đến hai hệ quả: i) chủ ngữ hiểu ngầm; và ii) chủ ngữ zero.

a. Chủ ngữ hiểu ngầm: Chủ ngữ hiểu ngầm có thể khôi phục lại được và có thể hiểu qua văn cảnh. Ví dụ:

“Huế ơi quê mẹ của ta ơi!

Nhớ tự ngày xưa, tuổi chín mười” (TH)

Ai nhớ? Chủ ngữ được hiểu ngầm ở đây chính là tác giả.

Chủ ngữ hiểu ngầm thường thấy trong các trường hợp sau đây:

Chủ ngữ là một trong những người đối thoại.

Ví dụ:

  • Muốn về chưa?
  • Chưa.

Chủ ngữ là chính tác giả.

Ví dụ: Lời quê góp nhặt dông dài (ND)

Chủ ngữ là nhân vật đang được nói đến trong câu chuyện.

Ví dụ:

“ Đã nghe nước chảy lên non

Đã nghe đất chuyển thành con sông dài”

Chủ ngữ là cái chung phổ biến. Loại này thường thấy trong các thành ngữ, tục ngữ.

Ví dụ:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

b. Chủ ngữ zero. Chủ ngữ này có đặc điểm là người nói chú ý hướng tới sự tồn tại của hiện tượng chứ không chú ý đến bản thân hiện tượng. Đó là những câu định danh, câu tồn tại với động từ có.

Ví dụ:

Nhiều sao quá!

Có thực mới vực được đạo! Cháy nhà!

Chủ ngữ hiểu ngầm hay là chủ ngữ rút gọn thực tế vẫn tồn tại trong ý thức người nói. Về mặt ý nghĩa, câu có chủ ngữ rút gọn tương ứng với câu có chủ ngữ hiện diện. Chủ ngữ rút gọn thường thấy trong các câu có ý nghĩa miêu tả, tính chất và quá trình. Chủ ngữ zero có trong câu có ý nghĩa tồn tại.

Vị ngữ là gì?

Vị ngữ là thuật ngữ của lôgic học biểu thị một thành phần kết cấu của phán đoán, tức là cái nói về chủ thể.

Trong ngôn ngữ học, thuật ngữ vị ngữ thường được dùng để biểu thị thành phần chính của câu, tương ứng với cái được thông báo. Hay nói cách khác, nó là thành phần biểu thị hành động,
tính chất, trạng thái, quá trình hoặc quan hệ của sự vật (chủ thể) được thể hiện qua chủ ngữ.

Cấu tạo: Xét về phương diện tổ chức cấu trúc, như chủ ngữ, cấu tạo của vị ngữ có thể là từ hoặc một (những) cụm từ hoặc một (những) tiểu cú.

Vị ngữ là một thành phần chính của câu và có tác động đến toàn câu. Nó là trung tâm tổ chức của câu và do vậy, vị ngữ có nhiều vấn đề phức tạp hơn chủ ngữ. Là trung tâm của tổ chức câu nên rất hiếm câu có vị ngữ bị lược bỏ.

Dựa vào hệ từ và từ loại trong vai trò vị ngữ để chia thành hai kiểu: vị ngữ có hệ từ và vị ngữ không có hệ từ. Chẳng hạn,

  1. Nhân dân ta rất anh hùng.
  2. Anh ấy ngoài 30 tuổi.
  3. Đây là giờ sinh tử.

Các ví dụ (a), (b) có vị ngữ không hệ từ. Ví dụ (c) có vị ngữ có hệ từ cùng với các tổ hợp danh từ, kết cấu chủ – vị.

Về ý nghĩa, vị ngữ biểu hiện sự hoạt động, tính chất, trạng thái của người, hiện tượng, sự vật được nêu ở chủ ngữ. Nghĩa của vị ngữ bao giờ cũng ở trong mối quan hệ với nghĩa của chủ ngữ. Đó là qua hệ đề – thuyết. Tuy nhiên, nghĩa của vị ngữ đa dạng hơn và tùy thuộc vào các kiểu câu khác nhau mà có những vị ngữ khác nhau.

Về tổ chức, vị ngữ được tổ chức bằng các động từ đơn, tính từ đơn hoặc nhóm động từ, nhóm tính từ và một số từ loại khác nhau như đại từ, số từ, danh từ, …

Giá trị chức năng của các yếu tố trước và sau vị ngữ là khác nhau. Mối liên hệ của các yếu tố biên với vị ngữ có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Các vị trí của các yếu tố biên là khả năng có thể có của vị ngữ, còn trong thực tế sử dụng các vị trí kết hợp với nhau rất linh động. Nhưng các yếu tố biên này được sắp xếp theo vị trí gốc của mình.

