Trang chủ An toàn lao động và môi trường Cách đặt tiếp đất di động

Cách đặt tiếp đất di động

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 472 views

Nắm bắt được các yêu cầu về đặt tiếp đất di động và các nguyên tắc kĩ thuật trong việc lắp đặt và tháo tiếp đất di động.

1. Khái quát

Các trạm phát điện di động phải có trang bị nối đất. Đối với thiết bị di động nhận điện từ nguồn điện cố định hoặc từ trạm phát điện di động phải nối vỏ của thiết bị đó tới trang bị nối đất của nguồn cung cấp điện. Trong lưới điện có trung tính cách li nên bố trí trang bị nối đất cho thiết bị điện di động ngay bên cạnh thiết bị. Trị số điện trở nối đất của thiết bị điện không được lớn hơn 4W. Nên ưu tiên các vật nối đất tự nhiên ở gần đó.

Nếu việc nối đất cho thiết bị điện di động không thể thực hiện được hoặc không đáp ứng được yêu cầu thì phải thay thế việc nối đất bằng việc cắt bảo vệ để cắt điện áp đưa vào thiết bị khi bị chạm đất.

Không yêu cầu nối đất cho thiết bị điện di động trong các trường hợp sau đây:

– Nếu thiết bị điện di động có một máy phát điện riêng (không cấp điện cho các thiết bị khác) đặt trực tiếp ngay trên máy đó và trên một bệ kim loại chung.

– Nếu các thiết bị điện di động (với số lượng không lớn hơn 2) nhận điện từ trạm phát điện di động riêng (không cung cấp điện cho các thiết bị khác) với khoảng cách từ thiết bị di động đến trạm phát điện không quá 50m và vỏ của các thiết bị di động được nối với vỏ của nguồn phát điện bằng dây dẫn.

Dây nối đất, dây trung tính bảo vệ và dây nối vỏ của thiết bị phải là dây đồng mềm có tiết diện bằng tiết diện dây pha và nên ở cùng trong một vỏ với các dây pha.

Trong lưới điện có trung tính cách li, cho phép đặt dây nối đất và dây nối vỏ riêng biệt với dây pha. Trong trường hợp này tiết diện của chúng không được nhỏ hơn 2,5mm2.

Để làm dây nối vỏ của nguồn cấp điện với vỏ của thiết bị di động, có thể sử dụng:

– Lõi thứ 5 của dây cáp trong lưới điện ba pha có trung tính làm việc.

– Lõi thứ 4 của dây cáp trong lưới điện ba pha không có dây trung tính làm việc.

– Lõi thứ 3 của dây cáp trong lưới điện một pha.

2. Nguyên tắc lắp đặt và tháo tiếp đất di động

– Dụng cụ tiếp đất di động được trình bày trong hình 1.

Dụng cụ tiếp đất di động: a) Dây tiếp đất; b) Sào cách điện và móc thao tác kiểu lục giác.

– Lắp đặt và tháo tiếp đất đều phải có hai người thực hiện, trong đó một người phải có trình độ an toàn ít nhất bậc IV, người còn lại phải có trình độ an toàn ít nhất  bậc III.

– Khi lắp đặt tiếp đất phải đấu một đầu với đất trước, sau đó mới lắp đầu kia với dây dẫn, khi thực hiện phải mang găng tay cách điện và phải dùng sào cách điện để lắp vào đường dây.

Khi tháo tiếp đất phải làm ngược lại.

– Đầu đấu xuống đất không được bắt kiểu vặn xoắn, phải bắt bằng bu lông. Nếu đấu vào tiếp đất của cột hoặc hệ thống nối đất chung thì trước khi đấu phải cạo sạch rỉ ở chỗ đấu tiếp đất. Trường hợp tiếp đất cột bị hỏng hoặc khó bắt bu lông thì phải đóng cọc sắt sâu 1m để làm tiếp đất.

(Lytuong.net – Nguồn: Giáo trình Kỹ thuật an toàn điện, Trường cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội)

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: [email protected]