Trang chủ Logic học Các loại khái niệm trong logic học

Các loại khái niệm trong logic học

by Ngo Thinh
Published: Last Updated on 1,2K views

Các loại khái niệm trong logic học.

Phân loại theo nội hàm khái niệm

Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng.

Khái niệm cụ thể là những khái niệm phản ánh đối tượng tồn tại với tính một chỉnh thể. Ví dụ: Cái cây, mặt trăng, toà nhà… (cái riêng)

Khái niệm trừu tượng là những khái niệm phản ánh thuộc tính, quan hệ của các sự vật hiện tượng. Ví dụ: Âm – Dương, xấu – tốt, dịu dàng, lịch thiệp…

Khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định

Khái niệm khẳng định là khái niệm mà nội hàm của nó được xác định một cách tường minh.

Ví dụ: cao, thấp, tốt, xấu, đen, trắng…

Khái niệm phủ định là những khái niệm mà nội hàm của nó được xác định dưới dạng không tường minh. Ví dụ: Không cao (có thể là thấp,có thể là trung bình), không trắng ( có thể là đen, đỏ, xanh, vàng…nhưng không là trắng).

Khái niệm tương quan và khái niệm không tương quan

Khái niệm tương quan là khái niệm mà khi nói tới nó (xác định nội hàm) người ta buộc phải hình dung nó đứng trong một quan hệ xác định nào đó.

Ví dụ: Trong ca dao tục ngữ Việt nam có câu “sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”.

Khái niệm không tương quan là khái niệm mà khi xác định nội hàm của nó ta không cần hình dung nó đứng trong một quan hệ xác định nào với các đối tượng khác.

Ví dụ: Nhà, tường, trời, tàu hoả…

Phân loại khái niệm theo ngoại diên

Khái niệm chung là khái niệm để chỉ một lớp đối tượng. Nghĩa là khái niệm mà ngoại diên của nó bao giờ cũng có số lượng phần tử lớn hơn một.

Ví dụ: Sinh viên, cây, con sông…

Khái niệm riêng là khái niệm để chỉ một đối tượng duy nhất. Nghĩa là ngoại diên của khái niệm đó chỉ bao chứa một phần tử.

Ví dụ: Hà Nội, tác giả truyện Kiều, sự kiện Điện Biên Phủ, Đại thắng mùa xuân 1975…

Khái niệm tập hợp là khái niệm trong đó nhóm các sự vật đồng nhất được xem như một chỉnh thể duy nhất. Ví dụ: Chòm sao đại hùng tinh (gồm 7 ngôi sao không thể thiếu ngôi sao nào), khí Ôxy, khí Hyđrrô, đội bóng, bàn cờ…

Các khái niệm mà ngoại diên có số lượng phần tử >= 1 gọi là khái niệm thực. Khái niệm mà trong thực tế ta không thấy có đối tượng nào mang đầy đủ dấu hiệu được xác định trong nội hàm, hay ngoại diên của nó ═ 0, ta gọi là khái niệm hư (khái niệm trống, khái niệm rỗng). Ví dụ: Thiên đường, địa ngục, nàng tiên cá, động cơ vĩnh cửu.

5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

123123

Lytuong.net – Contact: admin@lytuong.net