Một số yếu tố biên trước vị ngữ là: cũng đều, cũng vẫn, cũng chỉ, cũng vừa, cũng đã, cũng đang, đều vẫn, đều cứ, đều chỉ, đều sẽ, đều đã, vẫn cứ, vẫn chưa, hãy còn, hãy cứ, hãy phải, hãy chưa, còn chưa, còn đang, cũng còn phải, cũng không, còn không, sẽ còn phải, đang bị, đang phải, đang chưa, sẽ chỉ, sẽ cứ, sẽ vẫn. Một số yếu tố biên sau vị ngữ là: xong rồi, nữa rồi, mãi rồi, được rồi, v.v.

Vị ngữ cũng được tổ chức thành chuỗi theo các quan hệ nhất định giữa các động từ trong chuỗi. Có hai trường hợp:

  1. Vị ngữ đồng loại. Vị ngữ loại này thường dùng trong trường hợp biểu hiện các hành động liên tục, tiếp nối của một chủ thể hành động. Vị ngữ đồng loại có thể tách ra cùng với chủ ngữ để thành câu riêng. Thực chất quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ đồng loại là quan hệ lồng.

Ví dụ:

Bấy giờ, Mỵ ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ trăng trắng. (T.H.)

Các phương tiện biểu hiện mối liên hẹ của chuỗi vị ngữ đồng loại này là các từ nối: và, không chỉ … mà còn, vừa … vừa, hoặc … hoặc …, nếu không … thì …, v.v

Ví dụ:

  1. Cô ta vừa nói vừa cười.
  2. Cuộc sống của Bác giản dị mà cao thượng.

Để nhận diện kiểu chuỗi vị ngữ đồng loại, cần phân biệt các yếu tố phụ của nhóm động từ dễ nhầm là những động từ đồng loại. Ví dụ:

  1. Những ý nghĩ tốt đẹp vừa vụt biến mất trong anh. (nhóm vị ngữ)
  2. Những ý nghĩ tốt đẹp hiện ra, rộn rã, thôi thúc lòng anh. (vị ngữ đồng loại)

Vì vậy không phải cứ một chuỗi động từ liền nhau là chuỗi vị ngư. Chẳng hạn, ví dụ sau đây là thuộc về chủ ngữ phức, tổ chức theo cách ghép lồng: danh từ ( động từ + danh từ).

Trong chuỗi vị ngữ đồng loại, có một số dễ dàng biến thành trạng ngữ. Các vị ngữ này luôn gắn với chủ ngữ. Nó biểu thị hành động do chủ ngữ hoàn thành hoặc sẽ phải hoàn thành. Đó là các chuỗi vị ngữ kiểu:

  1. Đến cổng, cô ta òa lên khóc.
  2. Nghe xong, chúng tôi đứng dậy ra về.

Đối với loại này dễ có ý nghĩ cho rằng, vì không muốn lặp lại hai lần một chủ ngữ nên lược bỏ chủ ngữ ở phía trước, nhưng không xem chúng là vị ngữ chính thức vì chúng thường ở vị trí đầu câu và về mặt ý nghĩa thì chúng đóng vai trò góp ý, bổ sung gần như một trạng ngữ.

Cần phân biệt chuỗi vị ngữ với trạng ngữ kiểu: Muốn thắng thì phải kiên trì, chịu khó, quyết tâm, hy sinh…

Mới nhìn, chúng ta có thể nghĩ đó là chuỗi vị ngữ. Nhưng thực ra có thể phân tích chuỗi hành động này bằng các thành phần khác nhau: muốn thắng là trạng ngữ chỉ mục đích, nó có khả năng biến thành vế của câu ghép. Sự hiện diện của thì trong vế còn lại báo hiệu mối liên hệ qua lại trong câu này. Các cặp động từ sau thì kết hợp với phải … thành chuỗi vị ngữ. Gần với chuỗi vị ngữ là trường hợp động từ và trạng ngữ liền nhau kiểu:

Anh nói, chúng tôi nghe rất phấn khởi. Anh ta làm việc tỉ mỉ.

Các vế rất phấn khởi, tỉ mị là trạng ngữ chứ không phải là vị ngữ. Các thành phần này nằm trong nhóm vị ngữ của cả câu, nhằm thuyết minh cách thức hành động và bình luận, hình dung hành động của chủ thể. Trong các phát ngôn này, không thể tách thành ”chúng tôi nghe”, ”chúng tôi rất phấn khởi”, hoặc ”anh làm việc”, ”anh ta tỉ mỉ”. Tách ra, chúng là những thông báo khác với thông báo nguyên dạng. Vì vậy, chỉ có thể thêm sau nghe, làm việc một số từ công cụ biểu thị phương thức kiểu: ”Anh làm việc (một cách) tỉ mỉ”. Các trạng ngữ kiểu này có thể đài lên trước câu: Với sự phấn khởi, chúng tôi nghe anh nói.

Chuỗi vị ngữ khác với câu móc xích kiểu:

Chúng ta buộc địch phải đầu hàng vô điều kiện.

Trong câu này có vị ngữ thứ hai phải đầu hàng nằm trong bộ phận bổ ngữ của loại động từ mang ý nghĩa ”sai khiến”. Hai vị ngữ trong câu này không cùng một chủ ngữ. Tuy nhiên, mối quan hệ logic giữa vị ngữ thứ nhất và vị ngữ thứ hai đối với chủ ngữ toàn câu là đều có thể lý giải được.

Như vậy chuỗi vị ngữ được hiểu như một chuỗi liền nhau ở vị trí vị ngữ ít nhất là hai vị ngữ của cùng một chủ thể biểu hiện sự tiếp nối hành động theo quan hệ ý nghĩa: phương tiện, kết quả, biện pháp – mục đích, v.v…

Cũng cần phân biệt hiện tượng ghép các động từ bên ngoài giống chuỗi vị ngữ nhưng không phải chuỗi vị ngữ như đã quan niệm.

So sánh:

  1. Tôi hứa mua sách tặng nó.
  2. Tôi sợ ăn không no phải mua bánh mì.

Các động từ hứa, sợ có khả năng mở rộng bằng cách tách khỏi động từ sau chúng bằng một từ khác kiểu:

a’. Tôi hứa (với Nam) mua sách tặng nó.

b’. Tôi sợ (nó) ăn không no phải mua bánh mì.

Như vậy các câu (a), (b) có thể chia thành các câu riêng có chủ ngữ tùy ý và có trường hợp mở rộng thành câu ghép qua lại (b’). Theo phương pháp lồng ta có được câu có một chuỗi động từ nhưng không phải là chuỗi vị ngữ. Các câu theo cách lồng này thường gây mơ hồ. Để dễ nhận diện hiện tượng này cần lưu ý mấy điểm:

  1. Các động từ: hứa, muốn, yêu cầu, thích, khuyên, bảo, sợ, v.v… thường đòi hỏi một bổ ngữ có tổ chức nội bộ ứng với một kết cấu C-V.
  2. Các động từ này thường kết hợp với động từ khác sau chúng nhằm giải thích ý nghĩa của các động từ trước nhưng quan hệ tổ chức giữa chúng lại lỏng lẻo.
  3. Các động từ biểu thị ý muốn, thường kết hợp với động từ khác để thành động từ ghép kiểu: thử thách, chờ mong, v.v… Các câu mơ hồ phần lớn là do các động từ kiểu này.

Vị ngữ trong tiếng Việt có thể do nhiều loại từ và ngữ đảm nhận. Đó là động từ, tính từ hoặc nhóm động từ, nhóm tính từ và một số từ loại khác như đại từ, số từ, danh từ, động từ đặc biệt “”, v.v.

Vị ngữ động ngữ.

Ví dụ:

Tôi trông cậy ở ông.

Mô hình tổng quát:

<Vị ngữ> = <Động từ/ngữ>

Vị ngữ với động từ đặc biệt “”.

Ví dụ:

Anh ta là chiến sĩ thi đua.

Chỉ có anh ta là thông minh thôi.

Mô hình tổng quát:

<Vị ngữ> = là <Danh từ/ngữ>

<Vị ngữ> = là <Tính từ/ngữ>

Vị ngữ tính ngữ.

Ví dụ:

Cô ta thông minh.

Mô hình tổng quát:

<Vị ngữ> = <Tính từ/ngữ>

Vị ngữ danh ngữ. Loại câu với vị ngữ là danh ngữ thường biểu thị ý nghĩa

địa điểm, sự kiện, hiện tượng, bản chất. Ví dụ:

Đồng hồ này ba kim. Cả nước một lòng.

Mô hình tổng quát:

<Vị ngữ> = <Số từ> <Danh từ> (vd, nhà này năm tầng)

<Vị ngữ> = <Từ so sánh> <Danh từ> (vd, thân em như tấm lụa đào)

<Vị ngữ> = <Đại từ> (vd, ai đấy ?)

<Vị ngữ> = <Loại từ> <Danh từ> (vd, mỗi người một phòng)

Vị ngữ là ngữ cố định

Ví dụ:

Anh ấy ba voi không được bát nước xáo.

Mô hình tổng quát:

<Vị ngữ> = <ngữ cố định>

Vị ngữ mở rộng là cụm chủ vị

Ví dụ:

Vị ngữ mở rộng bằng C-V đồng thời cũng là vị ngữ của cả câu, mặc dù bộ phận mở rộng có khả năng dùng như một câu. Có thể thay vị ngữ bằng vị ngữ giản đơn: “Sông Thương là như vậy đấy”.

Thuộc vào kiểu này gồm các câu có vị ngữ có nghĩa là, tức là.

Trường hợp là làm hệ từ nối bộ phận sau làm vị ngữ mở rộng cũng khá tế nhị. Cần có biện pháp phân tích mới nhận diện được. Chẳng hạn, “Đi đầu mỗi đơn vị là sĩ quan chỉ huy đeo kiếm dài.” Trong câu này bộ phận phía trước vắng chủ ngữ, muốn khôi phục nó cần đảo trật tự giữa 2 vế và là vẫn có vai trò hệ từ của kiểu câu này. Nếu đảo trật tự và bỏ là kết cấu câu sẽ khác mặc dù nghĩa cơ bản không đổi.

Bộ phận vị ngữ ngoài hệ từ là còn có một số yếu tố khác như: phải, trở thành … hoặc một chuỗi các kết cấu chủ – vị. Ví dụ,” Cán bộ phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tayy làm, óc nghĩ”. (HCM)

Yếu tố phải trong vị ngữ kiểu câu này khác phải trong vị ngữ phức tạp kiểu: Chúng ta cần phải học tốt.

Trường hợp đặc biệt:

Động từ “gắn liền với các sự kiện tồn tại trong một không gian nhất định. Vì vậy, ở câu có ý nghĩa tồn tại, một khi hiện diện các từ không gian, thì “” vắng mặt nhưng được hiểu như có mặt.

Ví dụ:

Bố tôi tóc đã bạc. (có thể chuyển thành “Tóc bố tôi đã bạc”) Tôi tên Mai.

Vải này khổ hẹp. Xe này máy hỏng.

Mô hình tổng quát:

<Vị ngữ> = <Danh từ/ngữ> <Tính từ/ngữ>

<Vị ngữ> = <Danh từ/ngữ> <Danh từ/ngữ>

Vị ngữ cũng được tổ chức thành chuỗi theo các quan hệ nhất định giữa các động từ trong chuỗi.

Có hai trường hợp:

Vị ngữ đồng loại. Vị ngữ này biểu thị các hành động liên tục, tiếp nối của một chủ thể hành động.

Ví dụ:

Bấy giờ, Mỵ ngồi xuống giường, trông ra các cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng.

Trong trường hợp này, ta có mô hình câu là:

<Câu> = <Trạng ngữ> <Chủ ngữ> <Vị ngữ 1> <Vị ngữ 2>

Các phương tiện biểu hiện mối liên hệ của chuỗi vị ngữ đồng loại này là các từ nối: và, không chỉ … mà còn, vừa … vừa…, hoặc … hoặc, nếu không … thì …v.v.

Ví dụ:

Cuộc sống của Bác giản dị cao thượng.

Với ví dụ này, ta có mô hình câu là:

<Câu> = <Chủ ngữ> <Vị ngữ 1> <Liên từ> <Vị ngữ 2>

Vị ngữ phức tạp khởi – thuyết. Loại vị ngữ này biểu hiện hoạt động và kết quả của hành động. Vị ngữ do hai bộ phận cấu thành. Bộ phận đầu nêu ra hành động tình trạng, bộ phận sau nêu hệ quả biến hóa liên đới với bộ phận đầu. Chẳng hạn, tìm được, nổi bùng, bóp nát, ngồi dậy, v.

Kết cấu phần khởi thông thường chỉ có một yếu tố. Còn phần thuyết có thể có hơn hai yếu tố tạo thành. Đó là một động từ hay tính từ, ví dụ: nói nhỏ, gào thét, học giỏi, v.v … Đó là hai động từ hay hai tính từ, ví dụ: đứng vùng dậy, thấp lè tè, v.v.

Bề ngoài quan hệ phần khởi và phần thuyết giống như động từ và trạng tố của đoản ngữ động từ. Nhưng về quan hệ ý nghĩa và chức năng ngữ pháp thì 2 phần này liên đới nhau chứ không phụ thuộc nhau như kiểu Tôi nói chậm. Quan hệ khởi thuyết phải là quan hệ tiếp diễn của cùng một chức năng vị ngữ của câu. Chẳng hạn,

Ta hát suốt đêm nay vui bất tuyệt

Trống rung tim ta đập nhịp bồn chồn” (T.H.)

Trong hai câu trên, quan hệ giữa hát với suốt đêm là quan hệ vị ngữ – định ngữ, còn quan hệ giữa đập với nhịp bồn chồn là quan hệ khởi – thuyết.

Tác dụng biểu hiện của khởi – thuyết đòi hỏi phải được hiểu trong mối liên hệ chặt chữ của hai bộ phận chứ không hiểu một cách cắt xén được.

Về cấu trúc, quan hệ hai bộ phận của vị ngữ khởi – thuyết có thể tách ra bằng hình thức phủ định. Khi có hình thức phủ định là nói hành động khởi xướng không có khả năng biến hóa. Tuy tách được nhưng vẫn nằm trong mối liên hệ thống nhất liên đới nhau. Có hai loại khẳng định và phủ định. Khẳng định và phủ định bộ phận thuyết, chẳng hạn:

khẳng định ↔ phủ định

chọc thủng ↔ chọc không thủng

đâm toạc ↔ đâm không toạc

Khẳng định và phủ định toàn bộ vị ngữ phức tạp khởi thuyết, chẳng hạn: khẳng định phủ định

nói toạc ra ↔ không nói toạc ra

thổi phồng lên ↔ không thổi phồng lên

Bộ phận thuyết của vị ngữ phức tạp biểu hiện các loại ý nghĩa: ý nghĩa di chuyển trong không gian, ý nghĩa quy kết mục đích, ý nghĩa xu thế, … Các yếu tố của bộ phận này cũng có khả năng độc lập làm vị ngữ. Khi độc lập làm vị ngữ thì quan hệ liên đới khởi – thuyết bị mờ đi. Giữa khởi – thuyết có thể xen thêm bổ ngữ để dễ tách chúng ra. Cho dù mỗi bộ phận có thể có bổ ngữ, nhưng quan hệ giữa chúng là một khối vị ngữ của toàn câu. Trong quá trình từ vựng hóa, các đơn vị trên đây có khả năng thành một trong các kiểu các động từ ghép.

Khi bàn về vị ngữ trong câu đơn tiếng Việt, thường gặp phải hiện tượng động từ làm định ngữ cho danh từ kiểu: chim bay, cá rán, thịt kho, hội nghị hiệp thương, … Các động từ bay, rán, kho, hiệp thương, … làm định ngữ cho các danh từ trước nó theo mẫu: danh từ – động từ. Bề ngoài tưởng như đó là những kết cấu chủ – vị mà động từ làm vị ngữ. Thực ra đó không phải vị ngữ. Dấu hiện khu biệt các động từ này trong vai trò định ngữ là ở những dấu hiệu sau đây.

Một là, ngữ điệu câu không xuất hiện giữa danh từ và động từ. Ngữ điệu câu kết thúc cho cả nhóm chủ ngữ hoặc nhóm vị ngữ.

Hai là, trong nhóm thì danh từ là trung tâm, còn động từ là yếu tố thuyết minh cho danh từ. Quan hệ giữa chúng là quan hệ xác định chứ không phải là quan hệ vị ngữ.

Ba là, cả nhóm chấp nhận những dạng thức như nhau và làm một chức năng chủ ngữ hay bổ ngữ.

Chẳng hạn,

  1. Hội nghị (chính trị hiệp thương) đã thành công tốt đẹp.
  2. ( Hội nghị (chính trị hiệp thương) thống nhất tổ quốc) đã thành công tốt đẹp.

Trái lại, mối quan hệ giữa danh từ và động từ làm vị ngữ trong kết cấu danh – động mang những đặc trưng khác như đã trình bày ở các mục trước.

Mô hình tổng quát:

<Vị ngữ> = <Động từ> <Động ngữ>

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net